Có nên nghiêm khắc hơn với nạn “cày vàng” ?
Bất kỳ người chơi MMO nào cũng biết “ cày vàng” là gì, vì nó đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, liên tục được thúc đẩy bởi hàng ngàn xí nghiệp bóc lột nhân công ở khắp Trung Quốc và các nước đang phát triển khác, bất kể bên phía nhà phát triển MMO có đưa ra bao nhiêu quy định sử dụng hay ban tài khoản đi nữa. Đó là một công việc đang được phát triển mạnh và gia tăng mỗi năm, chỉ tính riêng tại Trung Quốc thì việc kinh doanh tiền ảo đã đạt đến 300 triệu USD trong năm 2009, với một lượng “ nông dân cày vàng“làm full time lên tới 150,000 người.
Ảnh minh họa
Nhưng việc “ cày vàng” này là vấn đề rắc rối đối với ai? Về phía người chơi, đối với các nhà phát triển hay cho cả hai, sẽ phải bơi trong một biển toàn những tin nhắn spam mà họ không thể kiểm soát nổi?
Khi nhìn về phía cộng đồng người chơi trong một MMO, nền kinh tế của trò chơi đóng một phần rất lớn trong tổng thể trải nghiệm trò chơi. Các trò chơi được tạo ra với mục đích cho game thủ phải giao dịch các món đồ với nhau, bằng cách sử dụng các nhà bán đấu giá, như thế tất cả mọi người sẽ có những gì họ cần thông qua việc trao đổi các item có giá trị mà họ không thể hoặc không muốn sử dụng. Mô phỏng một nền kinh tế thực sự dựa trên nguyên tắc cung và cầu, lạm phát là một vấn đề lớn có thể làm hỏng toàn bộ hệ thống giao dịch.
Ảnh minh họa
Cơ chế “ cho tôi vàng và tôi sẽ đưa cho bạn món đồ này” thật là tuyệt vời miễn là mọi giao dịch được thực hiện trong trò chơi đều bằng nguồn tài nguyên của chính trò chơi đó cung cấp. Nhưng khi các “ nông dân cày vàng” đến và nói “ Này! Tôi sẽ bán cho bạn vàng và đồ bằng tiền thật“, giá trị của tiền tệ trong game sẽ giảm xuống nhanh chóng bởi vì người chơi có thể mua lượng lớn vàng trong một thời gian ngắn. Và đến khi mọi thứ trong trò chơi đều có giá cả trên trời, toàn bộ hệ thống thương mại sẽ bị sụp đổ.
Ảnh minh họa
Các nhà phát triển vấp phải vấn đề riêng của họ, bên cạnh việc mạo hiểm mất đi người chơi vì nền kinh tế không thất bại, thì mối quan tâm lớn nhất của họ chính là họ đang mất tiền, trong khi một người nào khác đang kiếm lời bởi sản phẩm của chính họ. Tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng các làn sóng ban tài khoản sẽ không có tác dụng lâu dài, với hầu hết các MMO hiện nay đều ở dạng free-to-play, việc ban tài khoản bắt đầu trở nên thừa, vì các nông dân luôn luôn có thể tạo tài khoản mới và bắt đầu lại.
Vì lí do trên các trò chơi như Guild Wars 2 hay Diablo III đã cố gắng thử tiếp cận bằng một cách khác như đưa vào trong trò chơi hệ thống cash-shops để người chơi có thể dùng tiền thật của mình để chơi game dễ hơn hoặc thậm chí tạo ra một hệ thống canh tác vàng của riêng mình, giống như Diablo III, nơi mà người chơi có thể bán các item và vàng để lấy tiền thật, biến cá nhân họ thành những “nông dân cày vàng” cho chính bản thân mình . Những hệ thống này được duy trì và bảo đảm rất tốt và nó cũng cắt đi phần nào lợi nhuận của các dân cày bí mật, nhưng nó vẫn chưa thể dập tắt tệ nạn này.
