Có nên thú nhận khi bản thân không còn trong trắng?
Lần đầu tiên tôi biết yêu khi còn là một cô học sinh cấp 3. Tôi yêu một anh học trên tôi một lớp. Ai cũng nói chúng tôi đẹp đôi. Bạn trai rất yêu tôi. Trong trường tôi bị nhiều người theo đuổi vì nhan sắc nổi trội (điều này là rất bình thường).
Biết tôi đã có nơi có chốn, nhưng rất nhiều cây si vẫn trồng trước cổng trường (thậm chí cả trước cửa lớp). Trong một lần đi dã ngoại cùng cả lớp, trong một khoảnh khắc chỉ có hai người, bạn lớp trưởng đã ôm và hôn tôi. Bị bất ngờ, tôi chẳng kịp phản ứng gì. Mọi thứ cũng chỉ dừng lại ở đấy. Nhưng hành động của bạn lớp trưởng làm tôi suy nghĩ rất nhiều.
Tôi đã tâm sự với người yêu. Nhưng anh không những không thông cảm mà còn ghen lồng ghen lộn. Anh chì chiết tôi rằng nếu tôi không phát tín hiệu thì làm sao bạn lớp trưởng muốn thế, rồi anh lại hỏi thế thì đã “làm gì” nhau chưa? Mệt mỏi vì những câu hỏi xúc phạm đến bản thân mình, tôi đã chủ động chia tay mối tình đầu.
Ngay năm đầu học đại học, danh sách các chàng trai theo đuổi tôi ngày càng nhiều. Rồi tôi cũng nhận lời yêu một người bằng tuổi, nhưng ứng xử rất người lớn. Mỗi khi ở bên anh tôi đều thấy yên tâm. Mỗi khi tôi cần là anh xuất hiện.
Bố mẹ hai bên đều ủng hộ việc chúng tôi yêu nhau. Chúng tôi làm “chuyện ấy” như một lẽ đương nhiên. Tuy nhiên có một lần, trong lúc sử dụng máy tính của người yêu, tôi phát hiện ra một đoạn video clip trong đó quay cảnh người yêu tôi và một cô gái đang say sưa làm “chuyện ấy”. Tôi như chết lặng. Tôi nói chia tay mà không cần nghe anh giải thích một lời nào. Kể từ đó đến tận cuối năm thứ ba, tôi không yêu được ai nữa.
Bây giờ tôi đã là sinh viên năm cuối. Trong quãng thời gian đi thực tập cách đây 5 tháng tôi gặp một anh hơn tôi 5 tuổi. Chúng tôi rất hiểu nhau, rồi yêu nhau. Anh hầu như chẳng giấu tôi điều gì, cả trong công việc lẫn cuộc sống riêng tư. Anh nói tôi là mối tình đầu của anh. Anh nói rất muốn cưới tôi làm vợ khi tôi tốt nghiệp.
Video đang HOT
Tôi cũng muốn như thế, nhưng tôi đang lưỡng lự không biết có nên nói với anh tất cả sự thật về hai mối tình trước đây không. Chúng tôi hiện chưa làm “chuyện ấy”, nhưng tôi chưa biết là có nên nói với người yêu hiện nay là mình không còn trinh trắng nữa không, và cũng chưa biết cách nói thế nào.
Theo VNE
Sinh viên báo chí thực tập ở nước ngoài
Ba sinh viên đang theo học ngành báo chí truyền thông của ĐH Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM đã may mắn được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp tại Singapore.
Nguyễn Huỳnh Mai, Phạm Thị Ngọc Hạnh, Đoàn Trần Anh Tú là 3 sinh viên trúng tuyển chương trình thực tập Play for Change Internship 2014. Đây là năm thứ 2 dự án hợp tác giữa công ty truyền thông quốc tế MP & Silva và ĐH Khoa học xã hội và nhân văn T.HCM được thực hiện, tạo cơ hội thực tập và làm việc cho các sinh viên tiềm năng trong lĩnh vực truyền thông thể thao.
Chương trình thực tập bao gồm một tháng tại VTV - Đài truyền hình Việt Nam và một tháng tại trụ sở của MP & Silva tại Singapore. Năm 2013, đã có 2 sinh viên từ chương trình trở thành nhân viên chính thức của công ty tại Việt Nam
Nguyễn Huỳnh Mai: Học làm truyền hình trực tiếp bằng tiếng Anh
Đam mê truyền hình và từng là một cộng tác viên đầy nhiệt huyết của phòng truyền hình một tờ báo lớn Huỳnh Mai giống như "cá gặp nước" khi được tham gia vào đội ngũ sản xuất bản tin thể thao của MP & Silva. Đó là chương trình mang tên SuperSport360, phát sóng trực tiếp 30 phút mỗi tối trên hệ thống truyền hình StarHub của Singapore.
Nguyễn Huỳnh Mai.
Mai chia sẻ: "Ngày đầu tiên đi làm, mình thật sự bất ngờ vì sự nhiệt tình chào đón của tất cả mọi người. Chị biên tập giới thiệu và hỏi về những điều mình muốn học; anh đạo diễn hướng dẫn cho mình mọi thứ về trường quay, cô MC nói về cách viết lời dẫn và lời bình, chị phụ trách kĩ thuật cho mình xem quy trình một video clip được biên tập ra sao. Và chỉ ngay ngày hôm sau, hộp mail của mình đã được chia sẻ tất cả kịch bản để làm chương trình. Giây phút ấy, mình ngầm hiểu được trách nhiệm và cơ hội của mình thực sự bắt đầu từ đây".
Mai được giao nhiệm vụ chính là viết các dòng tin ngắn hiện dưới dạng chữ trôi (ticker) và xử lý các chi tiết đồ họa cho bản tin. Cô bạn thỉnh thoảng được theo chân các phóng viên để ghi hình ngoại cảnh, đặc biệt là giải vô địch bóng lưới (netball) châu Á tổ chức tại Singapore, có sự tham gia của đội tuyển Việt Nam. Từng công việc dù lớn hay nhỏ đều cho cô bạn những bài học vỡ lòng về công việc làm truyền hình và cơ hội để soi chiếu những bài học từ giảng đường vào thực tế, từ đó phát triển niềm yêu thích đối với công việc làm truyền hình.
Đoàn Trần Anh Tú: Hạnh phúc khi bạn làm công việc mình yêu
Anh Tú là một sinh viên khá nổi tiếng trong khoa Báo chí - Truyền thông về sự sáng tạo và các kỹ năng truyền thông đa phương tiện. Cô đã có dịp phát huy thế mạnh khi tham gia vào đội ngũ chuyên sản xuất đồ họa và các video quảng bá cho kênh truyền hình beIN Sport Châu Á, có mặt một số quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Philippines.
Anh Tú.
Tú chia sẻ: "Mỗi ngày, mình cùng hai người hướng dẫn là Brandon và Spencer làm đồ họa cho các bản tin. Sau đó, chị phụ trách sẽ kiểm tra và ghép vào phần tin chị đã chỉnh sửa. Mình nhớ có lần do thiếu tập trung,đã phải làm đi làm lại phần việc của mình đến 3,4 lần. Lúc đó, mình vừa sợ sẽ không làm kịp để phát sóng vừa bực bội vì sự cẩu thả của bản thân. Thấy vậy, Spencer đã cười nhẹ nhàng và nói với tôi : "Calm down! Everything's fine!" (Bình tĩnh đi! Chuyện sẽ đâu vào đó mà!)".
Một trong những điều ấn tượng nhất với Anh Tú là đội ngũ làm đồ họa cho cả một hệ thống kênh truyền hình lớn của Châu Á, trong đó bao gồm một bản tin lên sóng hàng ngày chỉ có vỏn vẹn 3 người. "Làm việc với một áp lực cao như vậy, nhưng họ luôn là những người vui vẻ nhất văn phòng và là trung tâm của những trò hoạt náo. Sau này thì mình biết, điểm mấu chốt là họ đang làm những công việc mà họ yêu. Đó sẽ là một bài học mà mình luôn ghi nhớ trên con đường sự nghiệp sau này: khi bạn làm những gì mình yêu, mọi thử thách đều có thể vượt qua", Tú đúc kết.
Phạm Thị Ngọc Hạnh: Làm quen với môi trường làm việc quốc tế
Ngọc Hạnh, thành viên năng nổ của câu lạc bộ quốc tế Thành đoàn TP.HCM (IYC), đã có cơ hội học về truyền thông trong một môi trường đẳng cấp quốc tế. Nơi làm việc của Hạnh là văn phòng thương mại của công ty, nằm trong khu sang trọng bậc nhất tại Singapore và cũng là nơi đặt văn phòng của Google tại châu Á.
Phạm Ngọc Hạnh
Ngoài những kỹ năng mềm rất quý giá cô bạn tự học từ việc quan sát cách làm việc, ăn mặc, trò chuyện của mọi người trong công ty đến từ nhiều quốc gia khác nhau, Hạnh được đào tạo về các công việc của một chuyên viên PR - Marketing: cách theo dõi thông tin báo chí, viết thông cáo báo chí bằng tiếng Anh, học cách quản lý lịch phát sóng của hệ thống kênh truyền hình beIN Sport tại Châu Á và quảng bá cho kênh này thông qua website và Facebook ... Với Hạnh, mỗi công việc được giao đều là thử thách và cơ hội để cô bạn rèn luyện tiếng Anh từng ngày.
Theo Zing
Bị sinh viên đi thực tập 'cám dỗ' Mỗi khi "yêu" em, tôi luôn có cảm giác khác lạ, mới mẻ và khát khao mãnh liệt. Cách đây một năm, tôi làm việc tại một công ty thuộc một tập đoàn lớn của nước ngoài. Công việc của tôi là quản lý con người nên không bị nhiều áp lực trong công việc như các đồng nghiệp khác. Tôi đã kết...