Có nên ngừng sử dụng tấm lợp amiang vì sợ ung thư?
Trong khi Tổ chức Y tế thế giới cho rằng amiang có khả năng gây ung thư thì tại Việt Nam, đây vẫn là một vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến nhờ những tính năng ưu việt. Câu chuyện này đang gây nhiều tranh cãi.
Trước nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề sử dụng amiang trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngày 17/6, Bộ Xây dựng cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội tổ chức hội thảo “quản lý và sử dụng amiang trắng trong sản xuất tấm lợp tại Việt Nam”.
Hội thảo nhằm tiếp thu ý kiến của các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, từ đó nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ giải pháp thích hợp nhất, trong đó lợi ích, sức khỏe của người dân, công nhân được đặt lên trên hết. Bên cạnh đó, cân đối nhu cầu sử dụng của thị trường.
Mỹ cấm sử dụng rồi lại hủy bỏ lệnh cấm
Ông Lê Văn Tới – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) – cho biết, thực tế tồn tại 2 nhóm sợi khoáng có tên chung thương mại là amiang, đó là nhóm amphibol (amiang nâu và xanh) và nhóm serpentil thường gọi là chryzotil (amiang trắng – AC). Trong đó, mức độ độc hại của nhóm amphibol bị xếp thứ 92 trong danh mục các chất gây độc hàng đầu (CERCLA) do Cơ quan thống kê các chất độc và các bệnh do chúng gây ra (ATSDR) của Hoa Kỳ công bố vào năm 2007. Còn amiang trắng xếp thứ 119 về mức độ độc hại.
Nhiều ý kiến tranh cãi về việc có nên tiếp tục sử dụng vật liệu amiang (Ảnh minh họa)
Hiện có 149 quốc gia và vùng lãnh thổ vơi hơn 3/4 dân sô thê giơi cho phép sư dung amiang trăng (AC) va cac san phâm chưa amiang trăng, trong đo co các nước G8 gồm: Hoa Ky, Canada, Liên bang Nga và các nước: Mexico, Brazil, , Ukraina, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Trung Quôc, Ân Đô, Thai Lan, Indonesia, Việt Nam… Đây là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho hơn 3000 sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp như xây dựng, đóng tàu, ô tô, hàng không…
Đáng chú ý, nước Mỹ từng có thời gian cấm sử dụng amiang từ những năm 1980 nhưng đến năm 1991 thì đã hủy bỏ lệnh cấm dựa trên những lý lẽ cho rằng: Sẽ không có sự nhiễm bụi sợi amiang đáng tiếc nào xảy ra nếu như sản phẩm đó được sản xuất và sử dụng dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn; Những sản phẩm mới thay thế chưa chứng minh được mức độ an toàn về sức khỏe con người; Dùng sản phẩm có chứa thành phần amiang hiệu quả và kinh tế hơn bất cứ sản phẩm nào dùng các loại sợi có thể thay thế…
Đến năm 2011, Tòa án Tối cao Ấn độ cũng đã bác bỏ yêu cầu của các Tổ chức phi chính phủ NGO là cấm sử dụng tất cả các loại amiang. Singapore, Đài Loan đã từng cấm amiang nhưng sau đó cũng đã rút bỏ lệnh cấm từ năm 2010.
Tại Việt Nam, số liệu từ Hiệp hội Vật liệu xây dựng cho thấy, vật liệu amiang đã được tồn tại từ 50 năm nay với khoảng 40 nhà máy đang hoạt động. Hiện tại, theo quyết định 121 phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2008, chỉ duy nhất sợi amiang trắng được phép nhập khẩu và sử dụng tại Việt Nam. Ông Võ Quang Diệm – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam – cho biết, mỗi năm, cả nước tiêu thụ khoảng 80-90 triệu m2 tấm lợp AC. Tấm lợp AC có chất lượng tốt, khả năng chống xuyên nước tốt, độ bền cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt với tuổi thọ từ 30-50 năm, phù hợp những vùng sâu, vùng xa, những vùng chịu ảnh hưởng của bão lũ trong khi giá thành chỉ bằng 1/3 tấm lợp tôn…
Video đang HOT
Chưa phát hiện bệnh ung thư liên quan đến amiang
Tóm lại, vấn đề đang gây nhiều ý kiến tranh cãi chính là sự ảnh hưởng của amiang đối với sức khỏe con người. Theo ông Tới, trong khi các đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng các loại amiang đều có khả năng tiềm tàng gây ung thư ở người thì nhiều nghiên cứu khoa học tại Mỹ, Canada, các nước trong khối SNG, Braxin, Ấn Độ, Thái Lan… lại cho thấy tỷ lệ ung thư phổi ở nhóm công nhân tiếp xúc với amiang trắng không có khác biệt so với nhóm người không tiếp xúc.
