Có nên lắp Cruise Control cho xe ôtô không?
Cruise Control là hệ thống kiểm soát hành trình được trang bị trên hầu hết các dòng xe ôtô hiện đại. Lắp Cruise Control giúp người lái giảm bớt căng thẳng khi đi đường dài.
Cruise Control là một trong những tính năng phổ biến được trang bị trên các dòng xe ôtô hiện đại. Ảnh: Phong Trần
Lắp Cruise Control là giải pháp hỗ trợ lái xe điều khiển ôtô dễ dàng và an toàn hơn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, thực tế hệ thống giám sát hành trình này cũng có những ưu nhược điểm khiến nhiều người đắn đo về sự cần thiết, nên hay không nên lắp đặt.
Cruise Control là gì?
Cruise Control là hệ thống kiểm soát hành trình có khả năng điều khiển chế độ ga tự động. Theo đó, khi kích hoạt tính năng này, xe có thể tự động điều chỉnh tốc độ mà không cần người lái phải đạp ga liên tục, giúp người lái thoải mái hơn trong những hành trình di chuyển đường dài.
Cruise Control gồm ba bộ phận chính: Cảm biến tốc độ xe; Bộ điều khiển; Cơ cấu chấp hành.
Hệ thống kiểm soát hành trình có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Khi được kích hoạt, cảm biến tốc độ xe truyền tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm. Bộ điều khiển này sẽ tính toán nhiên liệu, mức ga phù hợp với tốc độ đã được người lái thiết lập và truyền tín hiệu đến van chân không, mở bướm ga giúp xe tự động duy trì tốc độ ổn định. Lúc này, người lái có thể bỏ chân ra khỏi bàn đạp ga và xử lý nút tăng/giảm trên vô-lăng khi cần điều chỉnh tốc độ xe
Sau khi kích hoạt, đèn báo Cruise Control sẽ hiển thị trên bảng đồng hồ kỹ thuật số của xe. Trong trường hợp gặp chướng ngại vật và lái xe đạp phanh, hệ thống tự động tắt.
Video đang HOT
Cruise Control mang đến cho người dùng trải nghiệm lái xe an toàn và thoải mái, đặc biệt thích hợp với di chuyển trên đường cao tốc, đường trường.
Có nên lắp Cruise Control cho xe ôtô không?
Lắp Cruise Control là lựa chọn của nhiều lái xe hiện nay bởi những lợi thế vượt trội: Giúp người điều khiển xe giảm bớt căng thẳng khi di chuyển; Giảm đáng kể lượng nhiên liệu tiêu hao do duy trì ổn định tốc độ lưu thông của hệ thống điều khiển hành trình; Giảm thiểu những vi phạm về tốc độ bởi tốc độ được thiết lập không vượt quá tốc độ quy định.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng tích hợp sẵn có tính năng này trên một số mẫu xe nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, mang lại trải nghiệm lái an toàn cho người dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế vận hành, người điều khiển phương tiện không nên quá phụ thuộc vào Cruise Control, cần giữ sự tỉnh táo, tuân thủ Luật giao thông và xử lý linh hoạt các tình huống trên đường đi.
Những lưu ý khi sử dụng tính năng Cruise Control
Cruise Control là tính năng hữu dụng và tiện nghi cho người lái xe nhưng vẫn có thể xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Để đảm bảo an toàn, người lái xe nên tuân thủ những lưu ý sau:
Quan sát tình trạng giao thông trước khi quyết định kích hoạt hệ thống để tránh tình huống nguy hiểm. Hệ thống này không có khả năng nhận diện mặt đường, xe dễ bị trượt khi đi vào khu vực có nước hay bùn lầy.
Hệ thống Cruise Control không có chức năng cảnh báo nguy hiểm nếu gặp tình huống khẩn cấp. Vì vậy, mặc dù không cần đạp ga nhưng người lái xe phải luôn giữ sự tỉnh táo và tập trung trên hành trình lái xe để nhanh chóng xử lý những tình huống phát sinh.
Mỗi đoạn đường sẽ có giới hạn tốc độ khác nhau. Vì vậy người điều khiển cần chú ý để đảm bảo an toàn và tuân thủ Luật giao thông đường bộ.
