Có nên miễn kiểm định lần đầu với ô tô đăng ký mới?
Cục Cảnh sát giao thông (CSGT – Bộ Công an) vừa có văn bản đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) nghiên cứu để người dân, tổ chức tại các huyện đảo được phép miễn kiểm định lần đầu trước khi thực hiện đăng ký hoặc miễn kiểm định với xe sản xuất mới.
Có nên miễn kiểm tra an toàn kỹ thuật lần đầu?
Cục CSGT đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam áp dụng biện pháp này với lý do, các phương tiện nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp trong nước đã được kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước khi bán ra thị trường, nên cần xem xét để miễn kiểm tra an toàn kỹ thuật lần đầu đối với các phương tiện cơ giới đường bộ mới xuất xưởng, còn thời hạn bảo hành của nhà sản xuất. Đồng thời, Cục CSGT cũng đề nghị đa dạng hóa các hình thức kiểm định, thay vì chỉ giao cho các trung tâm đăng kiểm, thì cũng nghiên cứu giao việc kiểm định cho các cơ sở bảo dưỡng, bảo hành chính hãng đủ điều kiện theo quy định.
Không nên miễn kiểm định lần đầu với xe ô tô đăng ký mới.
Bên cạnh đó, theo đề nghị của Cục CSGT, Cục Đăng kiểm Việt Nam sớm triển khai thực hiện quy định trách nhiệm của chủ phương tiện trong bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện của mình, tránh tình trạng nhiều phương tiện bị trục trặc kỹ thuật khi lưu thông, dẫn đến tai nạn hoặc chết máy gây cản trở và ùn tắc giao thông, làm thiệt hại về thời gian, nhiên liệu cho các phương tiện khác; phối hợp với lực lượng công an trong đấu tranh ngăn chặn tận gốc các cơ sở sửa chữa, độ chế, cơi nới thành thùng xe quá khổ, quá tải, gây mất an ninh trật tự.
Theo Thông tư số 16/2021/BGTVT của Bộ GTVT, xe ô tô kiểm định lần đầu để tham gia giao thông được thực hiện tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trong cả nước. Khi đưa xe đến, chủ xe hoặc người đến làm thủ tục xuất trình, nộp một số giấy tờ để lập hồ sơ phương tiện xuất trình giấy đăng ký (hoặc giấy biên nhận giữ bản chính) hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe; nộp bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý); nộp bản chính giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo. Xe mới, có thời gian sản xuất 2 năm trở lại, khi đăng kiểm lần đầu được miễn kiểm tra khí thải.
Cần cân nhắc
Trước đề nghị trên, các chuyên gia giao thông cho rằng, việc kiểm định lần đầu đối với xe ô tô mới không đơn thuần chỉ là kiểm tra kỹ thuật phương tiện, mà còn có vai trò “cấp phép” cho phương tiện lưu thông an toàn, do đó, trong quá trình nghiên cứu, tham mưu các cơ quan chức năng triển khai, chỉ nên giảm một số hạng mục kiểm tra, không nên miễn kiểm định hoàn toàn lần đầu.
Đại diện các gara, đại lý bán xe ô tô mới cũng cho hay, chỉ nên giảm hạng mục kiểm tra, không nên miễn thủ tục đăng kiểm lần đầu, vì quy trình đăng kiểm xe cơ giới đường bộ hiện nay đối với xe mới đăng ký lần đầu tại cơ quan công an phải lập hồ sơ quản lý (thông tin phương tiện, chủ xe) và nộp phí bảo trì đường bộ. Thêm vào đó, xe ô tô để tham gia giao thông còn phải lập hồ sơ để quản lý quá trình sử dụng, tồn tại, số khung, số máy của phương tiện… phục vụ các cơ quan thuế, công an, ngân hàng… Trong khi, xe ô tô mới có thời gian từ khi xuất xưởng đến khi đăng ký, đăng kiểm lần đầu kéo dài 2 – 2,5 năm, nếu không kiểm định lần đầu có thể có rủi ro kỹ thuật, nhất là đối với xe nhập khẩu.
