Có nên sử dụng lốp dự phòng ô tô trong thời gian dài?
Thay lốp xe bị xẹp là điều mà hầu hết chủ sở hữu đều phải làm ít nhất một lần. Tuy nhiên, ô tô hiện đại thường đi kèm với lốp dự phòng loại nhỏ. Vậy nên sử dụng lốp dự phòng loại nhỏ trong bao lâu?
Nhiều người đi đường dài và bị xịt lốp nên phải sử dụng lốp dự phòng để thay thế. Tuy nhiên thay vì sử dụng lốp dự phòng như một phao cứu sinh, nhiều người đã sử dụng loại lốp này để chạy xe với quãng đường dài hơn so với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Vậy đâu là lý do các nhà sản xuất khuyên bạn không nên sử dụng lốp dự phòng lâu hơn mức khuyến cáo?
Lốp dự phòng có khả năng chịu tải kém
Lốp dự phòng cũng có khả năng chịu tải kém hơn. Sử dụng lâu dài lốp dự phòng có thể gây ra một vấn đề cơ khí nghiêm trọng, lốp xe có đường kính nhỏ hơn khiến bộ vi sai phải chịu áp lực nặng nề hơn.
Lốp dự phòng cũng có khả năng chịu tải kém hơn
Lốp dự phòng ôtô không bền như lốp thông thường
Sức mạnh thực sự của lốp xe xuất phát từ lớp thép và polyester bên dưới lớp cao su và lốp dự phòng có các lớp này ít hơn lốp xe thường. Điều này hạn chế rất nhiều khả năng chống thủng và khả năng vào cua.
Lốp dự phòng có bề mặt tiếp xúc nhỏ hơn nên độ ma sát kém
Lốp xe dự phòng hẹp hơn và có mặt tiếp xúc đường nhỏ hơn. Điều này làm giảm độ bám đường, tăng khoảng cách phanh và có khả năng không thể đoán trước xử lý trong tình trạng khẩn cấp. Nó cũng có nghĩa là ABS và điều khiển chống trượt không hiệu quả trong việc giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm.
Sử dụng lốp dự phòng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến bộ vi sai điều khiển
Do bộ vi sai có chức năng khá phức tạp, nó truyền lực động cơ tới các bánh từ hộp số và điều khiển các bánh xe bên trái, bên phải chuyển động ở các tốc độ khác nhau. Điều này là cần thiết khi vào khúc cua. Trong một đoạn rẽ, con đường của phần bánh xe bên trong là ngắn hơn so với các bánh xe bên ngoài, có nghĩa là chúng quay ở tốc độ khác nhau.
Video đang HOT
Lốp xe dự phòng hẹp hơn và có mặt tiếp xúc đường nhỏ hơn
Khi đang lái xe trên một đường thẳng, bộ vi sai không cần hoạt động và ít hao mòn bánh răng và vòng bi. Nhưng bởi vì lốp dự phòng nhỏ hơn so với bánh xe đối lập trên cùng một trục, nên phải quay nhanh hơn để theo kịp với tốc độ của xe, làm cho bộ vi sai phải hoạt động để điều khiển lực truyền đến bánh dự phòng.
Lốp dự phòng lâu không sử dụng sẽ nhanh bị mất tính đàn hồi
Nếu sử dụng lốp dự phòng quá lâu, dầu mỡ bôi trơn bộ vi sai sẽ bắt đầu kém, làm bánh răng và các tấm ly hợp nhanh mòn. Vì tất cả những lý do này, các nhà sản xuất đề nghị giữ tốc độ dưới 80km/h và sử dụng lốp dự phòng dưới mức khuyến cáo.
Ngoài ra, do lốp xe dự phòng thường được làm từ cao su nên cách sử dụng của nó cũng tương tự như lốp xe chính bình thường. Khi lốp xe để lâu không được sử dụng, cao su sẽ nhanh bị lão hóa, mất tính đàn hồi tạo ra do ma sát khi chạy trên đường.
Do đó, theo khuyến cáo của hầu hết các nhà sản xuất lốp, vỏ xe dù chạy ít chưa bị mòn cũng cần phải thay sau 6 năm. Vỏ xe còn mới tinh không dùng đến vẫn phải bỏ sau 10 năm.
Garage đóng cửa dịp Tết, đây là các bước để tự thay lốp dự phòng khi cần
Việc thay lốp dự phòng không quá khó nhưng lái xe cần chú ý thực hiện đúng các bước để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp phải lỡ chuyến đi vì những sự cố bất ngờ.
Không ít tài xế từng rơi vào tình huống "khóc dở, mếu dở" khi xe bị xịt lốp, có bánh dự phòng nhưng lại không biết tự thay. Đặc biệt trong dịp Tết, khi các garage tạm đóng cửa thì việc trang bị kiến thức này lại càng trở nên cần thiết.
