Có nên pha sữa với nước cơm?
Việc thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa cho trẻ 4 tháng tuổi uống có được không?
Hỏi:
Con tôi 4 tháng tuổi, để giúp cháu làm quen với việc ăn dặm, tôi hay thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa cho cháu uống có được không? Tôi cũng hay đun sôi sữa hoặc pha với nước đang sôi rồi mới cho cháu uống liệu có bị mất chất không?
Lê Hải Dương (Thanh Hóa)
Trả lời:
Video đang HOT
Rất nhiều gia đình mắc phải sai lầm giống như gia đình bạn, vì cho rằng thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa sẽ tăng thêm chất bổ, giúp trẻ lên cân và cứng cáp. Nhưng thực ra, cách làm như vậy không khoa học: trong sữa bò có nhiều vitamin A, mà trong nước cơm và cháo chủ yếu là chất bột với chất lipoxidase sẽ phá hoại vitamin A. Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nếu không đủ lượng vitamin A sẽ làm trẻ chậm lớn, cơ thể yếu sinh nhiều bệnh tật.
Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
Việc thường xuyên đun sôi sữa bò cũng phản khoa học không kém gì việc thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa. Thông thường, nhiệt độ để khử khuẩn sữa bò không cao, khoảng 3 phút nếu là 70 độ C, là 6 phút nếu là 60 độ C. Nếu nhiệt độ đến 100 độ C, chất lactose (C12H12O11) trong sữa sẽ có hiện tượng bị cháy, mà đường cháy là chất gây ung thư. Thứ nữa, chất canxi trong sữa sau khi đun sôi sẽ có hiện tượng kết tủa và làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.
Theo VNE
Pha sữa với nước cơm: mẹ hại con
Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình các mẹ làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Khi Bống được 4 tháng tuổi, mẹ Bống - chị Lâm nghe lời mẹ chồng lấy nước cơm pha sữa cho con. Theo lời mẹ chồng chị nói thì ngày xưa bà toàn làm như thế, các con uống sữa pha nước cơm no rất lâu mà lại có chất (!?). Ròng rã mấy tháng trời, Bống được bà và mẹ cho uống sữa pha nước cơm. Trộm vía Bống vẫn lên cân đều đều, chiều cao tăng trưởng cũng vẫn tốt nên cả nhà yên tâm lắm.
Mãi đến khi bạn của bố Bống là bác sĩ mắt đến chơi, nhìn thấy Bống có biểu hiện sợ ánh sáng, hay nheo mắt và bị chói mắt thì đâm nghi ngờ. Bác khám sơ qua thì thấy giác mạc của Bống không bóng sáng nên đã giục bố mẹ Bống đưa con đi khám ngay. Kết quả khám cho biết Bống bị khô giác mạc do thiếu vitamin A.
Các mẹ nhớ pha sữa theo đúng hướng dẫn để đảm bảo dinh dưỡng cho bé nhé!
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân thì được biết bà và mẹ Bống thường cho con uống sữa pha nước cơm. Thậm chí có lúc bà nội còn "cẩn thận" pha sữa xong đem đun lên để cháu uống đỡ đau bụng. Bác sĩ giải thích, có rất nhiều bà mẹ mắc phải sai lầm giống như bà và mẹ Bống, vì cho rằng thêm nước cơm (hoặc cháo) vào sữa sẽ tăng thêm chất bổ, giúp bé lên cân và cứng cáp. Nhưng thực ra cách làm như vậy không khoa học vì trong sữa có nhiều vitamin A, mà trong nước cơm và cháo chủ yếu là chất bột với chất lipoxidase sẽ phá hoại vitamin A. Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Nếu tình trạng không đủ lượng vitamin A kéo dài sẽ khiến các bé - đặc biệt là trẻ sơ sinh - bị chậm lớn, cơ thể yếu, dễ sinh nhiều bênh tật.
Việc thường xuyên đun sôi sữa cũng phản khoa học không kém gì việc thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa. Nếu nhiệt độ đến 100ºC, chất lactose (C12H12O11) trong sữa sẽ có hiện tượng bị cháy, tạo thành chất gây ung thư. Thứ nữa, canxi trong sữa sau khi đun sôi sẽ có hiện tượng kết tủa và làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.
Sau khi nghe bác sĩ giải thích, bà và mẹ Bống mới hốt hoảng vì cách chăm con chăm cháu sai lầm của mình. May mà Bống mới chỉ bị khô giác mạc - biểu hiện nhẹ của thiếu vitamin A, nếu chẳng may Bống bị bệnh gì nặng hơn thì đúng là hối không kịp. Không ai bảo ai nhưng cả bà và mẹ Bống đều tự nhủ từ giờ trở đi xin thề sẽ chỉ pha sữa theo đúng hướng dẫn.
Theo SKDS
Mệt mỏi, tức ngực có nên đi khám? Chồng em 40 tuổi, có tiền sử bệnh phổi đã 5 năm nay. Gần đây có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực, chán ăn. Xin bác sĩ tư vấn chồng em cần đi khám ở đâu để chẩn đoán bệnh? Nếu không đi khám có thể dùng thuốc gì để hỗ trợ giảm những chứng bệnh trên? (Tuyết) Ảnh minh...