Có nên sống cho mình?
Nhiều chị cho rằng đàn bà khôn phải biết sống cho mình, phải thủ riêng để đề phòng bất trắc.
Chị đến chỗ hẹn với một bộ váy được may khéo léo, đôi giày cao gót sành điệu của một thương hiệu nổi tiếng. Nhìn chị, tôi trầm trồ: “Chị Lê ngày càng đẹp và trẻ ra nha”. Chị cười tít mắt: “Đàn bà khôn thì phải biết chăm chút cho mình chứ em”.
Vì bản thân
Rồi chị chia sẻ những “bí quyết” của mình: “Đàn bà ra đường mà xập xệ quá, mất chồng như chơi. Vì thế, phải biết sống cho mình một chút”. Chị kể quần áo chị mặc đều được chọn lựa kỹ lưỡng từng cái, là ủi thật cẩn thận, kể cả đồ mặc ở nhà. Rồi kem dưỡng thể, dầu gội, sữa tắm, nước hoa… cũng phải là loại đắt tiền, chứ “mấy em tre trẻ giờ sành điệu lắm, không khéo là chúng qua mặt như chơi”… Chị nói một hồi tôi nghe lùng bùng lỗ tai vì không nhớ hết và chợt chùng lòng khi nhớ tới hình ảnh chồng chị. Mới tuần trước, gặp anh ở bãi xe của nhà sách, vẫn là chiếc Dream anh đi hơn chục năm nay, bộ quần áo cũ kỹ, khác xa sự sang trọng, sành điệu của chị.
Sống cho mình cũng là cách mà nhiều chị chọn lựa ngày nay. Bích, nhân viên của một hãng ô tô tại quận 1, TP HCM, bắt chồng đưa đón mỗi ngày. “Ngoài đường bây giờ đông đúc, kẹt xe, đi xe một mình thì mệt lắm. Vả lại, đàn ông rảnh rỗi thì bia bọt, gái gú chứ được gì” – Bích cho biết. Nhưng hỡi ơi, mỗi ngày chồng Bích phải vượt hơn chục cây số để đưa vợ từ quận 12 đến trung tâm, rồi trở lại quận Tân Bình làm việc, mỗi chiều lại trở xuống trung tâm đón vợ. Nhìn cảnh chồng Bích ngược xuôi, đầu bù, tóc rối, nhiều người không khỏi ái ngại nhưng Bích vẫn tỉnh bơ cho rằng đó là trách nhiệm của chồng.
Nhiều chị còn rỉ tai nhau phải biết thủ riêng vì đàn ông khi thương thì cái gì cũng chiều nhưng khi nghĩa cạn thì chi li từng cắc. Chị Liên, kế toán một công ty xây dựng tại quận 5, TP HCM, kể tiền chi tiêu trong nhà, học hành của con, đám tiệc… chị đều lấy tiền chồng. Lương của mình thì chị giữ nguyên để gửi ngân hàng. Lâu lâu, gom được một số kha khá chị gửi về quê mua đất để ba mình đứng tên. “Có chuyện gì mình cũng có cái phòng thân chứ ai biết được tương lai” – chị kể.
Có thể nói, hy sinh cho chồng con vẫn là xu thế của đa số phụ nữ (Ảnh minh họa)
Hy sinh cho chồng con là lẽ sống
Nhiều chị cho rằng đàn bà khôn phải biết sống cho mình, phải thủ riêng để đề phòng bất trắc. Tuy nhiên, với nhiều chị khác, đàn bà khôn thì phải là người biết hy sinh cho chồng con, sống hết mình vì gia đình. Như trường hợp của Lý, trưởng phòng nhân sự một công ty điện tử tại quận 9, TP HCM. Ở công ty, dưới quyền chị có hơn chục người, vậy mà về nhà chị vẫn “dạ thưa” ngọt xớt với chồng. Nhiều khi chị còn cố ý nhờ vả chồng dù ai cũng biết trình độ, địa vị của chị hơn hẳn anh. “Đàn ông tự ái cao lắm, mình chịu nhường nhịn tí chẳng mất gì” – chị tâm sự.
