Có nên rửa khoang máy xe ô tô?
Sau những khoảng thời gian dài sử dụng, khoang máy ô tô sẽ trở nên rất bẩn. Không những thế, đây còn có thể là nơi trú ẩn của nhiều loại côn trùng, hoặc điển hình hơn là loài chuột.
Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn băn khoăn là có nên rửa khoang máy hay không?
Chăm sóc, bảo quản xe luôn là vấn đề được người dùng quan tâm hàng đầu. Bên cạnh việc giữ vệ sinh, chăm sóc bên ngoài vỏ xe luôn sạch sẽ, bóng bẩy, việc rửa khoang máy cũng được khá nhiều người chú tâm.
Khoang máy ô tô thường trở nên rất bẩn sau thời gian dài sử dụng
Khoang máy ô tô bị bám bẩn có thể dẫn đến giảm hiệu quả làm mát, rỉ sét một số chi tiết. Bên cạnh đó, khoang máy quá bẩn có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến những hỏng hóc bất thường.
Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô, vệ sinh khoang động cơ ô tô là một việc nên làm. Nhiều người dùng không quá để ý và cho rằng khoang máy bẩn một chút cũng không sao. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, khi các chi tiết bị bám bụi bẩn, đất cát, dầu mỡ kết hợp với hơi axit tạo ra các chất hóa học phá hủy kết cấu bề mặt của các chi tiết, đặc biệt là các chi tiết kim loại. Nhưng việc vệ sinh khoang máy cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nếu để nước tiếp xúc với một số bộ phận “kiêng nước” trên xe.
Việc vệ sinh khoang máy cần tiến hành đúng cách để tránh gây hại một số bộ phận
Theo các chuyên gia về chăm sóc bảo dưỡng ô tô, việc vệ sinh khoang máy ô tô có những tác dụng sau:
Khi khoang máy được vệ sinh sạch sẽ, tẩy bay hết bùn đất giúp cho khả năng làm mát của động cơ và hệ thống điều hòa được cải thiện.
Vệ sinh khoang máy sạch sẽ giúp cải thiện khả năng tản nhiệt và làm mát
Đối với những chiếc xe cũ đã đến thời gian trùng tu, bảo dưỡng, việc vệ sinh khoang máy giúp chủ xe phát hiện ra những vị trí có thể bị chảy dầu, rò rỉ chất lỏng…Giữ gìn khoang động cơ sạch sẽ ít thu hút các loại côn trùng, chuột tìm đến cư ngụ và giảm nguy cơ bị cắn phá hệ thống dây điện, đường ống.
Video đang HOT
Khoang máy sạch sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị ghé thăm bởi chuột và các loài côn trùng
Làm sạch khoang máy giúp chủ xe dễ phát hiện ra các lỗi hỏng hóc khó phát hiện, đặc biệt là các lỗi liên quan đến hệ thống điện.Và việc vệ sinh khoang máy sạch sẽ cũng giúp cho chiếc xe của bạn dễ tìm kiếm chủ mới hơn trong trường hợp muốn lên đời xe.
Theo Oto
Bảo dưỡng ô tô và 12 điều cần nhớ
Dưới đây là 12 điều cần lưu ý khi sử dụng ô tô, để chiếc xe có tuổi thọ cao hơn và không tiêu tốn quá nhiều chi phí của bạn.
Nhiều người thường có thói quen truyền tai nhau những kinh nghiệm trong việc sử dụng và bảo dưỡng ô tô. Tuy nhiên, trên thực tế, áp dụng những điều ấy liệu có thực sự tốt cho chiếc xe của bạn?
Để sử dụng ô tô lâu bền, dưới đây là 12 điều bạn cần lưu ý:
1. Phải thay dầu sau mỗi 5.000 km chạy
Các hãng dầu nhớt thường đánh vào tâm lý "sợ hỏng xe" của khách hàng để đưa ra lời quảng cáo nên thay dầu thường xuyên, cụ thể là sau mỗi 5.000 km chạy. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với 5.000 km đầu tiên bởi bởi đây là thời kỳ đầu xe cần bôi trơn và mài mòn đều các chi tiết.
