Có nên rửa mũi hằng ngày cho trẻ?
Nguyễn Tuyết Thanh (29 tuổi, Nam Định) hỏi: “Con gái tôi 4 tuổi và rất hay bị sổ mũi, nhất là vào thời điểm giao mùa. Tôi có nghe nói xịt và rửa nước muối sinh lý hằng ngày sẽ giúp phòng bệnh cho con. Ngoài ra, khi con bị sổ mũi có thể dùng nước tỏi nhỏ vào mũi trẻ để nhanh khỏi bệnh? Cách này có đúng hay không?”.
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội), trả lời: Có nhiều phụ huynh nghĩ rằng khi thời tiết chuyển mùa thì nên nhỏ nước muối sinh lý để phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên, nếu rửa mũi quá nhiều lần, ngay cả khi không bị các triệu chứng như chảy nước mũi, sẽ gây hại cho trẻ. Bởi thông thường, mũi có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên giúp tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn trong khoang mũi. Nếu mất chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn, gây tổn thương niêm mạc mũi, từ đó dễ bị viêm khiến cho trẻ rát mũi, kích ứng, chảy nước mũi. Trẻ bị sổ mũi (viêm đường hô hấp trên) thường là do virus gây ra, do đó chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi nếu trẻ có triệu chứng ngạt, sổ mũi… Khi trẻ bị sổ mũi, phụ huynh chỉ cần xịt hoặc rửa mũi 3-4 lần/ngày. Ngoài ra, khi trẻ ra ngoài môi trường bụi bặm về, sau khi vào bệnh viện chơi cũng có thể nhỏ mũi cho trẻ nhưng trẻ đang khỏe mạnh thì không nhất thiết phải thường xuyên nhỏ mũi để phòng bệnh. Hơn nữa, khi con bị sổ mũi, cha mẹ không nên dùng miệng của mình để hút mũi cho trẻ vì sẽ làm lây lan mầm bệnh sang bé.
Hiện nay, trên mạng xã hội lan truyền rất nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên, 10 phương pháp chia sẻ thì có 8 phương pháp sai. Trong quá trình điều trị cũng có mẹ hỏi tôi rằng có nên nhỏ tỏi để chữa viêm mũi cho con; do tỏi có tính nóng nếu dùng nước tép tỏi nhỏ trực tiếp vào mũi để chữa sổ mũi sẽ rất nguy hiểm vì gây phỏng, phù nề niêm mạc mũi của trẻ nhỏ.
Video đang HOT
N.Dung ghi
Theo nld.com.vn
Có nên nhổ lông nách?
Cháu thường xuyên dùng nhíp nhổ lông nách, nhiều lần dùng dao lam cạo cho tiện. Như vậy có tốt không thưa bác sĩ? (Linh)
Trả lời:
Nhiều lông ở vùng nách không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm giảm thẩm mỹ. Một số người cho rằng nhổ lông nách bằng nhíp hạn chế gia tăng lông tại vùng này. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn không phải như vậy. Chính việc nhổ lông nách sẽ khiến lông mọc lại nhanh, cứng và nhiều hơn, đồng thời khiến làn da khu vực vùng nách bị thâm đen, xuất hiện mùi hôi khó chịu, nguy cơ khiến viêm nhiễm tuyến mồ hôi gây nên bệnh hôi nách.
Hơn nữa, nhổ lông nách bằng nhíp khiến những lỗ chân lông bị giãn nở, tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn dễ dàng xâm lấn, gây nên viêm nhiễm. Trong quá trình nhổ lông nách bằng nhíp không tránh khỏi tình trạng trầy xước da do nhíp kẹp vào da làm chảy máu. Lỗ chân lông bị tổn thương, xuất hiện các mụn bọc chứa mủ, màu đỏ có nhân, gây nên bệnh viêm chân lông. Em cần hết sức lưu ý.
Nhiều người thay vì nhổ lại dùng dao lam. Việc dùng dao làm tuy tiện lợi nhưng càng khiến cho lông mọc nhanh, nhiều và cứng hơn.
Hiện nay, nếu không muốn can thiệp vào các phương pháp triệt lông, em có thể dùng các sản phẩm từ tự nhiên góp phần ức chế sự phát triển của lông nách như tinh bột nghệ, chanh tươi, sữa tươi, mật ong. Những hỗn hợp này có tác dụng làm cho các nang lông yếu đi và chết, lớp lông trên bề mặt da sẽ rụng sạch tránh được những cảm giác đau, đặc biệt là không bị thâm vùng nách. Tuy nhiên cách này phải được thực hiện kiên trì và cần vệ sinh vùng dưới cánh tay sạch sẽ nhé.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Theo Vnexpress
5 vật dụng bẩn hơn nhà vệ sinh có thể bạn chưa biết Điện thoại, bàn phím máy tính, thớt... bạn sử dụng mỗi ngày mà có thể không biết nó tích tụ nhiều vi khuẩn. Bàn phím máy tính Những khe hở khó lau chùi và dễ bỏ qua ở bàn phím máy tính là ổ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Làm sạch bàn phím kỹ càng là việc bạn cần làm để tránh tiếp...