Video đang HOT
Theo TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, việc miễn hoàn toàn kiểm định lần đầu dễ gây ra “lỗ hổng” quản lý an toàn chất lượng xe khi tham gia giao thông. Xe ô tô mới phải được cấp, gắn biển số đăng ký và dán tem đăng kiểm mới được chạy trên đường. Biển số xe có thời hạn lâu dài, còn tem đăng kiểm (và giấy chứng nhận đăng kiểm) chỉ có thời hạn nhất định.
Tem đăng kiểm xe ô tô mới nhằm xác nhận số khung, số máy phương tiện và thời hạn xe phải kiểm định lại, là căn cứ để cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát đối với chất lượng phương tiện trong quá trình tham gia giao thông. Việc miễn kiểm định lần đầu sẽ không có căn cứ để quản lý thời hạn kiểm tra lại chất lượng xe khi tham gia giao thông lần tiếp theo… Do đó, chỉ nên giảm một số hạng mục kiểm định kỹ thuật lần đầu như đèn chiếu sáng, dây đai an toàn…
Qua tìm hiểu, hầu hết chủ xe ở các huyện đảo, vùng sâu, cách xa trung tâm đô thị, sau khi mua xe đều thuê đại lý bán xe đăng kiểm lần đầu ở khu vực mua xe, sau đó đưa xe về địa phương sử dụng, lưu hành. Song, thực tế, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hiện nay đều đã phủ kín các địa phương cơ sở, nên việc kiểm định lần đầu với xe ô tô mới khá thuận tiện. Xe mới khi kiểm định lần đầu còn được giảm kiểm tra khí thải so với xe đang lưu hành. Nếu bỏ đăng kiểm lần đầu sẽ gây khó khăn cho quản lý trong quá trình xe lưu thông, trong đó có việc xác định trách nhiệm khi xảy ra tai nạn, sự cố kỹ thuật hoặc liên quan đến các vi phạm pháp luật khác.
Riêng với đề xuất giao cho cơ sở gara bảo hành chính hãng đủ điều kiện theo quy định kiêm chức năng kiểm định, theo các chuyên gia, đại diện các trung tâm đăng kiểm là không cần thiết, vì thực tế các trung tâm đăng kiểm hiện nay trên toàn quốc đều đã tập trung đầy đủ nguồn lực để kiểm định. Nếu để các cơ sở bảo hành chính hãng kiểm định sẽ khó kiểm soát về phương tiện, chất lượng an toàn kỹ thuật xe ô tô, nhất là việc cạnh tranh không lành mạnh với các trung tâm đăng kiểm.
Theo Nghị định 139/2018/CP, dịch vụ kiểm định gắn liền với phục vụ quản lý Nhà nước về phương tiện như thu phí đường bộ, hỗ trợ kiểm soát xe vi phạm giao thông, xe liên quan đến vi phạm pháp luật… chứ không đơn giản chỉ làm dịch vụ kiểm định.
Cận cảnh quy trình đăng kiểm xe ô tô và biểu phí mới nhất năm 2022
Đăng kiểm xe ô tô là quá trình cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xe xem có đạt tiêu chuẩn hay không, bao gồm các tiêu chuẩn: An toàn kỹ thuật (hệ thống phanh, thước lái, chiếu sáng, mức độ bảo vệ môi trường...).
Nếu xe đạt yêu cầu sẽ được cấp hoặc gia hạn cho phép xe ô tô được tham gia giao thông, trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ xe cần sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy chứng nhận kiểm định.
Quy trình đăng kiểm xe ô tô là điều không còn quá xa lạ đối với các lái xe hoặc những người đang sở hữu riêng cho mình xe ô tô, đây cũng là quy định bắt buộc của pháp luật Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Tùy vào từng loại xe cụ thể và tuổi thọ hiện có của ô tô, mỗi xe sẽ có những quy định về thời điểm đăng kiểm khác nhau. Với xe con không kinh doanh vận tải, chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 30 tháng, những lần sau chu kỳ sẽ là 18 tháng và rút ngắn còn 12 tháng khi chạm mức 7 năm. Chu kỳ này sẽ chỉ còn 6 tháng khi xe có tuổi thọ 12 năm kể từ ngày sản xuất. Chu kỳ đăng kiểm ô tô được ghi rõ tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BGTVT.
Chủ xe ô tô đi đăng kiểm đưa xe xếp hàng thứ tự vào dây chuyển kiểm định xe tải (hoặc tương đương) hoặc dây chuyền kiểm định xe con (hoặc tương đương).
