Có nên tập thể thao giữa mùa dịch Covid-19?
Khi thể thao, cơ thể tiết mồ hôi, thải độc tố, nâng thể lực, tăng đề kháng, nhưng cần chọn nơi tập luyện an toàn để tránh nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Đến ngày 13/3, Việt Nam ghi nhận 44 ca dương tính nCoV, 16 người đã khỏi, 28 bệnh nhân mới phát hiện trong vòng một tuần qua. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều người lo ngại đi ra ngoài, cố thủ trong nhà, dừng hoặc giảm chơi thể thao và các hoạt động rèn luyện sức khỏe. Song, người sức khỏe yếu có nguy cơ nhiễm virus cao hơn người thể trạng khoẻ mạnh. Theo các bác sĩ, người dân không nên quá lo lắng, cần tuân theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng nCoV, xây dựng lối sống lành mạnh, chú trọng rèn luyện sức khoẻ qua các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng của mình, chứ không nên lơ là thể thao trong thời điểm này.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh Dung, giảng viên khoa Y Dược Đại học quốc gia TP HCM cho biết, tập thể dục thường xuyên, đúng cách có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe thể lực lẫn sức khỏe tinh thần, phòng tránh Covid-19. Mỗi người khi tập luyện cần tự giác phòng tránh bệnh cho mình và cộng đồng. Với người bận rộn, hạn hẹp về thời gian cũng nên dành ít nhất 30 phút đi bộ hàng ngày.
Theo Michael Knight, trợ lý giáo sư y khoa tại Trường Y và Dịch vụ Y tế George Washington, trên thực tế, hoạt động thể chất có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Ông khuyến khích bệnh nhân của mình tiếp tục hoạt động thể chất một cách vừa phải để giảm rủi ro tổng thể sức khỏe của họ.
Người tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khỏe, cơ thể có độ dẻo, đàn hồi, phản xạ nhanh nhẹn.
Khi tập luyện, cơ thể tiết mồ hôi, giúp đào thải nhiều độc tố, nâng cao thể lực và sức đề kháng, chống lại bệnh tật tốt hơn. Người không tập thể dục thường xuyên cơ thể dễ bị uể oải, suy nhược, sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm các vi khuẩn, virus gây bệnh…
Một lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao TP HCM từng chia sẻ, tập luyện thể thao và tăng cường vận động thường xuyên là điều cần thiết cho sức khỏe. Chỉ có tập luyện mới tốt cho hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi hiệu quả với bệnh tật. Vì vậy ngành thể dục thể thao kỳ vọng mọi người chú trọng giữ gìn và nâng cao sức khỏe bằng việc tập luyện thường xuyên, đúng cách.
Thường xuyên tập luyện thể thao đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh.
Video đang HOT
Đại diện Citigym cho biết, mỗi ngày hệ thống đón hơn 2.500 hội viên tới tập luyện. Số lượng này giảm 10% khi dịch bệnh bùng phát. Để đảm bảo an toàn mùa Covid-19, Citigym đã tạo ra môi trường tập luyện an toàn cho hội viên của mình, thực hiện toàn diện các biện pháp, góp phần đẩy lùi nCoV.
Ngay khi dịch bùng phát, tất cả nhân viên Citigym đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc phòng chống dịch do Bộ Y tế hướng dẫn. Mới đây, Citigym đã tiến hành phun khử trùng tất cả câu lạc bộ nằm trong hệ thống.
Nhân viên được quán triệt phải giữ gìn vệ sinh chung ở khu vực làm việc, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay và trang bị nhiều vật dụng giúp ngăn ngừa dịch bệnh cho hội viên. “Với chúng tôi, đảm bảo sức khỏe cho hội viên là quan tâm số một. Vì vậy, mọi người hãy yên tâm rèn luyện sức khỏe, không nên giảm tập thể dục”, đại diện Citigym nói.
Người mẫu Thiên Nga được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào tập luyện tại Citigym.
Người mẫu Thiên Nga chia sẻ: “Từ khi nCoV bùng phát, tôi thấy e ngại khi tập luyện bởi những nơi tập trung đông người sẽ dễ lây lan. Khi đến Citigym, tôi đã được chứng kiến quy trình làm sạch, giữ môi trường an toàn tại đây. Chúng tôi được kiểm tra thân nhiệt. Nước rửa tay chuyên dụng cũng trang bị mọi nơi. Thiết bị tập luyện được vệ sinh và khử trùng thường xuyên. Vì thế tôi hoàn toàn an tâm tập luyện để tăng cường sức đề kháng giữa mùa dịch này”.
Tập luyện thể dục, thể thao là phương pháp nâng cao sức khỏe, góp phần phòng, chống dịch bệnh. Lựa chọn phòng tập có môi trường thông thoáng, nhiều cây xanh, được kiểm soát chặt chẽ về độ an toàn phòng chống dịch bệnh cũng giúp bảo vệ chính mình trước Covid-19.
Bảo Trân (Theo vnexpress.net)
Bộ Y tế khuyến cáo hạn chế sử dụng điều hòa phòng lây nhiễm Covid-19
Đây là một trong những hướng dẫn của Bộ Y tế về vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc, nhằm chủ động phòng, chống và hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Bộ Y tế khuyến cáo khử khuẩn nút bấm thang máy tại nơi làm việc 2 lần/ngày - T.Hằng
Theo Bộ Y tế, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, khó thở, có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý mạn tính.
Một số người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh Covid-19 có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ, không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 - Ảnh: Bộ Y tế
Trước tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng, để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động , Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc như sau:
Khử khuẩn tay nắm cửa, bấm nút thang máy ít nhất 2 lần/ngày
Khử khuẩn bằng các chất rửa tẩy thông thường như: dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc. Làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chung tại nơi làm việc.
Người được cách ly cần chủ động thực hiện các quy định hướng dẫn của Bộ Y tế - Ảnh: Bộ Y tế
Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, phân xưởng, gian bán hàng, các bề mặt có nguy cơ tiếp xúc cao, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 1 lần/ngày.
Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện,bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung... cần khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày.
Tăng cường thông gió, hạn chế sử dụng điều hòa
Bộ Y tế cũng lưu ý, tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động... cần tăng cường thông khí bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa.
Về xử lý chất thải, các cơ quan đơn vị cần bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại khu vực ký túc xá cho người lao động và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày.
Thời gian cách ly tại nhà, nơi cư trú tối đa 14 ngày - Ảnh: Bộ Y tế
Theo Thanh niên
Súc họng đúng cách để phòng ngừa Covid-19 Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa Covid-19 đã được Bộ Y tế khuyến cáo, bác sĩ chuyên khoa vừa đưa ra thêm một "chốt chặn" sau cùng để phòng bệnh. Đó là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. Sát khuẩn hầu họng là một biện pháp phòng bệnh Covid-19 - ShutterStock Vi rút xâm nhập vào vùng hầu họng Theo...