Sau một quá trình chạy, khoảng thời gian thay dầu thường sẽ không quá dày như những gì quảng cáo. Khuyến cáo thay dầu mỗi 5000 km một lần thường được áp dụng trong những điều kiện lái khắc nghiệt.
Thực ra, thay dầu quá nhiều không làm hại máy nhưng như thế sẽ tốn của bạn một khoản tiền không nhỏ.
2. Cần thay khi dầu đổi sang màu đen
Khi tự kiểm tra xe, nhiều người thường tự thăm dầu và khi thấy dầu đổi sang màu đen thay vì màu hổ phách như lúc mới đổ vào, họ nghĩ rằng dầu đã quá bẩn và cần phải được thay thế. Lối suy nghĩ này sai hoàn toàn về mặt khoa học.
Trên thực tế, dầu đổi sang màu đen chứng tỏ rằng nó đang hoạt động hiệu quả, giúp bôi trơn và lấy đi những cặn bẩn hay bụi kim loại sinh ra khi động cơ hoạt động. Sau một thời gian chạy xe, dầu sẽ mất dần đi độ nhớt do những tạp chất này tồn tại quá nhiều trong dầu, và đây mới là lúc bạn cần thay dầu.
Nên quan tâm tới độ nhớt của dầu, không phải là màu của nó và nên thay dầu theo đúng hạn mà nhà sản xuất xe đã khuyến cáo trong sách hướng dẫn sử dụng.
3. Chạy rốt-đa xe mới
Đa số các chủ xe đều băn khoăn về việc chạy rốt-đa (chạy rà) xe mới của mình như thế nào. Thực tế, công nghệ chế tạo xe hơi ngày nay không cần phải chạy rốt-đa mà hãng chỉ khuyến cáo chạy ở 80% tải và tốc độ tối đa của xe cho 1000 km đầu tiên.
4. Xe dùng nhiều thiết bị điện thì cần ắc quy to
Thực tế bình điện chỉ là thiết bị trữ điện năng khi xe không nổ máy, khi xe đã nổ máy thì mọi trách nhiệm cung cấp điện dồn vào máy phát điện trên xe. Việc xe "thiếu điện" chỉ được giải quyết triệt để khi thay máy phát có công suất phù hợp chứ không phải là cần một bình ắc quy lớn hơn.
5. Thay nước làm mát mỗi khi thay dầu
Thực tế: Két nước làm mát không cần phải thay quá thường xuyên. Hầu hết hướng dẫn cho chủ xe đều khuyên nên thay nước 5 năm/ lần hoặc mỗi 60.000 dặm (96.560 km). Tất nhiên, nếu két nước thường xuyên ở mức cạn, hãy kiểm tra xem két có bị rỉ không và bảo dưỡng càng sớm càng tốt.
6. Bánh xe càng rộng bản càng "bám đường"
Không hẳn đúng. Các xe thể thao hay có bộ mâm to và lốp mỏng, trông rất đẹp, nhưng nhà sản xuất làm vậy không phải để "bám đường" hơn. Lực ma sát tạo ra của lốp xe với mặt đường chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng xe, chất lượng cao su lốp, kết cấu khung gầm. Việc thay bánh xe to và mỏng sẽ dẫn đến những hệ lụy như xóc và ồn, mau mòn lốp.... mà hiệu quả bám đường không cải thiện gì đáng kể.
7. Bơm lốp đạt đến áp suất ghi trên sườn lốp
Thông số psi (pound per square inch) ghi trên sườn lốp là áp suất tối đa mà lốp có thể chịu, không phải là mức áp suất lý tưởng mà nhà sản xuất khuyên để xe đạt được sự cân bằng tốt nhất về khả năng phanh hãm, điều khiển, hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu và độ êm. Do vậy, bơm xe đến mức psi này là không nên. Hãy kiểm tra áp suất lốp hàng tháng khi lốp xe nguội hoặc sau khi đã đỗ xe một vài giờ và bơm ở mức áp suất hợp lý.