Dừng xe an toàn
Việc dừng xe để thay lốp dự phòng phải đảm bảo an toàn (Ảnh: TheCars).
Ngay cả khi ô tô xịt lốp bạn vẫn có thể di chuyển một đoạn ngắn với tốc độ chậm. Vì thế hãy dừng xe ở nơi chắc chắn, bằng phẳng nhằm hạn chế xe bị trôi. Tìm nơi có vỉa hè rộng hay làn đường khẩn cấp, tránh xa luồng giao thông.
Kéo phanh tay và về số P hoặc vào số 1 với xe số sàn. Để tăng độ an toàn, hãy tìm gạch đá để chặn cả bánh trước và bánh sau. Đặt biển cảnh báo từ xa và mở đèn khẩn cấp trong điều kiện thời tiết xấu.
Chuẩn bị dụng cụ
Lốp dự phòng và kích cùng bộ dụng cụ thay lốp thường có trên hầu hết các mẫu ô tô phổ thông. Lấy các vật dụng này và đặt gần vị trí bánh cần thay.
Đặt kích vào khung sườn của xe, thông thường sẽ được nhà sản xuất đánh dấu (Ảnh: Wikihow).
Cụ thể, đặt lốp dự phòng phía dưới gầm xe, gần bánh cần thay. Bước này có phần "rườm rà" nhưng sẽ giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xấu là kích bị sụt.
Đặt kích dưới gầm, đảm bảo tiếp xúc với phần kim loại của khung xe. Thường các mẫu ô tô sẽ có vạch đánh dấu để biết vị trí kê kích. Không đặt kích vào phần nhựa, sẽ làm vỡ hoặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Nâng kích tới khi bắt đầu cứng tay nhưng chưa tới mức nhấc bánh xe lên. Bước này sẽ giúp việc tháo bánh xe bị xịt ra một cách dễ dàng hơn.
Tháo bánh xe gặp sự cố
Sử dụng dụng cụ đi kèm theo xe để nới lỏng tất cả các ốc của bánh xe bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ. Trong một số trường hợp, bạn có thể phải dùng tới lực rất mạnh để mở, sau đó hãy nới lỏng từng ốc một.
Nên tháo khoảng 1/2 vòng cờ-lê các ốc bánh xe trước khi kích cao lên rồi tháo tiếp (Ảnh: Wikihow).
Tiếp tục kích để nâng bánh xe cao hẳn khỏi mặt đất. Kích một cách từ từ, đồng thời quan sát và dừng ngay nếu thấy xe bị nghiêng hay mất ổn định.
Xoay ngược chiều kim đồng hồ và tháo hoàn toàn các ốc còn lại. Đừng quên để gọn chúng tại vị trí dễ thấy. Tháo bánh dự phòng bằng cách lắc lắc và rút theo phương ngang. Cũng có thể bạn sẽ phải dùng một lực mạnh "đá" vào phần lốp để việc tháo được dễ dàng hơn.
Thay bánh xe dự phòng
Ngay khi rút bánh dự phòng khỏi gầm xe, cần đặt ngay lốp bị xịt hơi vào vị trí đó để thay thế.
Cần vặn đều tay và siết đai ốc theo trình tự hình chữ X hoặc hình sao với bánh 5 đai ốc (Ảnh: TheCars).
Lắp bánh dự phòng vào trục, canh thẳng vành xe với bu-lông rồi dùng tay xiết lần lượt các ốc một lượt. Dùng cờ-lê vặn chặt hơn nhưng không cần phải dùng quá nhiều lực để tránh gây áp lực lên kích, giảm nguy cơ bị sụt.
Hạ xe và tháo kích
Lốp dự phòng chỉ dùng tạm thời, cần sớm đến garage để sửa chữa và thay lại lốp chính (Ảnh: TheCars).
Tiến hành hạ thấp độ cao của bánh xe vừa khắc phục và tháo kích. Tiếp tục siết chặt một lần nữa tất cả các ốc với quy tắc ở trên. Cất dụng cụ và lốp gặp sự cố vào vị trí được nhà sản xuất thiết kế trên xe.
Trong quá trình thay lốp dự phòng, tuyệt đối không nằm xuống dưới gầm xe. Nhiều dòng ô tô có lốp dự phòng nhỏ hơn lốp chính và được khuyến cáo chạy dưới 80km/h. Cần sớm tìm garage để xử lý lốp bị xịt và tuân thủ các lời khuyên của kỹ thuật viên hoặc thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng xe.
Có cần bảo dưỡng định kỳ lốp dự phòng? Lốp dự phòng ít khi được sử dụng nhưng sẽ vô cùng đắc dụng nếu chẳng may bị xịt lốp trên cung đường vắng. Vậy có cần bảo dưỡng định kỳ? Hỏi: Xe ô tô của tôi đã đi hơn 2 năm nay nhưng chưa từng dùng đến chiếc lốp dự phòng đặt ở cốp sau, khi đi bảo dưỡng xe cũng không...