Có nên ở trọ nhà người yêu
Chúng em quen và yêu nhau được 2 năm, dự định ra Tết em sẽ vào Sài Gòn sinh sống và làm việc. Anh nói khi nào em vào phải tới nhà anh ở trọ, anh sẽ lo công việc, chỗ ở.
Tháng 9 năm ngoái gia đình anh chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống và bố mẹ có xây nhà trọ để cho thuê. Hiện tại, anh đã vào sống với bố mẹ ở Sài Gòn. Dự định ra Tết em sẽ vào đó sinh sống và làm việc. Anh nói khi nào em vào phải tới nhà anh ở vì anh sẽ lo công việc và chỗ ở cho em. Em không biết phải làm thế nào?
Em đang phân vân không biết có nên chuyển tới nhà anh sống khi bố mẹ anh chưa biết em là bạn gái của anh? Mong chuyên gia cho em lời khuyên. (Nguyệt)
Ảnh minh họa: News.
Trả lời:
Chào Nguyệt,
Video đang HOT
Việc bạn đến ở nhà người yêu là một chuyện hết sức đơn giản. Song điều cần bàn đến là bạn ở nhà anh ấy với vai trò như thế nào?
Vì nhà bạn trai xây nhà trọ để kinh doanh, nên nếu bạn đến đó ở với vai trò như một khách trọ, thuê phòng ở như mọi người khác thì chẳng có gì phải bận tâm bạn ạ. Đó chỉ là mối quan hệ bình thường giữa người kinh doanh dịch vụ và người sử dụng dịch vụ mà thôi. Tất nhiên, nếu phòng trọ đó phù hợp với yêu cầu của bạn và giá cả phải chăng.
Còn nếu bạn đến ở nhà bạn trai với tư cách như là người yêu, một người vợ sắp cưới của anh ấy thì cần suy nghĩ cẩn thận một chút. Trước hết, như bạn nói, bố mẹ anh chưa biết em là ai. Tôi muốn bạn suy nghĩ về điểm này, tại sao quen và yêu nhau đã 2 năm mà anh ấy lại không muốn công khai mối quan hệ với gia đình, không muốn bạn ra mắt mọi người trong gia đình anh ấy? Phải chăng thật lòng anh ấy chưa xác định dứt khoát chọn bạn cho tương lai? Liệu bạn có ngộ nhận về tình cảm của anh ấy không?
Xét ở khía cạnh khác, nếu Nguyệt đến ở nhà anh ấy với tư cách là người yêu, bạn đã nghĩ đến chuyện tiền bạc sẽ thanh toán như thế nào? Bạn sẽ ở nhà trọ của gia đình anh hay ở chính trong nhà anh ấy? Nếu ở trong nhà thì anh ấy sẽ phải giải thích sao với bố mẹ về sự hiện diện của bạn? Và bố mẹ anh liệu có chấp nhận sự hiện diện của bạn hay không? Bố mẹ Nguyệt liệu có ủng hộ với quyết định đó của bạn?
Và tình huống xấu nhất có thể xảy ra, nếu không may sau này hai bạn không lấy được nhau, Nguyệt sẽ giải thích thế nào cho những người đến với bạn sau này về khoảng thời gian ở chung vừa qua?
Còn một vấn đề tế nhị nữa tôi muốn bạn lưu ý, khi ở chung nhà như thế, liệu bạn có đảm bảo luôn luôn đủ tỉnh táo để giữ mình không để xảy ra tình trạng “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”?
Trả lời được những câu hỏi trên, có nghĩa là bạn đã tìm ra phương án cho vấn đề của mình. Dù sao, bạn cũng hãy ghi nhận một điểm cộng cho bạn trai, khi anh ấy quan tâm lo lắng và muốn tạo điều kiện cho bạn khi bước đầu đặt chân vào một vùng đất mới. Chúc bạn có được quyết định sáng suốt.
Theo VNE
Yêu người cùng huyết thống
Bà ngoại của cô ấy là em của ông nội tôi. Chúng tôi bị gia đình phản đối kịch liệt khi đến với nhau, nhưng hai đứa đã yêu chân thành, không thể xa nhau được.
Tôi quen cô ấy khi mới vào trường đại học. Hai đứa cùng tuổi nên khá hợp nhau. Chúng tôi thuê chung một căn trọ, cũng đã trải qua đủ cung bậc của tình yêu như bao cặp khác và cũng đã quan hệ. Hai đứa muốn tiến tới hôn nhân nhưng khi hỏi về gia đình thì chúng tôi mới biết được chúng tôi là anh em họ.
Bà ngoại của cô ấy là em của ông nội tôi. Hai đứa bị gia đình phản đối kịch liệt khi đến với nhau, nhưng chúng tôi đã yêu chân thành và không thể xa nhau được. Chúng tôi phải làm gì đây? Có lẽ hai đứa còn quá trẻ để hiểu và quyết định đúng chuyện này. (Long)
Ảnh minh họa: News.
Trả lời:
Văn Long thân mến,
Theo luật Hôn nhân gia đình, khoản 3 Điều 10: Pháp luật Việt Nam cấm kết hôn "giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời".
Xét trường hợp cụ thể của bạn: Bà ngoại của người yêu là em của ông nội bạn. Như vậy bạn và cô ấy có chung một ông cố (với bạn là cố nội, và với cô ấy là cố ngoại). Đời ông cố được coi là đời thứ nhất. Bà ngoại cô ấy và ông nội bạn là đời thứ 2, bố mẹ bạn và bố mẹ cô ấy là đời thứ 3, và đến đời các bạn là đời thứ 4. Như vậy theo lý thì các bạn có quyền được kết hôn không trở ngại gì.
Tuy nhiên, bên cạnh lý còn có tình, mà đặc trưng của người Việt chúng ta lại coi trọng chữ tình. Chẳng vậy mà người ta thường nói "một trăm cái lý không bằng một tý cái tình" phải không bạn?
Xét về mặt "cái tình", cùng với lối sống nông nghiệp - làng xã của dân tộc, mối quan hệ của anh chị em họ đời thứ 4 chưa hẳn đã là xa cách, thậm chí có những dòng họ các anh chị em họ 4 đời vẫn thân thiết như anh chị em ruột. Chính vì thế cuộc hôn nhân của bạn bị phản đối chủ yếu vì sự liên hệ tình cảm họ hàng.
Trong tình cảnh này, cả hai bạn cần hết sức bình tĩnh, không nên quá lo lắng và cũng không nên tỏ thái độ phản ứng gì với gia đình họ hàng. Hai bạn cần trao đổi rõ với các bậc cao niên có tiếng nói trong dòng họ, về khía cạnh hợp pháp của mối tình các bạn, cần để các bậc cao niên hiểu đúng và không còn băn khoăn lo lắng về việc kết hôn cùng dòng máu. Sau khi đã thuyết phục được các bậc cao niên, các bạn có thể nhờ họ nói giúp với những người có thể ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của hai bạn.
Trong thời gian chờ đợi sự đồng thuận của dòng họ, nếu yêu nhau thật sự, hai bạn nên động viên nhau bảo vệ tình yêu của mình một cách trong sáng và kiên quyết. Cố gắng đừng để xảy ra những chuyện ngoài ý muốn, đặc biệt trong vấn đề quan hệ.
Chúc hai bạn nhanh chóng vượt qua được khó khăn để tiến đến đoạn kết tốt đẹp như mong muốn.
Theo VNE
Cô em chồng khờ dại Nhà chồng tôi có bốn anh em trai, cố mãi mới được thêm cô út, khi ấy sức khỏe của mẹ chồng không được tốt, cộng thêm đàn con lít nhít nên chỉ biết cắm cúi làm lụng, đâu dư thời gian mà dạy dỗ con. Cô út sống có phần tự do như cây cỏ. Học xong cô được chồng tôi xin...