Có nên tiếp tục sống tại nhà chồng khi tình cảm gia đình vẫn tốt
Ở gần nhà chồng lâu dài tôi cũng sợ xảy ra va chạm, rất khó tránh khỏi. Chồng tôi lại chỉ muốn ở nhà, không thích thuê trọ. Tôi phải làm sao?
Ảnh minh hoạ
Tôi 27 tuổi, đã kết hôn được một năm rưỡi và có con gái 6 tháng tuổi. Trước đây vợ chồng tôi thuê phòng trọ và làm việc ở thành phố, ông bà ở quê. Từ lúc sinh em bé nhà tôi chuyển về ở với ông bà nội, vì tôi trong thời gian nghỉ sinh cần có người phụ giúp. Ông bà nội ngoại hai bên đều gần nhau. Gia đình bên nội của tôi sống rất tình cảm, phải nói là yêu thương lẫn nhau. Ông bà cũng phụ giúp vợ chồng tôi nhiều trong việc trông cháu, bà ngoại lui tới thường xuyên nên tôi khá rảnh và được nghỉ ngơi sau sinh. Chúng tôi rất biết ơn ông bà nên toàn bộ chi phí sinh hoạt ăn uống trong gia đình, quan tâm tới sức khỏe cũng như tinh thần của ông bà thì vợ chồng tôi đều lo chu đáo. Đôi khi cũng cảm thấy quá sức nhưng vợ chồng tôi đều nghĩ đó là trách nhiệm của con cháu phải làm. Tôi cũng biết ý nên lúc rảnh hoặc khỏe mà làm được việc gì là tôi làm, chỉ cần bà trông cháu là được.
Tất nhiên sống chung hai thế hệ không tránh khỏi bất đồng nhưng phận làm dâu tôi dung hòa được nên cuộc sống cũng gọi tạm ổn, chỉ có một điều đôi khi tôi cảm thấy ức chế là nhà anh chồng gần nhà bố mẹ chồng tôi nên gia đình anh chị thường xuyên lui tới. Con của anh chị vào ra phòng chúng tôi tự do, cứ rảnh là bật tivi và ngồi xem hàng giờ, trong khi tôi dỗ con rất mệt vì con hay quấy khóc, nói cháu tắt mà không được. Vì đây là nhà ông bà nên cháu làm gì cũng rất thoải mái. Tôi phải đi làm sớm, con được 4 tháng phải vào thành phố đi làm, đi đi về về nhà ông bà cách chỗ làm 15km, sức yếu nên quá mệt, về nhà cháu lại xem tivi suốt như thế. Tôi không tiếc gì cháu, cũng hay cho quà bánh nhưng đồ tôi mua về cho gia đình mình dùng riêng bà cứ vô tư lấy cho cháu ăn hết. Đôi khi tôi mua về hai vợ chồng chưa được miếng nào đã hết rồi.
Video đang HOT
Từ lúc cưới nhau tới giờ vợ chồng tôi tự chủ về kinh tế, sửa nhà, các đồ dùng thiết bị đều do chúng tôi sắm cho ông bà, các khoản cưới xin sắm sửa đều là chúng tôi lo hết, không để ông bà phải bận tâm bởi ông bà cũng không có điều kiện để lo. Chúng tôi cũng vay mượn khắp nơi để mua ôtô lấy phương tiện đi làm, hàng tháng phải lo tiền lãi, các khoản phát sinh trong một gia đình lớn, rồi ăn uống cho cả nhà khiến tôi lo lắng và mệt mỏi. Thêm gia đình anh chị hay lui tới đôi khi cũng không hết là mấy nhưng bây giờ tôi hay để ý. Tôi có quá ích kỷ với cháu không?
Tôi mong mọi người tư vấn có nên chuyển vào thành phố ở trọ như ngày trước không? Nếu chuyển vào thì không gian không thể bằng ở nhà, chi phí thuê trọ và sống ở thành phố cũng cao hơn nhiều so với ở nhà. Cộng với các khoản phải chi trả tiền điện, nước, lãi ngân hàng, bảo hiểm sẽ rất lớn. Còn sống ở nhà chồng chi phí cũng cao nhưng tôi lại được đỡ đần các công việc nhà. Chồng tôi cũng làm ra tiền, chu đáo và rất mực yêu thương vợ con nên đôi khi tôi nghĩ mất tiền được tình cảm cũng an ủi phần nào. Giờ ở xa nên giữa buổi rảnh tôi không thể về với con, cũng không yên tâm vì rất nhớ con. Nếu ở thành phố tôi có thể ở bên con nhiều hơn, làm đồ ăn dặm cho con. Thêm nữa ở gần nhà chồng lâu dài tôi cũng sợ xảy ra va chạm, rất khó tránh khỏi. Chồng tôi lại chỉ muốn ở nhà, không thích thuê trọ. Mọi người có thể tư vấn cho tôi không?