Có thể nói, hy sinh cho chồng con vẫn là xu thế của đa số phụ nữ. Chính điều đó đã tạo nên chất keo gắn kết gia đình. Chị Bình, nhân viên ngân hàng tại quận 1, TP HCM, là một điển hình. Từ khi kinh tế khó khăn, chị bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu của gia đình. Nhưng mọi thứ đã vào quy củ, người bị cắt giảm đầu tiên là chị. Sáng sáng, chồng con vẫn có tiêu chuẩn phở, hủ tiếu; còn chị chỉ ăn qua quýt lát bánh mì, chén cơm nguội. Chị vẫn sắm sửa quần áo mới cho chồng con còn mình thì lâu lắm chẳng thấy một chiếc áo mới. Nhiều người bảo chị “dại”, chị chỉ cười: “Tạm thời lúc khó khăn thì phải thắt lưng buộc bụng thôi. Điều quan trọng là chồng mình cũng hiểu nên tự giác cắt giảm những chi tiêu không cần thiết như nhậu nhẹt, cà phê, thuốc lá… Sự hy sinh của mình được chồng con nhận biết và trân trọng chứ không phải vô tư xem đấy là chuyện đương nhiên”.
Video đang HOT
Theo VNE
Uẩn khúc quanh "duyên nợ" với B-52 của 3 phi công Việt Nam
Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều, Vũ Đình Rạng, 3 phi công ưu tú của quân độiViệt Nam, đã ghi dấu ấn lịch sử với những chiến công oai hùng với B-52.
Họ là những người đồng trang lứa, có nhiều điểm chung. Phi công Vũ Xuân Thiều, Vũ Đình Rạng sinh năm 1945 còn Phạm Tuân sinh năm 1947. Họ là những phi công đánh đêm - lực lượng ưu tú nhất - của Không quân nhân dân Việt Nam thời đó. Họ đều có duyên nợ với B-52 vào cuối thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Và rồi, cả ba đều trở thành những nhân vật của lịch sử theo con đường của riêng mình.
Theo Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, nguyên chủ nhiệm bay Quân chủng PKKQ, trong chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972, khi chọn thời điểm ban đêm để triển khai đội hình B-52 ném bom miền Bắc, người Mỹ tính toán "sẽ loại khỏi vòng chiến phi công Bắc Việt". Bởi những phi công đạt đẳng cấp "đánh đêm" của Việt Nam "chỉ được đếm trên đầu ngón tay". Không những vậy, các phi công này phải rải ra khắp các sân bay dã chiến trên miền Bắc và mỗi lần cất cánh làm nhiệm vụ là mỗi lần "một mình một ngựa" đối đầu với lực lượng hùng hậu các phi công "sừng sỏ" các loại của Không quân Mỹ.
Lúc đó, Không quân nhân dân Việt Nam có hai nhiệm vụ chính: Nhiệm vụ cơ bản là phá đội hình chế áp điện tử của B-52 để bộ đội tên lửa SAM-2 "vạch nhiễu diệt thù". Nhiệm vụ còn lại, quan trọng không kém là trực tiếp tiêu diệt B-52, làm điều mà người Mỹ cho rằng "bất khả thi". Vì lẽ đó, nhiệm vụ thứ 2 không chỉ là nhiệm vụ quân sự mà còn là một mệnh lệnh chính trị.
Về trang bị, MiG-21 có hai vũ khí để bắn hạ B-52, đó là tên lửa tầm nhiệt K-13 và tên lửa trang bị đầu tự dẫn radar K-5. Tuy nhiên, xét trên thực tế chiến trường, do địch gây nhiễu điện tử mạnh, tên lửa K-5 không có "cửa" để đánh B-52. Xác suất tới 99,99% là tất cả K-5 phóng ra đều bị lái chệch mục tiêu do sự chế áp của các máy gây nhiễu trong đội hình B-52. Tất cả đều trông chờ vào tên lửa tầm nhiệt K-13, loại có đầu tự dẫn hồng ngoại, sẽ bắt theo tín hiệu nhiệt (chủ yếu phát ra từ động cơ B-52). K-13 có tầm bắn 8 km, hoạt động theo cơ chế tầm nhiệt. Bằng loại vũ khí này, các phi công Vũ Đình Rạng, Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều đã anh dũng tiến công B-52 của Mỹ.
Anh hùng Vũ Đình Rạng - "Đi trước về sau"
Phi công Vũ Đình Rạng ở tuổi về hưu. Ảnh: Sống mới
Trong ba phi công kể trên, Vũ Đình Rạng là người đầu tiên chạm trán với B-52, trước thời điểm diễn ra chiến dịch 12 ngày đêm hơn 1 năm.
Theo lời kể của ông, trong trận đánh tối 20/11/1971, ông đã phóng 2 quả đạn nhắm vào 2 B-52 khác nhau (chứ không phải bắn 2 quả đạn vào cùng một chiếc). Theo câu chuyện giữa sĩ quan dẫn đường Lê Thành Chơn và thiếu tá phi công Mỹ F. Wantterhahn, sau đòn đánh của phi công Vũ Đình Rạng, một chiếc B-52 tuy lết về đến Thái Lan nhưng sau đó không thể sử dụng được nữa (chiếc còn lại có không rõ số phận). Chiến công của ông khiến đối phương "á khẩu", đài BBC im bặt, dù trước đó thường xuyên đưa tin những lần đụng độ giữa máy bay Mỹ và máy bay Bắc Việt, còn Không quân Mỹ buộc phải xuống thang, chỉ dám đánh phá từ Đường 9 trở vào.