Thậm chí, tỉ lệ chết bình quân và chết do các bệnh ung thư của cư dân của thành phố Asbest (thành phố cạnh mỏ amiang trắng) vùng Uran không có sự khác biệt so với cư dân các thành phố và các vùng khác trong liên bang Nga.
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế cũng thừa nhận rằng môi trường sống của chúng ta hiện nay bị tác động rất nhiều thứ độc hại có khả năng ung thư nguy hiểm hơn amiang.
Đáng chú ý, Hồ sơ Quốc gia về amiang từ năm 2009 đến 2012 được xây dựng bởi Bộ Y tế và Viện Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản đã kết luận: Trong số các phim chụp X quang và CT scanner cho người lao động tiếp xúc với amiang từ năm 2004 đến nay, chưa phát hiện được các bệnh liên quan đến amiang.
Bên cạnh đó, hiện nay, hàng loạt nhà máy sản xuất tấm lợp amiang đang áp dụng công nghệ sạch khép kín, tất cả đều được tự động hóa, sử dụng nước thải tuần hoàn, không thải ra bên ngoài. Các công đoạn được cấp nguyên liệu được cách ly hoàn toàn với khu sản xuất, hạn chế sự ô nhiễm từ nguyên liệu amiang trắng.
Trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận định, hiện nay nước ta sản xuất khoảng trên 300 triệu m2 tấm lợp bao gồm ngói lợp, tôn lợp, có tấm lợp amiang và tấm lợp bằng những chất hữu cơ khác. Trong đó, tấm lợp amiang chiếm khoảng 25-30% tổng diện tích m2 tấm lợp.
“Nếu giả sử chúng ta có cấm thì cũng phải đưa ra một lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế, phải đầu tư sản xuất nghiên cứu để đưa ra được các sản phẩm thay thế phù hợp với tính năng sử dụng cũng như về sức thanh toán của người dân, đồng thời cũng để cho các doanh nghiệp có thời gian khấu hao trả nợ đổi mới công nghệ chuyển sang mô hình hoạt động khác” – Thứ trưởng Nam khẳng định.
Lan Hương
Theo Dantri
Mặc truyền thông quốc tế "tố" hiếu chiến, Trung Quốc tiếp tục chiêu bài mị dân
Trong khi truyền thông quốc tế tiếp tục đưa những bằng chứng tố cáo hành động hung hãn của Trung Quốc trên biển Đông thì ở trong nước, chính quyền Trung Quốc vẫn lớn tiếng vu khống Việt Nam chủ động đâm va tàu Trung Quốc.
Trung Quốc vu khống Việt Nam đâm tàu 1.200 lần
Trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh lại trắng trợn vu khống tàu Việt Nam đâm vào tàu của nước này. Theo người phát ngôn Hồng Lỗi, tính cả hai giai đoạn (giai đoạn 2 được tính từ lúc Trung Quốc cho dịch chuyển giàn khoan hôm 27-5), phía Việt Nam đã đâm tàu Trung Quốc đến hơn 1.200 lần.
Bất chấp các hành vi hung hăng gây hấn của tàu chiến Trung Quốc được các báo nước ngoài ghi nhận, ông Hồng Lỗi đổ lỗi rằng chính Việt Nam mới là bên "làm to chuyện". Đồng thời, ông này còn đe dọa phía Việt Nam sẽ gánh chịu tất cả thiệt hại từ việc "làm lớn chuyện". Người phát ngôn này còn trắng trợn yêu cầu Việt Nam "từ bỏ hoang tưởng" và "ngừng mọi khiêu khích", đồng thời bắt rút tàu ra khỏi khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Liên tiếp bằng chứng cho thấy, Trung Quốc chèn, ép, đâm va tàu Việt Nam, tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn đổi trắng, thay đen, vu cáo Việt Nam đâm tàu 1.200 lần
Cùng với việc đưa ra các tuyên bố bịa đặt nhắm vào Việt Nam, người phát ngôn Hồng Lỗi còn hùng hồn tuyên bố sẽ kiên quyết đáp trả các hành động khiêu khích đối với "chủ quyền lãnh thổ" nước này sau khi các lãnh đạo G7 bày tỏ lo ngại sâu sắc về các căng thẳng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Ông Hồng Lỗi mạnh miệng tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ kiên quyết đáp trả các hành động của một số ít quốc gia nhằm khiêu khích, xâm phạm đến quyền và lợi ích của Trung Quốc, cố tình phá hoại ổn định hòa bình trên biển.