Theo VNE
Tôi chung chồng cùng những người đàn bà khác
Về đến nhà, anh là của mẹ con tôi, còn một khi đã bước chân ra khỏi cửa, anh thuộc về người đàn bà khác...
Về đến nhà, anh là của mẹ con tôi, còn một khi đã bước chân ra khỏi cửa, anh thuộc về người đàn bà khác... (Ảnh minh họa)
Tôi và chồng về ở với nhau mà chẳng cần đăng ký kết hôn. Lúc ấy anh đã trải qua một đời vợ và ly hôn, còn tôi là gái chưa chồng.
Chúng tôi chỉ làm cơm mời họ hàng hai bên chứng kiến chúng tôi về sống với nhau, chồng bảo không muốn đăng ký kết hôn vì sợ phức tạp. Tôi cũng nghĩ đơn giản, tình yêu cần gì phải pháp luật chứng giám, chỉ hai người yêu nhau là đủ, nên cũng chẳng quan trọng việc đăng ký kết hôn.
Cứ thế, chúng tôi đã gắn bó với nhau hơn 10 năm, có với nhau 2 đứa con. Anh là một người đàn ông tốt, yêu thương vợ con và có trách nhiệm với gia đình. Chúng tôi có công ty riêng, tài sản hai vợ chồng làm ra, mua sắm, khi thì đứng tên tôi, khi lại đứng tên anh.
Sức khỏe của tôi không được tốt, nhưng anh lo cho tôi nhiều, nhớ hồi tôi có bầu, hay bị chuột rút, đau chân, anh ngồi cả đêm bóp chân cho tôi. Nấu cháo cho tôi ăn.
Đến tận bây giờ vẫn thế, ra khỏi nhà thì thôi, chứ ở nhà anh vẫn lo lắng cho tôi nhiều chuyện, anh chẳng nề hà bất cứ việc gì và tận tâm với các con. Anh cũng không bao giờ cáu giận hay nói những lời tục tĩu trước mặt tôi. Với gia đình, người thân của tôi, anh cũng chu đáo vô cùng.
Anh nói, dù hai chúng tôi không đăng ký kết hôn, nhưng cả đời anh chỉ coi tôi là vợ, vì tôi đã sinh cho anh những đứa con. Không người phụ nữ nào thay thế được tôi trong lòng anh.
Thế nhưng, đừng bắt anh phải chung thủy với tôi. Về đến nhà, anh là của tôi, của con, nhưng ra khỏi nhà, anh thuộc về người đàn bà khác. Nếu tôi ghen tuông, nếu tôi khó chịu, và không chấp nhận nổi thì đường ai nấy đi. Còn nếu tôi chấp nhận được điều đó, thì chúng tôi tiếp tục sống.
Thời gian đầu, tôi khó chịu vô cùng, nhưng biết tính anh, nói là làm. Anh từng nói với tôi, người vợ đầu tiên của anh vì không chấp nhận điều này nên hai người chia tay nhau, mà tôi thì sợ mất anh nên tôi chấp nhận người đàn ông của mình có những người đàn bà khác.
Cứ thế, 10 năm nay, ngoài tôi anh có thêm những người đàn bà khác, có người chung sống với anh 1-2 năm như vợ chồng, rồi chẳng hiểu vì những lý do gì họ và anh lại chia tay nhau. Trong 10 năm ấy, bao nhiêu người đàn bà đã đi qua đời anh tôi chẳng nhớ, cũng chẳng muốn quan tâm. Ghen chứ, buồn chứ, nhưng tôi biết không thể giữ riêng anh cho riêng mình nên đành chấp nhận. Rồi đau, rồi khóc chỉ một mình.
Linh
Với người phụ nữ từng có vết sẹo ở tim, bao lâu là đủ để chữa lành? Nỗi đau về sự đổ vỡ của ba mẹ đã trở thành vết sẹo dài trong ký ức và tâm hồn tôi. Là người trong cuộc, đã chứng kiến và trải qua những nỗi đau về chuyện tình cảm của ba mẹ mình...Tôi luôn sợ bản thân sẽ tiếp tục đi trên vết xe đổ của mẹ. Người ta sẽ nhìn vào mặt...