Có nên nhập 37 toa tàu cũ?
Mới đây, Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã có kiến nghị gửi Chính phủ xin nhập khẩu 37 toa tàu cũ của Nhật Bản để về khai thác.
Điều dư luận băn khoăn nhất là công tác cải hoán được thực hiện và giám sát như thế nào? Nguồn thu có bù đắp được số tiền đã bỏ ra?
Dư luận băn khoăn việc nhập khẩu 37 toa tàu cũ của Nhật Bản để về khai thác. Ảnh: VNR.
Nhập đồ cũ để tiết kiệm chi phí?
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết dù không mất tiền mua song dự án có tổng vốn đầu tư 140 tỷ đồng, trong đó 40 tỷ đồng phí vận chuyển, 80 tỷ đồng để hoán cải và các chi phí khác như đăng kiểm, tư vấn, dự phòng. Tổng vốn do DN tự huy động.
Theo tính toán, sau khi hoán cải, các toa tàu có thể hoàn vốn sau 7 năm và khai thác trong 15 năm. Cũng theo VNR, đây là dự án hiệu quả kinh tế cao bởi các toa tàu mới của Nhật Bản có giá thành trên 30 tỷ đồng mỗi toa, nếu mua mới dự án sẽ là 1.100 tỷ đồng. Việc mua tàu mới khó khả thi bởi các đơn vị đường sắt hiện nay rất khó khăn.
Các toa tàu trên vẫn được khai thác bình thường tại Nhật Bản, bảo dưỡng thường xuyên nên còn rất tốt. Phía Nhật Bản đánh giá, các toa xe này có độ an toàn cao với tỷ lệ sự cố 1-2 vụ trên 1 triệu km vận hành. Phía Nhật Bản đã chuyển giao hàng trăm toa xe DMU và EMU đã qua sử dụng cho đường sắt các nước Myanmar, Indonesia và Philippines để khai thác vận tải hành khách và họ đã sử dụng rất hiệu quả.
Video đang HOT
Sau khi 37 toa tàu đã qua sử dụng của đối tác Nhật Bản được nhập khẩu về Việt Nam sẽ được cải tạo, nâng cấp phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Đại diện VNR cho biết thêm, nếu được chấp thuận, số toa xe này sau khi được nhập về Việt Nam sẽ được cải tạo lại phù hợp với điều kiện sử dụng của Việt Nam. “Trong bối cảnh ngành đường sắt đang thiếu vốn, không có vốn đầu tư thì việc nhập 37 toa tàu cũ của Nhật sẽ giúp VNR tiết kiệm được 1.110 tỷ đồng so với nhập toa tàu mới”, ông Minh nói.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu toa xe cũ đang gặp vướng mắc bởi Nghị định 65/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt nêu rõ chỉ được nhập khẩu phương tiện đã qua sử dụng không quá 10 năm đối với toa xe chở khách, đầu máy, toa xe đường sắt đô thị…
Cân nhắc kỹ lợi – hại
Trao đổi với Đại Đoàn Kết về vấn đề này, GS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng khi đưa ra đề xuất này, ngành đường sắt đã phải tính toán rất kỹ bài toán hiệu quả, an toàn. Nếu như 37 toa tàu đó vẫn bảo đảm an toàn, chất lượng thì hoán cải cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam là tốt. Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở đây là việc cải hoán như thế nào, nếu dễ dàng, suôn sẻ thì nên nhập.
Ông Đào cũng cho rằng, để đóng toa xe mới cần nguồn vốn rất lớn. Ngoài ra còn liên quan đến năng lực sản xuất. “Công nghiệp đường sắt Việt Nam là cơ khí gia công, về mẫu mã, chất lượng sản phẩm không thể bằng Nhật Bản cho dù đó là những toa tàu cũ” – ông Đào nói.
Được biết, các toa tàu cũ của Nhật Bản chạy trên khổ 1.067 mm, trong khi ở Việt Nam, đường sắt khổ 1.000 mm chiếm tới 85%, còn lại khổ tiêu chuẩn 1.435 mm chỉ chiếm 6%, khổ lồng chiếm 9%. Do đó, nếu nhập 37 toa tàu cũ về, ngành đường sắt phải hoán cải cho phù hợp với khổ đường phổ biến ở Việt Nam là 1.000 mm.
Theo các chuyên gia, việc này không quá phức tạp, ngành đường sắt chỉ cần thay các giá chuyển hướng là có thể thay đổi được. Tuy nhiên, ngành đường sắt phải tính toán cẩn thận, chi phí hoán cải là bao nhiêu, thời gian sử dụng còn lại có bù đắp được số tiền đã bỏ ra hay không?
Riêng về việc có thể phải sửa Nghị định để nhập sản phẩm cũ có đến 40 năm sử dụng, ông Đào cho rằng, nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam cần phải rà soát toàn bộ chứ không chỉ vấn đề nhập toa tàu của đường sắt.