Sự hung hãn của Trung Quốc tiếp tục bị vạch trần
Truyền thông quốc tế tiếp tục phơi bày sự hung hăng của tàu Trung Quốc khi đe dọa tàu Việt Nam ở khu vực đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trong bài viết trên CNN ngày 6-6, nhà báo Euan McKirdy viết rằng trong khi Trung Quốc khăng khăng nói phía Việt Nam "có lỗi", thuyền trưởng của tàu cá ĐNa-90152 TS khẳng định chắc chắn rằng tàu của ông bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngụy trang thành tàu cá đâm chìm.
Nhà báo McKirdy còn kể lại những gì đã chứng kiến tận mắt tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo đó, dù ở khoảng cách xa, nhà báo McKirdy vẫn thấy rõ giàn khoan Hải Dương-981 cùng nhiều tàu hộ tống của Trung Quốc quần tụ xung quanh. Ông McKirdy khẳng định trong bài viết: "Giàn khoan Hải Dương-981 được hạ đặt một cách đơn phương mà không có sự bàn luận giữa hai bên, khiến người dân Việt Nam rất phẫn nộ".
Ngoài ra, một đoạn phim mà CNN có được cho thấy các tàu Trung Quốc không chỉ phun vòi rồng mà còn hung hăng đâm thẳng vào tàu Việt Nam ở khu vực đặt giàn khoan Hải Dương-981.
Trung Quốc đâm va, phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
Ngoài ra, các hãng tin như Reuters, Bloomberg, tờ The Telegraph và Daily Mail cũng đăng lại đoạn phim quay cảnh tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, đưa thông tin khá đậm về vụ này. Trong đó, Daily Mail đăng tin cùng đoạn phim với tựa đề: Tàu khổng lồ Trung Quốc đâm tàu cá nhỏ Việt Nam ở trên biển Đông. Daily Mail còn đăng nhiều hình ảnh được chụp từ đoạn phim cho thấy quá trình tàu lớn Trung Quốc tiến thẳng tới và đâm tàu cá Việt Nam. Tờ báo của Anh cũng nhắc tới tình trạng "Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần 90% biển Đông, thể hiện tuyên bố đó trên bản đồ bằng cái gọi là đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) đâm sâu vào trung tâm hàng hải của Đông Nam Á". Tương tự, Reuters và Bloomberg đề cập tình trạng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần trọn biển Đông thông qua yêu sách đường lưỡi bò phi lý.
Trung Quốc đưa tàu chuyên dụng uy hiếp Việt Nam
Chiều 6-6, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tàu cá cỡ lớn của Trung Quốc có hình "quả lê" phía trước dưới vạch mớn nước và có chân vịt mũi, chứng tỏ đây là tàu trọng tải cỡ lớn có tính chuyên dụng quay trở nhanh xuất hiện xen cùng với nhiều tàu cá của Trung Quốc trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Hành động đưa tàu chuyên dụng ra vùng biển chủ quyền của Việt Nam của phía Trung Quốc là nhằm để tăng khả năng đâm, va, uy hiếp tàu của ngư dân cũng như lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam trên vùng biển chủ quyền Việt Nam.
Cũng trong ngày 6-6, theo quan sát từ hiện trường, lực lượng kiểm ngư Việt Nam phát hiện phía Trung Quốc huy động và duy trì tổng số khoảng 115 tàu, gồm 35- 40 tàu hải cảnh, khoảng 30 tàu vận tải, 35-40 tàu cá trong đó có sự hỗ trợ của 4 tàu chiến.
Điều quan ngại, tàu phía Trung Quốc đã có nhiều hành động nguy hiểm, liên tiếp ném vật cứng, chai lọ sang tàu của Kiểm ngư Việt Nam.
Những hành động ngang ngược và vô nhân đạo mà phía Trung Quốc gây ra tại vùng biển chủ quyền Việt Nam đều được lực lượng Kiểm ngư Việt Nam nhân nhượng, và kiềm chế. Song, với tinh thần quyết tâm giữ vững vùng biển chủ quyền Việt Nam, lực lượng Kiểm ngư vẫn linh hoạt tiếp cận giàn khoan để tuyên truyền, vận động phía Trung Quốc rút giàn khoan hạ đăt trái phép ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Theo An Ninh Thu Đô
Việt Nam có năng suất lao động thấp nhất châu Á Năng suất lao động của Việt Nam ở hàng thấp nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trên thực tế, 1/5 lao động Việt Nam làm việc mà không có hợp đồng lao động và tỷ lệ này là 45% đối với lao động trẻ dưới 25 tuổi. Đó là thông tin do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)...