Chủ xe xếp hàng nộp hồ sơ tại các Phòng tiếp nhận hồ sơ tại các Trung tâm đăng xe.
Chủ xe đọc kỹ các biểu mức thu phí sử dụng đường bộ niêm yết tại các Trung tâm đăng kiểm để chuẩn bị nộp.
Hồ sơ đăng kiểm gồm: Giấy đăng ký xe ô tô, Giấy chứng nhận Bảo hiểm bắt buộc; Giấy chứng nhận kiểm định.
Chủ xe ký nhận đã nộp đầy đủ hồ sơ kiểm định với nhân viên đăng kiểm.
Quy trình ô tô kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm được Bộ GTVT cấp giấy phép, gồm: Nộp hồ sơ: Hồ sơ bao gồm đăng ký xe (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, tổ chức cho thuê tài chính hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe), đăng kiểm cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (có thể mua bảo hiểm tại quầy), viết tờ khai và đóng phí gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận. Với xe con, phí kiểm định là 240.000 đồng và lệ phí cấp chứng nhận 100.000 đồng.
Chờ khám xe: Trường hợp xe có vấn đề không đạt yêu cầu, nhân viên đăng kiểm sẽ đọc biển số để lái xe mang đi sửa rồi quay lại sau. Vì vậy, nên kiểm tra bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm. Nếu không có vấn đề gì, thời gian khám chỉ khoảng 5 - 10 phút.
Đóng phí bảo trì đường bộ: Nếu xe đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm, nhân viên đăng kiểm theo thứ tự sẽ đọc biển số xe để lái xe đóng phí bảo trì đường bộ.
Dán tem đăng kiểm mới: Khi đã hoàn tất các thủ tục trên, lái xe ra xe chờ dán tem đăng kiểm mới, nhận hồ sơ và ra về.
Công đoạn kiểm tra hệ thống lốp, gầm xe.
Kiểm tra các chỉ số an toàn, khí thải qua máy.
Công đoạn kiểm tra khung, máy, thước lái...
Dán tem đăng kiểm mới sau khi đã hoàn tất các thủ tục.
Chủ xe, lái xe khi đi đăng kiểm chuẩn bị các giấy tờ liên quan gồm: Bản chính đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực (Bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, giấy hẹn cấp đăng ký xe); Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện (đối với phương tiện kiểm tra lập Hồ sơ phương tiện: Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ quốc gia); Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo); Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực.
Lệ phí đăng kiểm xe ô tô hiện nay áp dụng theo Thông tư số 238/2016/TT-BTC cấp ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính. Phí đường bộ, hay còn gọi là phí bảo trì đường bộ là loại phí mà chủ các phương tiện giao thông lưu thông trên đường bộ phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì đường bộ, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông. Phí đường bộ được thu theo năm, mức phí do nhà nước quy định. Sau khi nộp đủ loại phí, thì sẽ được phát tem để dán vào kính chắn gió trước xe , trên tem đó sẽ ghi rõ ngày bắt đầu và ngày hết hạn. Thường thì tem sẽ được phát khi bạn đi đăng ký đăng kiểm.
Mỗi công đoạn kiểm định xe ô tô được chia ra nhiều hạng mục nhỏ để kiểm tra, tổng cộng có khoảng 56 hạng mục (các loại xe khác nhau có số hạng mục kiểm tra khác nhau). Chủ xe có thể tự kiểm định một số hạng mục cần thiết trên chiếc xe của mình để tiết kiệm thời gian và đảm bảo quá trình đăng kiểm diễn ra thuận lợi.
Chủ xe, lái xe cần lưu ý, hiện nay, mặc dù chưa có văn bản chính thức quy định xe quá hạn đăng kiểm bao nhiêu ngày thì bị phạt, tuy nhiên, có thể căn cứ vào quy định tại điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định 100//2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)...
Ngoài mức phạt tiền, người điều khiển xe ô tô quá hạn đăng kiểm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm e khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Khó loại bỏ xe hết niên hạn sử dụng Số lượng xe cơ giới đường bộ hết niên hạn sử dụng hiện nay trong cả nước lớn, nhưng chủ xe nộp lại đăng ký và biển số thấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, vì chưa có chế tài xử phạt. Cần sự hỗ trợ từ nguồn lực xã hội Theo Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự...