Có nên tiêm vắc xin sau khi mắc thủy đậu?
Rất nhiều cha mẹ băn khoăn liệu có nên đưa con đi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu sau khi con mình đã bệnh này.
Ảnh minh họa: Internet
BS trả lời:
Bệnh thủy đậu (còn gọi là trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi khuẩn varicella-zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ em nhỏ hơn 10 tuổi. Tại Việt Nam, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm phổ biến, bệnh thường khởi phát vào lúc giao mùa.
Biểu hiện ban đầu của bệnh chỉ là những triệu chứng của cảm cúm như sốt nhẹ, có lúc cao, ớn lạnh, đau mình mẩy, chán ăn, trên da xuất hiện nốt hồng ban, khoảng một ngày trước khi trở thành nốt đậu.
Video đang HOT
Giai đoạn đậu mọc với những mụn nước đặc trưng có viền da màu hồng đầu xuất hiện đầu tiên ở thân mình sau đó lan dần lên mặt và tay, chân. Bọng nước lúc đầu chứa dịch trong, chứa nhiều virut, sau 24 giờ thì hóa đục, sau 2-3 ngày mụn nước khô đi và tróc vảy vào ngày thứ 5, không để lại sẹo nếu không có nhiễm khuẩn, mụn nước sẽ lặn hết trong vòng 6-8 ngày.
Biện pháp phòng ngừa bệnh và các biến chứng tốt nhất là tiêm vaccin ngừa bệnh, khi đã bị bệnh nên giữ gìn da sạch sẽ, tránh để trẻ gãi vì dễ làm xước da gây sẹo xấu, nhiễm khuẩn da, bôi thuốc và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu mà được bệnh viện khám, xét nghiệm và chẩn đoán chính xác là bị bệnh này thì mới chắc chắn. Còn nếu chỉ do cảm nhận của cha mẹ và nghe mọi người trong gia đình nói cháu mắc bệnh thủy đậu thì chưa chắc đã đúng.
Vì vậy, nếu biết chính xác trẻ đã mắc bệnh thủy đậu do bác sĩ khám và chẩn đoán, cha mẹ không cần đưa con đi tiêm phòng bệnh này nữa, vvì khi đã mắc bệnh, trẻ đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh này.
Trái lại khi không chắc chắn là trẻ đã mắc bệnh thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng. Bạn hãy yên tâm rằng, tiêm phòng ở người đã mắc thủy đậu trước đó cũng không có hại gì.
Theo TPO
Tiêm vắc xin thủy đậu khi nào tốt nhất?
Tiêm vắc - xin được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng thủy đậu. Đây là điều hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, nhưng tiêm như thế nào và vào lúc nào để bảo vệ tốt nhất cho con em thì vẫn chưa được chú ý nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Thủy đậu có tính lây nhiễm rất cao. Có đến 90% trẻ em mắc bệnh trong giai đoạn 1- 10 tuổi. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mà trẻ em rất khó tránh khỏi nếu chưa được chủng ngừa bằng vắc- xin.
Rất nhiều trường hợp cha mẹ chỉ khi nhìn thấy đứa trẻ bên cạnh nhà bị thủy đậu mới hốt hoảng mang con đi chủng ngừa, nhưng con vẫn bị thủy đậu cho dù đã chích ngừa. Kiểu nước đến chân mới nhảy này vô tình khiến con em họ phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn do thủy đậu gây ra.
Tiêm vắc - xin được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng thủy đậu. Đây là điều hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, nhưng tiêm như thế nào và vào lúc nào để bảo vệ tốt nhất cho con em thì vẫn chưa được chú ý nhiều.
Ngoài việc cách ly, vệ sinh và chăm sóc cẩn thận cho trẻ khi trẻ bệnh, chủng ngừa vắc-xin là chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và cả người lớn tránh khỏi thủy đậu.
Tốt nhất là thực hiện tiêm phòng cho trẻ trước mùa trước khi mùa bệnh (trước tháng 2 hàng năm) xảy ra. Nếu con bạn chưa được tiêm phòng thủy đậu, đây chính là lúc tốt nhất để chủng ngừa.
Lưu ý khi tiêm phòng:
Theo khuyến cáo của Uỷ ban an toàn Tư vấn Tiêm chủng của Hoa Kỳ vào tháng 6/2007, đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và nên tiêm thêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất tốt nhất là 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả bệnh và giảm việc mắc bệnh thủy đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm ngừa. Còn đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.
Hiện tại, bệnh thủy đậu có xu hướng gia tăng và có thể gây thành dịch, do đó các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi chủng ngừa ngay trước khi trẻ bị lây nhiễm trong trường học. Cách phòng bệnh (thủy đậu nói riêng và các bệnh có vắc-xin phòng ngừa nói chung), tốt nhất là các bậc phụ huynh nên cho trẻ chủng ngừa bệnh thường quy theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo không tiêm vắc - xin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Người mẫn cảm với các thành phần của vắc - xin, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai cũng không được tiêm vắc -xin này và chỉ nên có thai tốt nhất là 3 tháng sau khi tiêm.
Theo TPO
Vắc xin ngừa thủy đậu: Vì sao nơi có, nơi không? Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc phản ánh cơ quan chức năng công bố vắc xin thủy đậu đã được đưa vào thị trường nhưng hiện tượng không có vắc xin thủy đậu đang khá phổ biến. Điểm tiêm chủng 131 Lò Đúc chiều ngày 16/5 Chiều ngày (16/5), PV Dân trí đã đi khảo sát thực tế tại một số điểm...