Có nên tin vào các công nghệ hỗ trợ lái tự động
Nghiên cứu mới đây của Hiệp hội ôtô Mỹ (AAA) chỉ ra, không nên quảng cáo quá đà về công nghệ lái tự động có thể làm tài xế chủ quan.
Theo AAA, những người dùng xe có các hệ thống hỗ trợ lái chủ động có xu hướng bỏ qua các giới hạn an toàn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, thông tin về sản phẩm thường nhấn mạnh sự tiện ích dành cho người lái và ít nói đến những điểm hạn chế; điều này dễ khiến khách hàng quá kỳ vọng vào khả năng tự xử lý tình huống của xe.
90 người tham gia nghiên cứu mới nhất của AAA đã được phổ biến tổng quan về một hệ thống hỗ trợ lái xe chủ động với một tên gọi thực tế, nhưng nghe rất hư cấu.
Trước khi lái cùng một chiếc xe, một nửa số người tham gia được giới thiệu hệ thống có tên gọi là “AutonoDrive” (tạm dịch: “Tự động không cần lái”) và được tích cực giới thiệu nhấn mạnh khả năng của hệ thống cũng như sự tiện lợi đối với người lái.
Nửa còn lại được giới thiệu một hệ thống có tên gọi “DriveAssist” (tạm dịch: “Hỗ trợ lái xe”) và được nhấn mạnh nhiều hơn vào các hạn chế của hệ thống và trách nhiệm của người lái.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy, so với nhóm “DriveAssist”, những người thuộc nhóm “AutonoDrive” có xu hướng tin rằng hệ thống sẽ lái xe giúp khi họ bận sử dụng điện thoại (65%) và ăn uống (45%).
Ảnh công nghệ lái tự động minh họa. Ảnh: CarsCoop
Ngoài ra, 42% số người được hỏi cho rằng hệ thống sẽ có thể chủ động đánh lái để tránh va chạm nếu phát hiện có xe khác đi vào làn đường của họ; 56% tin rằng hệ thống có thể tự giảm tốc độ khi đi trên đoạn đường hẹp. Tỉ lệ này ở nhóm “DriveAssist” thấp hơn nhiều.
Từ đó, các nhà nghiên cứu của AAA cho rằng cần phải giải quyết những hiểu lầm của người tiêu dùng về công nghệ xe mới.
AAA khuyến khích các nhà sản xuất ôtô cung cấp thông tin không chỉ chính xác về mặt kỹ thuật, phải cân bằng trong việc tạo ra các kỳ vọng phù hợp với những gì mà người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm thực tế.
Còn đối với người tiêu dùng, AAA cho rằng cần chú trọng tới vai trò cầm lái, dành thời gian tìm hiểu các mặt hạn chế của những công nghệ này.
Nhà để xe tự động vận hành như thế nào?
Ý tưởng của mô hình này là cho phép người lái có thể ra khỏi xe, để xe tự tìm và di chuyển vào chỗ đỗ.
Đây là dự án hợp tác giữa Ford, Bosch và Bedrock, đang được thử nghiệm tại trung tâm thành phố Detroit, Mỹ.
Các hệ thống thử nghiệm trên dòng xe Ford Escape "giao tiếp" với các cảm biến của Bosch để xác định vị trí đỗ xe còn trống và di chuyển xe vào đó. Hệ thống này bao gồm các biện pháp bảo vệ, cho phép xe xử lý được tình huống xuất hiện vật thể và người đi bộ trên đường. Nền tảng giao tiếp từ phương tiện cho đến cơ sở hạ tầng có thể được triển khai thông qua các giải pháp xây dựng ban đầu hoặc được trang bị thêm.
Bosch đã xây dựng các hệ thống tương tự trong vài năm trở lại đây. Công ty công nghệ này đã hợp tác với Daimler vào năm 2017 để xây dựng một hệ thống phục vụ tự động cho bảo tàng Mercedes-Benz ở Stuttgart, Đức. Vào năm 2019, cơ quan quản lý tại Đức đã chấp thuận để hai doanh nghiệp triển khai tính năng đỗ xe tự động không cần người ngồi sau tay lái. Hệ thống này đã trở thành tính năng lái tự động SAE Cấp độ 4 đầu tiên trên thế giới được chính thức cấp phép để sử dụng hàng ngày.
Cuộc thử nghiệm mới đây diễn ra tại Assembly Garage, một công trình đỗ xe ở khu phố Corktown của Detroit, gần Ga Trung tâm Michigan, thuộc sở hữu của Ford. Việc thử nghiệm sẽ được tiếp tục duy trì đến cuối tháng 9 này và luôn sẵn sàng cho người đến tham quan theo lịch trình đặt trước.
Một hệ thống đỗ xe tự động như trên có thể chứa thêm tới 20% số lượng xe, kết hợp với việc cung cấp các dịch vụ bổ sung như sạc điện, tiếp nhiên liệu hoặc rửa xe.
Liên doanh được đặt tại một hành lang dài khoảng 64 km giữa trung tâm thành phố Detroit và Ann Arbor, bang Michigan và sẽ dành riêng cho việc phát triển các hệ thống cho xe tự hành. Với sự tham gia của Cavnue và nhiều đối tác khác trong lĩnh vực ô tô, liên doanh đang hướng tới việc phát triển nhiều hành lang được thiết kế riêng dành cho xe đưa đón, xe buýt tự hành, cũng như xe tải và xe cá nhân.
Cavnue hiện có các đối tác là Ford, GM, Argo AI, Arrival, BMW, Honda, Toyota, TuSimple và Waymo, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng vật lý và kỹ thuật số cần thiết để có thể ứng dụng cho ô tô tự hành và kết nối trong các dự án thử nghiệm, và cả trong các điều kiện thực, bao gồm đường cao tốc, xa lộ, đường liên bang và đường nội đô tại Mỹ.
Sau khi xây dựng một hệ thống tương tự với Daimler, việc Bosch hợp tác với Ford đã giúp giảm đáng kể chi phí tiếp cận công nghệ. Buổi trình diễn của Ford đã sử dụng một chiếc SUV nhỏ gọn với giá trung bình khoảng 25.000 USD. Các hệ thống ban đầu của Daimler dựa trên những chiếc xe Mercedes-Benz có giá trên 100.000 USD.
Giám đốc kỹ thuật Ken Washington của Ford cho biết, hãng chưa sẵn sàng thông báo khi nào công nghệ bãi đỗ xe tự động sẽ được đưa vào sản xuất. Ông cho biết, hiện tại, việc đỗ xe tự động đang nằm trong kế hoạch phát triển của Ford và công ty đã nhận thấy rõ đây là một bài toán thực sự khó khăn.
Honda và General Motors có thể liên minh sản xuất ôtô Sau khi hợp tác phát triển hai mẫu xe điện, cú bắt tay giữa hai hãng Nhật và Mỹ được siết chặt hơn với kế hoạch mở rộng sản phẩm. Ngày 3/9, cả General Motors (GM) và Honda đều hé lộ kế hoạch hợp tác mở rộng tại thị trường Bắc Mỹ. Ngoài hai mẫu xe điện, hai "ông lớn" sẽ chia sẻ...