Có nên ngừng thuốc điều trị viêm gan B khi mang thai
Em 33 tuổi, hiện có thai bé thứ 2 được khoảng 21 tuần. Em phát hiện cứ khi nào dừng uống thuốc viêm gan là hết bị nôn trớ, còn vẫn dùng thì không ăn uống được gì.
Trước khi có thai em điều trị viêm gan B bằng thuốc Tenofo 300 mg và khi có thai em hỏi bác sĩ điều trị, bác sĩ vẫn cho uống thuốc này. Trong 3 tháng đầu, em không thể ăn uống được gì, ăn vào là nôn ra nên chỉ truyền nước biển, đến hơn 3 tháng thì giảm nôn chút ít.
Trước ngày tái khám gan 4 ngày em hết thuốc uống thì thấy ăn uống bình thường và không nôn, sau khi tái khám và uống thuốc tiếp thì em lại nôn và không ăn được. Em nghi do uống thuốc gan nên cách 1 ngày uống 1 viên thì thấy hôm nào không uống không ói nên thông báo cho bác sĩ, bác sĩ đổi sang thuốc Lamivudin.
Nhưng đọc hướng dẫn sử dụng em thấy ghi là phụ nữ có thai và cho con bú không được uống, em rất băn khoăn và lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến em bé không. Nếu không uống em sợ bệnh gan phát triển nên em xin các bác sĩ cho em lời khuyên. Em xin chân thành cảm ơn! (Linh)
Ảnh minh họa: Pharma.
Video đang HOT
Trả lời:
Chào bạn,
Bạn đang điều trị thuốc Tenofo hay Lamivudin đều là thuốc kháng virus để điều trị viêm gan B. Bạn phải điều trị bằng các thuốc trên chứng tỏ bạn đang ở giai đoạn virus tấn công.
Tất cả thuốc trước khi đưa ra thị trường phải được thử nghiệm trên động vật, sau đó thử nghiệm trên người. Nhưng không có một loại thuốc nào được thử nghiệm trên phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi với lý do đạo đức nghiên cứu. Chính vì lý do này mà đa số tờ hướng dẫn sử dụng thuốc khuyến cáo là không sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ cho con bú vì không có thông tin chính xác.
Về trường hợp của bạn, bác sĩ chắc đã cân nhắc giữa cái lợi và cái hại của việc dùng thuốc. Có lẽ tình trạng của bạn bắt buộc phải dùng thuốc hoặc theo kinh nghiệm của bác sĩ điều trị cho bạn các thuốc đó ít ảnh hưởng tới thai nhi.
Bạn nên theo dõi thai định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để đánh giá sự phát triển của thai nhi cũng như tình trạng viêm gan của bạn.
Bác sĩ Nguyễn Đức Thường_Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội
Theo VNE
Những thảo dược điều trị viêm gan B hiệu quả
Tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh về gan ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới nên ý thức tự bảo vệ và điều trị các bệnh về gan, đặc biệt là điều trị viêm gan B của người dân ngày càng được nâng cao. Cùng với đó là sự nở rộ của các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.
Xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược đang nở rộ trong thời gian gần đây. Rất nhiều loại thảo dược theo kinh nghiệm dân gian là hiệu quả trong điều trị viêm gan B đã được bào chế thành thuốc viên để tiện sử dụng. Mỗi loại thuốc có những đặc tính và công dụng khác nhau, được sản xuất bởi những công ty dược uy tín. Tuy nhiên, vẫn còn đó hiện trạng thuốc giả, thuốc chưa qua kiểm duyệt đang làm khó người bệnh.
Đã hoang mang và lo lắng với căn bệnh đang mang trong người, nay lại phải đau đầu trong việc lựa chọn thuốc điều trị, người bệnh đang phải đối mặt với quá nhiều áp lực, sẽ không tốt cho quá trình điều trị. Trong trường hợp này, các loại thuốc được sản xuất bởi các công ty dược danh tiếng, sản phẩm được cấp phép của Bộ y tế và có thử nghiệm lâm sàng sẽ là sự lựa chọn đáng tin cậy cho người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân.
Có rất nhiều loại thảo dược có lợi cho gan. Trong đó nổi bật nhất là: Diệp hạ châu, Nhân trần, cỏ Nhọ nồi và Râu bắp. Bốn thảo dược này đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả cao trong việc bảo vệ và hỗ trợ điều trị viêm gan B, phục hồi tế bào gan.
Diệp hạ châu, Cỏ nhọ nồi, Nhân trần, Râu bắp là 4 loại dược liệu được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong phòng và điều trị viêm gan B
Năm 1982, Diệp hạ châu đã gây sự chú ý cho giới y học về tác dụng điều trị viêm gan B của cây thuốc này. Những thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em với bệnh viêm gan truyền nhiễm bằng một chế phẩm có Phyllanthus amaruscủa Ấn Độ đã cho kết quả nhiều hứa hẹn. Sau 30 ngày uống Diệp hạ châu (900mg/ngày) 50% những yếu tố lây truyền trong máu của virus viêm gan B (sinh kháng thể bề mặt của viêm gan B) đã mất đi. Bột Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) cho kết quả tốt với bệnh nhân viêm gan B khi uống 900 - 2.700mg trong 3 tháng liên tục. Nghiên cứu của Nhật Bản và Ấn Độ trong năm 1980 đã xác định những tác dụng điều trị bệnh gan của Diệp hạ châu là do phyllanthin, hypophyllathin.
Trong khi đó, Nhân trần với Saponin Tritecpenic, Flavonozit, acid nhân thơm, cumarin và tinh dầu có tác dụng tăng tiết mật, thải độc gan, chống viêm, kháng khuẩn.
Cỏ Nhọ nồi kích thích tế bào gan tăng tổng hợp prothrombine, giúp phòng ngừa xuất huyết tiêu hoá trong viêm và xơ gan mạn.
Và Râu bắp làm giảm bilirubine, tăng khả năng giải độc gan.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học hiện đại, bốn loại thảo dược nói trên đã được nghiên cứu bào chế dưới dạng viên nén giúp bảo vệ gan hiệu quả và hỗ trợ điều trị viêm gan B. Với giải pháp này, người bệnh không còn lo lắng về các công đoạn phơi khô, sắc thuốc phức tạp như trước nữa. Đảm bảo cho quá trình điều trị bệnh được liên tục, đều đặn, đây cũng là yếu tố rất quan trọng giúp việc điều trị đạt được hiệu quả mong muốn.
Theo VNE
Có nên pha sữa với nước cơm? Việc thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa cho trẻ 4 tháng tuổi uống có được không? Hỏi: Con tôi 4 tháng tuổi, để giúp cháu làm quen với việc ăn dặm, tôi hay thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa cho cháu uống có được không? Tôi cũng hay đun sôi sữa hoặc pha với nước đang sôi rồi mới cho cháu...