Sử dụng kiểm soát hành trình có tiết kiệm xăng không?
Việc ô tô được trang bị hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control đang ngày một phổ biến hơn, tuy nhiên đôi khi chúng ta vẫn chưa tận dụng hết tất cả chức năng của tiện ích này.
Công dụng chính của Cruise Control
Hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control hiện đại được phát minh bởi kỹ sư Ralph Teetor vào năm 1945 và bắt đầu được ứng dụng trên các mẫu xe thương mại vào năm 1958. Hệ thống này sẽ được kích hoạt chủ động bởi người lái thông qua nút bấm trên vô-lăng hoặc cần gạt phía sau vô-lăng.
Sau khi được kích hoạt tại tốc độ mong muốn, người lái không cần phải đạp vào bàn đạp ga để duy trì tốc độ, mà hệ thống kiểm soát hành trình sẽ chủ động giữ chân ga, thông qua điều kiển tự động góc mở bướm ga. Điều này giúp cho việc di chuyển trên các cung đường trường, quốc lộ hoặc đường cao tốc được thoải mái và người lái cũng rảnh chân hơn. Từ đó hạn chế được các mệt mỏi do lái xe suốt một chặng đường dài.
Việc sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình thực sự có thể tăng mức tiết kiệm nhiên liệu của ô tô lên tới 5-15%
Trên các mẫu xe hạng sang cao cấp, hệ thống này còn được nâng cấp thêm một bậc với tính năng hạn chế tốc độ. Xe sẽ chủ động hạn chế tốc độ mỗi khi xe đi xuống dốc với Cruise Control đã kích hoạt. Ngoài ra, chúng ta có thể thiết lập tốc độ giới hạn để không vi phạm lái xe quá tốc độ cho phép, khi di chuyển trong khu vực đông dân cư.
Một số xe ô tô hiện đại còn có hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control, tự động giảm tốc độ khi có phương tiện di chuyển chậm hơn phía trước và tăng tốc trở lại khi xe phía trước di chuyển với tốc độ nhanh hơn.
Sử dụng kiểm soát hành trình có tiết kiệm xăng không?
Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình thực sự có thể tăng mức tiết kiệm nhiên liệu của ô tô lên tới 5-15%. Xe tiêu hao nhiên liệu lớn nhất trong quá trình tăng tốc nên cách tốt nhất để đạt được mức tiết kiệm nhiên liệu tối đa là duy trì tốc độ.
Điều này khá khó để làm được nếu chỉ sử dụng bàn đạp như thông thường. Tuy nhiên, xe có thể dễ dàng duy trì tốc độ đã định sẵn thông qua việc sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình. Trong nhiều trường hợp, thậm chí sự chênh lệch tốc độ phát sinh lúc lên dốc hoặc xuống dốc là khá nhỏ khi sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình.
Không nên sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình khi lái xe trong điều kiện trơn trượt
Khi nào không nên sử dụng kiểm soát hành trình?
Không nên sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình khi lái xe trong điều kiện trơn trượt. Điều này là do lái xe trong những điều kiện kém lý tưởng như trời mưa có thể gặp những tình huống bất ngờ cần người lái ứng phó ngay lập tức.
Việc sử dụng hệ thống điều khiển hành trình cũng không được khuyến khích khi người lái đang buồn ngủ hoặc trong tình trạng tắc đường. Sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình khi mệt mỏi giúp giảm bớt nhu cầu tập trung vào nhiệm vụ duy trì tốc độ nhưng thường làm trầm trọng thêm tình trạng buồn ngủ.
Tương tự như vậy, việc lái xe khi giao thông tắc nghẽn cũng đòi hỏi người lái cần có mức độ tập trung cao hơn nên tránh dùng điều khiển hành trình.
Phạt đến 12 triệu đồng nếu điều khiển xe ôtô hết niên hạn Niên hạn sử dụng của xe ôtô được tính theo năm, kể từ năm sản xuất của ôtô và xác định dựa trên các căn cứ: Số nhận dạng, số khung, tài liệu kỹ thuật, hồ sơ lưu trữ của xe... Niên hạn sử dụng xe ôtô Niên hạn sử dụng của các loại xe ôtô hiện đang được thực hiện theo quy...