Tuy nhiên, chính sự im lặng của BBC góp phần vào những rắc rối mà phi công Vũ Đình Rạng gặp phải. Bắn hai quả đạn, trong khi cấp trên chỉ cho phép bắn một quả (quả còn lại để phòng thân trên đường trở về sân bay). Đã vậy, không kiểm chứng được hiệu quả của trận đánh. Không ai chắc chắn được sự can đảm trong chiến đấu của phi công Vũ Đình Rạng. Thậm chí, trường hợp của phi công Vũ Đình Rạng bị xem xét "nhụt ý chí, không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ tiêu chuẩn đảng viên".
Về việc này, Trung tướng Trần Hanh, nguyên Phó tư lệnh Không quân đã phải lên tiếng. Trong một hội thảo khoa học lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Tướng Trần Hanh khi đang đọc tham luận, đến đoạn nhắc tới trận đánh của phi công Vũ Đình Rạng, ông dừng hẳn tham luận và dùng toàn bộ thời gian trình bày của mình để nói rõ thêm về trường hợp của phi công Vũ Đình Rạng. Khi đó, Tướng Trần Hanh nói: "Khuyết điểm này là của sở chỉ huy không phải của anh Rạng". Khuyết điểm ở đây là "không bắn rơi tại chỗ B-52", bắt nguồn từ lệnh cho phi công chỉ được bắn B-52 bằng 1 quả đạn tên lửa.
Năm 2010, phi công Vũ Đình Rạng đã được xét phong anh hùng. Tuy nhiên, ông đã từ chối danh hiệu này vì cho rằng thêm một danh hiệu cũng chỉ là việc "thêu hoa trên gấm".
Chiến công bắn hạ B-52 của phi công Vũ Đình Rạng được lập sớm hơn cả nhưng lại được công nhận sau cùng.
Anh hùng Vũ Xuân Thiều - "Quả đạn thứ 3"
Di ảnh của anh hùng liệt sĩ Vũ xuân Thiều và mô hình máy bay tiêm kích MiG-21.
Trong trận đánh đêm 28/12/1972, sau khi bắn hai quả đạn tên lửa mà không hạ được B-52, phi công Vũ Xuân Thiều lái chiếc MiG-21 đâm vào B-52 để ngăn chặn siêu pháo đài bay này gây tội ác. Chiếc B-52 bị hạ gục trên bầu trời Sơn La, chưa kịp cắt bom ở Hà Nội.
Sau trận đánh, Quân chủng đã cử một đoàn công tác lên ngay Sơn La tìm kiếm và xác minh. Kết quả, theo Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, đã tìm thấy xác chiếc MiG-21 dính với B-52. Xác chiếc MiG-21 và B-52 đã được đưa về Hà Nội. Xác B-52 được trưng bày ở bảo tàng. (Hiện có Bảo tàng Lịch sử quân sự, Bảo tàng PKKQ hoặc Bảo tàng Chiến thắng B-52 trưng bày xác B-52). Còn mảnh xác còn lại của chiếc MiG-21 của phi công Vũ Xuân Thiều được giữ lại và gìn giữ tại nhà riêng của ông trên phố Đặng Dung.
Sau này, nhiều tờ báo khi kể chuyện chiến đấu của phi công Vũ Xuân Thiều thường ví ông như "quả đạn thứ 3", tuy nhiên họ không biết rằng, đó là một khái niệm vi phạm kỷ luật quân đội. Theo quan điểm chính thống, Đại tá Nguyễn Phương Diện, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị cho biết, trong những ngày tháng đối đầu nghẹt thở với B-52, nhiều phi công Việt Nam thậm chí, viết đơn xin được đánh cảm tử miễn đạt mục tiêu bắt B-52 đền tội.
Theo Đại tá Diện, tinh thần sẵn sàng biến mình thành "quả đạn thứ 3" của phi công là đáng ghi nhận nhưng hành động này bị cấm tuyệt đối. Trước hết, Việt Nam không có nhiều phi công và máy bay để chơi trò cảm tử Kamikaze của người Nhật và hơn nữa "tinh thần cảm tử" bị xếp vào quan điểm nóng vội, yêng hùng.