Trong khi đó, chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Hữu Đức cho rằng, việc nhập 37 toa tàu cũ này cũng không giúp ngành đường sắt chuyển động mạnh mẽ, bứt phá được. “Với trường hợp được phép nhập khẩu 37 toa tàu cũ này thì cần có đơn vị độc lập để thẩm định, trên cơ sở đó đánh giá tỷ lệ phần trăm, nếu như cái lợi chiếm 51% và cái rủi ro bất lợi chiếm 49% thì nên nhập khẩu về”- TS Đức nêu quan điểm.
Còn chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhìn nhận, xu thế hiện nay của chúng ta là sử dụng hàng hóa, phương tiện tốt hơn, thân thiện môi trường, không phải cứ đồ cũ, hàng bãi của nước ngoài “cho là nhận”.
Ngành đường sắt tăng tần suất chạy tàu khách trên nhiều tuyến
Ngành đường sắt tổ chức chạy thêm các đoàn tàu trên nhiều tuyến sau khi Bộ Giao thông Vận tải Ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt.
Sau khi được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt và có quyết định, ngành đường sắt sẽ tăng tần suất chạy tàu trên nhiều tuyến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Từ ngày hôm nay (21/10), ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy thêm 1 đôi tàu khách trên tuyến Bắc-Nam và một số đôi tàu khu đoạn trên các tuyến Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Vinh và Sài Gòn-Đà Nẵng.
Cụ thể, trên tuyến Bắc-Nam tổ chức chạy hàng ngày đôi tàu khách Thống Nhất SE3/4 xuất phát tại ga Hà Nội và ga Sài Gòn lúc 19 giờ 25 phút.
Như vậy, từ 21/10, trên tuyến Bắc-Nam sẽ có 3 đôi tàu khách hoạt động là SE5/6, SE7/8 và SE3/4.
Các đoàn tàu này sẽ thực hiện việc đón, trả khách tại 38 ga thay vì 23 ga như trước đó gồm Hà Nội, Giáp Bát, Phủ Lý, Nam Định, Nình Bình, Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Minh Khôi, Chợ Sy, Vinh, Yên Trung, Hương Phố, Đồng Lê, Minh Lệ, Đồng Hới, Đông Hà, Huế, Đà Nẵng, Trà Kiệu, Tam Kỳ, Núi Thành, Quảng Ngãi, Đức Phổ, Bồng Sơn, Diêu Trì, La Hai, Tuy Hòa, Giã, Ninh Hòa, Nha Trang, Tháp Chàm, Sông Mao, Bình Thuận, Suối Kiết, long Khánh, Biên Hòa, Dĩ An và Sài Gòn.
Trên tuyến Hà Nội-Hải Phòng, từ 23/10 tổ chức chạy thêm hàng ngày đôi tàu khách LP3/8. Như vậy, từ ngày 23/10, trên tuyến này sẽ có 2 đôi tàu hoạt động gồm LP5/6 và LP3/8.
Tuyến Hà Nội-Vinh từ ngày 21/10 tổ chức chạy đôi tàu NA1/2. Tàu NA1 xuất phát tại Hà Nội lúc 22 giờ 15 ngày 22/10. Tàu NA2 xuất phát tại ga Vinh lúc 21 giờ 25 ngày 21/10.
Tuyến Sài Gòn-Đà Nẵng từ ngày 22/10 tổ chức chạy tàu SE21/22. Tàu SE22 xuất phát tại ga Sài Gòn lúc 10 giờ 40 ngày 22/10. Tàu SE21 xuất phát tại Ga Đà Nẵng lúc 8 giờ 47 ngày 23/10.
"Toàn bộ công tác đón, tiễn hành khách tại các ga, vận chuyển trên tàu được các doanh nghiệp vận tải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương," lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay.
Trước đó, trong các ngày từ 13-20/10, Tổng công ty Đường sắt đã đã tổ chức chạy thí điểm 2 đôi tàu khách trên tuyến Bắc-Nam (32 chuyến) và 1 đôi tàu khách trên tuyến Hà Nội-Hải Phòng (16 chuyến), phục vụ nhu cầu đi lại của hơn 15.000 lượt hành khách đảm bảo an toàn.
Các đoàn tàu này đều thực hiện nghiêm việc giãn cách (50% số chỗ ngồi trên tàu), với số vé bán ra đạt khoảng 90% so với phương án.
Vận tải hành khách đường sắt thích ứng với tình hình mới Theo hướng dẫn tạm thời tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt vừa được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành, các chuyến tàu được phép hoạt động trở lại từ ngày 1/10. Bộ GTVT đưa ra 4 cấp độ nguy cơ để áp dụng tổ chức chạy tàu khách. Khởi động kế hoạch chạy tàu Theo kế...