Video đang HOT
Guild Wars 2 cash shop
Theo ý kiến của tôi thì, các nhà phát triển MMO đang rất nghiêm túc trong việc chống lại nạn “ cày vàng” đang kiếm lời từ sản phẩm của họ, nhưng số lượng nông dân cũng sẽ vẫn tăng lên mỗi năm cùng với sự phát triển của thị trường này. Tôi không nghĩ rằng ngăn chặn hoàn toàn sẽ là giải pháp tốt nhất, thay vào đó là tạo ra những MMO mà cho phép người chơi được hưởng lợi thế một chút từ việc họ bỏ tiền thật vào game. Khi đó toàn bộ hệ thống sẽ nằm trong tay họ ngay từ đầu, và họ sẽ đảm bảo để nó hợp nhất một cách hoàn hảo với nền kinh tế của trò chơi mà không làm hỏng nó.
Diablo III là một ví dụ hoàn hảo về việc một trò chơi có thể kiếm lợi nhuận từ thị trường tiền thật, trò chơi đã đưa ra những công cụ hữu ích đáp ứng cho cả hai loại người chơi, những người chơi tự trải nghiệm, cày đồ cho bản thân và những người sẵn sàng chi ra 200 USD để sở hữu món đồ mạnh nhất rồi làm những gì họ muốn. Có thể nói đó là một cơ chế thỏa mãn cho cả ba đối tượng và đặc biệt là Blizzard khi họ nhận được một phần tiền thật được giao dịch qua lại trong máy chủ.
Dù sao đây cũng là một vấn đề mà không phải ngày một ngày mai có thể giải quyết nhanh chóng. Chúng ta hãy cùng chờ xem những tựa game MMO trong tương lai sẽ đối mặt ra sao với vấn đề này nhé.
Theo GameK
[Ghi nhận] Game thủ Việt thích gì ở game online mới
Thưa các bạn độc giả, ngay sau khi bài viết "Các bạn muốn gì ở một game online mới?" được ra mắt, rất nhiều những chia sẻ, mong mỏi cũng như ý kiến trái chiều của các bạn độc giả GameK đã được đăng tải ở phần bình luận. Trong đó, hy vọng về một tựa game sở hữu những tính năng vừa mới lạ, vừa gần gũi với người chơi, lại vừa loại bỏ được những tính năng khiến cho không ít tựa game online hiện đang mở cửa tại Việt Nam bị người chơi gọi là... game rác.
Thế nhưng, liệu tất cả những mong mỏi đó đều có thể được các NPH cũng như các nhà sản xuất game Việt đáp ứng? Chúng ta hãy cùng điểm qua những chia sẻ tiêu biểu của bài viết trước, để có được cái nhìn khái quát về những thách thức, khó khăn cũng như lợi ích mà Game online Việt có được nếu những mong mỏi của game thủ trở thành sự thực.
Game thủ Việt thực sự muốn gì?
Một trong những comment tiêu biểu của bài viết được đề cập ở trên là bình luận của bạn đọc có tên Darkness. Thông qua đó, bạn bày tỏ những quan điểm riêng của bản thân về tựa game được mong đợi từ những khía cạnh đồ họa cũng như gameplay: Đồ họa cần có màu sắc và sự hầm hố riêng để gây ấn tượng mạnh với người chơi cũng như miêu tả được độ khủng của trang bị. Thêm vào đó, hệ thống gameplay cũng nên được chăm chút sao cho "Gameplay không quá khó nhưng cũng không được quá dễ, nên chú trọng về mảng hành động, sử dụng nhiều kỹ năng bản thân và đầu óc tính toán."
Cùng ý kiến với Darkness, nhưng một độc giả khác tên minato lại thẳng thắn hơn khi nói không với game 2D và webgame, cũng như những tựa game các NPH nhập khẩu từ Trung Quốc ngoại trừ những sản phẩm thực sự chất lượng.
Những chia sẻ nêu trên cũng là nguyện vọng của rất nhiều độc giả khác. Một trong những khía cạnh trong game mà NPH đã và đang áp dụng một cách triệt để lên những tựa game họ phát hành, gây ức chế cho không ít người chơi đó chính là cửa hàng sử dụng tiền thật trong game, tạm gọi là cash shop. Có thể nói đối với một tựa game MMO miễn phí, một khi đã bỏ tiền vào game, không nhiều thì ít, người chơi sẽ có một lợi thế nhất định so với những người chơi không sử dụng cash shop.