Vì lẽ đó, "sự hy sinh của phi công Vũ Xuân Thiều có vi phạm kỷ luật quân đội hay không?" là câu hỏi không phải bây giờ mới có. Tại Hội thảo khoa học lịch sử Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không diễn ra hồi tháng 11/2012, với danh nghĩa người trực tiếp tham gia xác minh quá trình chiến đấu và sự hy sinh của phi công Vũ Xuân Thiều, Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan phát biểu: "Tôi không dám kết luận đồng chí Vũ Xuân Thiều là ý chí ra sao, khuyết điểm ra làm sao, tôi chỉ báo cáo đồng chí Thiều đã bắn hạ B-52 ở rất gần...". Đó cũng là nhận định thống nhất trong chính sử về sự hy sinh của phi công Vũ Xuân Thiều, trong đó, các yếu tố có thể bị quy kết vi phạm kỷ luật quân đội đã được loại bỏ. Mãi tới năm 1994, phi công Vũ Xuân Thiều mới được truy tặng danh hiệu anh hùng.
Anh hùng Phạm Tuân - "Nhiều lần anh hùng"
Anh hùng phi công Phạm Tuân đang nói chuyện với giặc lái Mỹ.
Khác với Vũ Xuân Thiều, Vũ Đình Rạng, chiến công của phi công Phạm Tuân được ghi nhận rất kịp thời.
Theo lời kể của các nhân chứng lịch sử, phi công Phạm Tuân đã thực hiện một cách hoàn hảo phương án tác chiến, đã thực hiện được điều mà cả hai phi công Vũ Xuân Thiều và Vũ Đình Rạng chưa làm được: Thứ nhất, được tính là bắn rơi B-52 tại chỗ; Thứ hai, sống sót trở về. Một chiến công không tì vết, và chính vì vậy đôi lúc chiến công của ông cũng gây tranh cãi.
Thế nhưng, rõ ràng là hai quả tên lửa K-13 đủ sức hạ đo ván B-52 nhưng để phóng được hai quả đạn đó phải có sự hội tụ khá nhiều yếu tố may mắn đến khó tin. Trong điều kiện B-52 phóng mồi bẫy nhiệt, K-13 cũng có thể bị vô hiệu hóa, tuy nhiên, nếu đảm bảo yếu tố bất ngờ, một quả đạn K-13 hoàn toàn có thể phá hủy một cặp động cơ của B-52 nhờ khối chiến đấu 11,3 kg (gồm thuốc nổ và mảnh văng).
Trong chiến dịch 12 ngày đêm, rút kinh nghiệm từ lần phi công Vũ Đình Rạng bắn rơi hụt một B-52 ở khu IV, Quân chủng Không quân lệnh cho các phi công MiG-21, khi gặp B-52 phải bắn hết cơ số đạn (hai quả, với mật lệnh là "uống hai chai"). Tất nhiên, khi bắn quả đạn thứ 2 được "Lock 2", tức là nhắm vào một cặp động cơ khác với quả đạn thứ nhất. Điều đó có nghĩa là, khi cả hai quả đạn trúng đích, chiếc B-52 sẽ không chỉ bị "loại khỏi vòng chiến" mà còn có thể rơi ngay tại chỗ.
Làm thế nào phi công Phạm Tuân vượt qua hàng rào F-4 dày đặc hộ tống B-52 để khai hỏa và làm sao để thoát ly trở về an toàn là cả một kỳ tích. Nếu sống sót đã là chiến thắng thì chiến công của phi công Phạm Tuân hết sức vẻ vang.
Đến nay, Trung tướng Phạm Tuân đã được 3 lần trao tặng danh hiệu anh hùng: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Anh hùng Liên Xô, với một cá nhân danh hiệu anh hùng như vậy có lẽ đã quá nhiều).
Nếu so sánh với những lực lượng khác, phi công chịu những kỷ luật khắt khe đặc biệt nhưng không phải ngoại lệ. Những người lính tên lửa được lệnh chỉ dành đạn đánh B-52, thậm chí, họ không có quyền tự vệ trước bọn chiến thuật F-4, F-105 đang bắn Shrike như mưa vào chỗ họ đang ngồi, dù hoàn toàn có khả năng đánh trả. Không đánh trả là chấp nhận hy sinh, nhưng đánh trả là vi phạm kỷ luật chiến đấu - Kỷ luật là sức mạnh của quân đội. Những phi công sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu đã có thể coi là những anh hùng.
Theo vietbao
Ký ức kinh hoàng của người vợ bị chồng đâm giữa chợ Công an quận Ba Đình, Hà Nội đang tạm giữ Lương Văn Khoái (35 tuổi, ở Kiến Xương, Thái Bình) để làm rõ hành vi phạm tội của anh này. Trước đó, vì ghen , ngay giữa chợ, Khoái đã dùng dao đâm vợ là chị Phạm Thị H. (31 tuổi), khiến chị này phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Như...