8. Nhớt nào cũng là... nhớt
Trong xe có rất nhiều thiết bị cần dầu bôi trơn để truyền áp suất, làm mát... và mỗi thiết bị đều có các loại dầu bôi trơn phù hợp như dầu phanh, dầu động cơ, dầu hộp số... Bản thân các loại dầu cũng có các thông số và phẩm cấp riêng, việc dùng lẫn lộn là rất nguy hiểm, hoặc chí ít là làm hỏng hay giảm tuổi thọ xe.
9. Lốp căng đi nhẹ, lốp non phanh ăn hơn
Sai. Đây là quan niệm khá phổ biến. Bánh xe bơm quá căng sẽ làm mất tác dụng giảm chấn của bánh xe và làm bánh xe "nảy" trên mặt đường làm giảm hiệu quả phanh (không phải là do diện tích tiếp xúc bé đi như nhiều người nghĩ). Cũng chính vì vậy, bánh xe non hơi sẽ làm mất ổn định trong việc điều khiển xe mà hiệu quả phanh không tăng lên được tí nào.
10. Chuyển số tay trong xe số tự động sẽ leo dốc khỏe hơn
Leo dốc ở số nào thì cũng như nhau bởi xe luôn khởi hành bằng số 1 trong bộ AT, moment kéo ở bánh xe khi vượt dốc sẽ vẫn chẳng thay đổi gì khi ta để D hay L. Mục đích của nhà sản xuất khi chế tạo ra các cấp số điều khiển được là để người lái chủ động được cấp số khi sử dụng xe trên những đoạn đường đặc thù như đèo dốc, cua tay áo... Khi đó xe cần giữ mức số thấp để tăng độ ổn định cũng như tận dụng được lực hãm xe của động cơ (engine braking).
11. Xăng chất lượng cao, tiết kiệm hơn
Không phải lúc nào sử dụng nhiên liệu chất lượng cao cũng mang lại hiệu quả trong việc tiết kiệm. Đối với những ôtô sử dụng động cơ nhỏ và chỉ dùng với mục đích đi lại hàng ngày thì việc sử dụng nhiên liệu chất lượng cao mặc dù sẽ cải thiện được hiệu suất tiêu thụ điện của động cơ và tránh hiện tượng đánh lửa sớm nhưng không có tác dụng giúp tiết kiệm.
Loại nhiên liệu chất lượng cao chỉ phù hợp với các loại xe thể thao vì dung tích máy của các loại xe này lớn, có yêu cầu về nhiên liệu cao hơn.
12. Chạy không tải vài phút trước khi lăn bánh
Cái này chỉ đúng với xe đời cũ để làm nóng động cơ. Các loại xe đời mới đều sử dụng động cơ hiện đại nên làm nóng nhanh hơn khi chạy xe. Động cơ càng nóng nhanh thì xe sớm đạt tốc độ tối đa, qua đó tiết kiệm nhiên liệu và giúp quá trình vận hành được tốt hơn. Nhưng lời khuyên là trong những km đầu tiên, bạn đừng tăng tốc quá nhanh.
Theo Thể Thao 247
7 bộ phận trên ô tô hay gây 'phiền toái' khi vận hành nhưng dễ bị bỏ quên lúc bảo dưỡng Khóa nắp ca-pô, khóa cửa, ghế ngồi ô tô... là những chi tiết khá nhỏ trên ô tô nhưng đóng vai trò quan trọng. Dù vậy khi bảo dưỡng chủ xe thường bỏ quên nên gặp không ít phiền phức mỗi khi vận hành. Có những chi tiết rất nhỏ bên trong xe, nhưng công năng và tính năng mà chúng đem lại...