Thế nhưng trong nhiều trường hợp, việc NPH hút máu người chơi lại dẫn đến không ít những vấn đề kéo theo. Ví dụ đã có không ít game thủ bỏ ra tiền triệu, thậm chí tiền tỷ chỉ để sở hữu những vật phẩm trong game, khiến game phần nào mất cân bằng, dẫn đến khái niệm chung "cứ có tiền là nhân vật sẽ mạnh". Đưa ra giải pháp cho thực trạng này, không ít gamer và độc giả cho rằng, game thay vì miễn phí hoặc thu phí giờ chơi, NPH có thể bán code kích hoạt game. Người chơi chỉ cần mất một khoản phí ban đầu là sẽ có thể thưởng thức tựa game mình yêu thích, giống như bom tấn Guild Wars 2 mới đây chẳng hạn.
Một giải pháp khác cho tình trạng trên đó mà NPH, thay vì bán những vật phẩm có khả năng đẩy sức mạnh nhân vật lên đáng kể, mà sẽ bán ra những món đồ mang tính trang trí cho người chơi, hoặc nếu có tăng thì cũng không khiến cho nhân vật trở thành siêu nhân trong server.
Về phần gameplay, có thể nói game thủ Việt đã chán ngấy lối chơi tự động mà nhiều webgame hay thậm chí là cả MMO cài đặt ở Việt Nam đang khai thác. Chỉ cần vài ba cú nhấp chuột là bạn có thể ngồi thưởng thức chai Sting vừa gọi và ngắm nhìn nhân vật của mình tự động đánh quái, tự động nhận, trả nhiệm vụ... Rõ ràng đó chỉ như một dạng tương tác với nhân vật trong game, chứ khó có thể coi là chơi game theo đúng nghĩa. Theo chia sẻ của nhiều độc giả, một hệ thống gameplay tốt phải có được tư duy của game thủ, từ việc build kỹ năng nhân vật, cách giải quyết những nhiệm vụ từ dễ đến khớ, cũng như đề cao tính đồng đội trong game...
Tuy nhiên tất cả những trăn trở trên đây của những độc giả đều bị lấn át bởi một luồng ý kiến: Game online Việt cần một cộng đồng đủ mạnh và nhận được nhiều sự quan tâm của nhà phát hành. Thời gian gần đây, nhưng sự kiện của các NPH tổ chức dành cho cộng đồng game thủ Việt có thể nói là ít đi trông thấy. Dần dà, những người chơi game online cũng mất đi sân chơi chung, nơi tiếng nói của họ được NPH lắng nghe và đáp ứng. Chưa kể, bên cạnh việc cộng đồng game Việt dần co cụm, thì tình trạng nhà phát hành chậm theo dõi những chuyển động và phản hồi về tựa game họ phát hành cũng đang có chiều hướng gia tăng.
Đó mới chỉ là những chia sẻ tiêu biểu trong số những chia sẻ của rất nhiều các bạn độc giả của GameK. Ngoài ra, còn rất nhiều những nguyện vọng khác mà trong bài viết không tiện đề cập như việc nhập những MMO có tên tuổi lớn ở thị trường nước ngoài về Việt Nam, môi trường game rộng lớn để thoải mái khám phá, hay thậm chí là đòi hỏi game online phải được dựng bằng những engine đồ họa xịn nhất...
Thế nhưng, liệu tất cả những đòi hỏi này của game thủ có đủ hợp lý để các NPH game tại Việt Nam đáp ứng?
Còn rất gian nan
Có thể nói, hầu hết những mong mỏi của game thủ được đề cập ở nửa đầu bài viết đều rất hợp lý và có thể góp phần tạo nên một môi trường game online trong nước sôi động hơn so với hiện nay. Tuy nhiên có thể chắc chắn rằng đó sẽ là một thử thách cực kỳ nan giải cho tất cả các NPH tại Việt Nam, đơn giản vì không phải cứ muốn là có thể thực hiện một cách suôn sẻ và dễ dàng.
Hãy bắt đầu với mong muốn đầu tiên của các game thủ, một MMO với nền đồ họa cao cấp, phô diễn được vẻ đẹp của game. Chuyện phát triển hoặc nhập một tựa game với nền tảng hình ảnh như vậy không khó. Thế nhưng, liệu nhà phát hành có thể chắc chắn được rằng tựa game đẹp lung linh của họ sẽ chạy được trên 100% số lượng máy tính có kết nối internet tại Việt Nam hay không? Điều này không một ai dám giải đáp, vì vậy các nhà phát hành cũng rất e dè với những game online như vậy.
Có chắc 100% PC tại Việt Nam chạy được những game như vậy?
Tiếp đến là tình trạng cash shop đang biến những đại gia ngoài đời thực trở thành siêu nhân trong game. Giải pháp mà độc giả đưa ra là tiến hành bán game theo dạng bán code kích hoạt tài khoản game. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, thế nhưng chưa chắc tình trạng Cash shop gây mất cân bằng trong game sẽ chấm dứt. Thứ nhất, việc bán code kích hoạt game tỏ ra là một hướng đi cực kỳ nhiều rủi ro.
Bán key kích hoạt chưa chắc đã giải quyết được vấn đề
Hãy lấy dẫn chứng về tựa game FPS đầu tiên do người Việt phát triển: 7554. Quay lại quá khứ một chút, khi 7554 chuẩn bị ra mắt, trên khắp các diễn đàn cũng như các trang tin về game tại Việt Nam, hễ có bài viết giới thiệu về 7554 là không ít các độc giả cũng như game thủ Việt vào bình luận đầy tự tin, nào là " ủng hộ game Việt, chắc chắn sẽ mua game bản quyền, nói không với crack". Thế nhưng doanh thu của 7554 ra sao, có lẽ tất cả chúng ta đều đã biết.
Chưa kể, một khi đã bán code kích hoạt game cho người chơi, chưa chắc cash shop trong game sẽ hoàn toàn biến mất. Có cầu ắt sẽ phải có cung, vì thế việc nhà phát hành đi theo hướng miễn phí giờ chơi cộng thêm việc mở cash shop sẽ vẫn là hướng đi an toàn nhất cho họ.
Thứ ba, nhận định chung là tư duy của không ít, nếu không muốn nói là đa số game thủ Việt đã bị xáo mòn bởi lối chơi MMO theo dạng rảnh tay mà không ít độc giả phê phán ở bài viết trước. Một MMO mới, với hệ thống gameplay phức tạp, đòi hỏi game thủ có sự tập trung cao độ, cộng với việc phải vắt óc tìm hướng đi riêng cho nhân vật sẽ khiến cho không ít gamer cảm thấy lười, và hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng bỏ game với lý do game khó quá. Và bên cạnh đó vẫn còn nhiều, rất nhiều những khó khăn khác ngăn cản việc các NPH trong nước mang những tựa game hay, game bom tấn về với dải đất hình chữ S.
Nói đi thì cùng phải nói lại, những phản hồi cũng như những mong mỏi của cộng đồng game thủ luôn là những thứ đáng giá nhất đối với bất kỳ một nhà phát hành nào, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Hy vọng các NPH game ở Việt Nam có thể ghi nhận những ý kiến phản hồi của game thủ để có thể đem tới cho cộng đồng game Việt những tựa game có chất lượng, đi kèm với đó là việc tạo ra, phản hồi, hỗ trợ một cộng đồng game thủ đông đảo. Chỉ có như vậy, làng game online trong nước mới có thể khởi sắc và quay trở lại thời kỳ hoàng kim của nhiều năm về trước.
Theo GameK
Điểm qua những cái nhất của làng game thế giới trong năm 2012 Như chúng ta đã biết, mới đây, Massively - Một chuyên trang về game online nổi tiếng trên thế giới đã công bố kết quả bình chọn về những tựa game online đặc sắc nhất trong năm 2012. Đây là cuộc bình chọn về các game online phiên bản tiếng Anh được phát hành rộng rãi trên khắp thế giới (global) chứ không...