Có nên làm dâu nhà của anh?
Vào lễ cưới, em chỉ được mặc áo dài. Nhà gái phải chuẩn bị một số tiền, va ly quần áo, đồ dùng cho con gái đi lấy chồng.
Chị Thanh Tâm thân mến! Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến ngày em đón nhận niềm vui vu quy nhưng lòng em lại rối bời vì nhiều lẽ. Em và vị hôn phu tương lai vừa cãi nhau vì những đòi hỏi nặng về nghi lễ, gia phong của nhà anh ấy.
Chúng em học cùng trường đại học và có thời gian quen nhau khá lâu. Gia đình em là trí thức, ở TP nên cách dạy con cũng thoáng, luôn tôn trọng mọi quyết định của các con thay vì áp đặt, đòi hỏi. Ngược lại, ba mẹ anh ấy là người miệt vườn miền Tây khá giả nên còn mang nặng tư tưởng phong kiến, xem trọng phong tục và muốn đám cưới phải diễn ra đúng nghi thức, rườm rà theo cách thức ngày xưa.
Tuy đã trưởng thành nhưng vị hôn phu của em không muốn làm trái ý cha mẹ và năn nỉ em nên tuân thủ theo những nghi lễ truyền thống của gia đình. Đó là vào ngày làm lễ cưới, em chỉ được mặc áo dài, quỳ lạy đúng cách, nhà gái phải chuẩn bị một số tiền, va li quần áo, đồ dùng cho con gái đi lấy chồng… Vì thế, chúng em không đồng quan điểm và em cảm thấy phân vân, không biết mình có quyết định sai lầm khi chọn làm dâu nhà người ta không nữa. Những lần về thăm gia đình anh ấy, em có cảm giác ba má anh ấy luôn để ý đến con dâu tương lai từng ly từng tý và nhắc em về truyền thống gia phong lâu đời của họ. Sau vài lần ghé thăm dòng tộc, bà con của anh ấy, em cảm thấy đại gia đình của anh ấy đều sống hạnh phúc, biết kính trên nhường dưới, nề nếp đâu ra đó.
Em biết là họ tự hào về truyền thống nhiều thế hệ ông bà mới gây dựng được nhưng có điều gì đó hơi khắt khe, nặng hình thức. Sợ em phạm quy nên chồng sắp cưới dặn dò em khi chào người lớn tuổi phải vòng tay cúi gập người chứ không được đứng thẳng… Thậm chí đến thời hiện đại này mà bữa cơm họp mặt gia đình giới thiệu em – con dâu tương lai rất bài bản, đúng truyền thống.
Sau khi gia đình giới thiệu em với tất cả dòng họ, người cao tuổi nhất-tức ông cố của vị hôn phu của em có lời phát biểu và đồng ý thì đám cưới mới được tổ chức. Em rất yêu anh ấy nhưng em cảm thấy có điều gì đó mình chưa sẵn sàng hòa hợp với lối sống, nề nếp gia phong của phía nhà chồng. Ba mẹ em thì cho rằng thời nay mà kiếm được những gia đình còn giữ được nề nếp gia phong là đáng quý lắm và khuyên em suy xét cho đúng để không ân hận về quyết định dừng đám cưới. Em rất cần lời khuyên của chị.
Vĩnh Minh (Củ Chi, TP. HCM)
Em rất yêu anh ấy nhưng em chưa sẵn sàng hòa hợp với lối sống, nề nếp gia phong của phía nhà chồng (Ảnh minh họa)
Vĩnh Minh thân mến!
Video đang HOT
Chị thấy vấn đề em nêu ra không có gì khó giải quyết, nhất là gần kề thời gian vàng – em lên xe hoa về nhà chồng. Em đã có một thời gian dài quen vị hôn phu tương lai và hiểu khá rõ về gia đình, nề nếp, gia phong của nhà chồng. Có thể theo suy nghĩ mang tính hiện đại của em, chỉ muốn đám cưới được tổ chức đơn giản, không mang nặng hình thức rườm rà nhưng là phận gái theo chồng, chị khuyên em nên chiều theo ý muốn sắp đặt của nhà chồng. Tùy theo phong tục của từng miền, nghi thức, lễ nghĩa được tổ chức khác nhau.
Nếu có điều gì em chưa đồng lòng thì em thỏa thuận lại với vị hôn phu để họ thuyết phục cha mẹ giảm bớt thủ tục, lễ nghi, chứ không nên “gây hấn” với nhau vào thời điểm sắp hợp hôn này.
Theo những gì em nhận xét thì gia đình chồng tương lai của em trọng nề nếp, gia phong và muốn hướng con dâu tương lai tuân thủ những qui định truyền thống của họ.
“Nhập gia phải tùy tùng” – đó là câu nhắc nhở muôn thưở của ông bà ta và thời nào cũng đúng. Nếp nhà-gia phong là tài sản quý giá của mỗi gia đình. Cứ nhìn vào nếp nhà bình yên, hạnh phúc sẽ thấy nền tảng bền vững này được đúc kết từ những viên gạch nề nếp-gia phong. Ở đó không chỉ có mối quan hệ thân thiết, sẻ chia của mỗi thành viên mà nó còn thể hiện sự tôn trọng, kính trên nhường dưới, con cháu luôn nghe lời người lớn tuổi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Đúng như cha mẹ em nhận xét, thời hiện đại này, tìm được gia đình giữ gìn nề nếp gia phong không nhiều. Vì thế, được làm dâu ở những gia đình như thế em sẽ yên tâm là chồng mình là người tử tế, được giáo dục đàng hoàng, biết tôn trọng mọi người.
Hơn nữa, sau này có con cái, chúng sẽ được thụ hưởng nề nếp giáo dục của gia đình chồng, chúng sẽ ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ, ông bà, hiếu thảo với người thân. Đó là tài sản văn hóa vô giá mà gia đình nào cũng ao ước gây dựng được đó em.Qua những bộ phim của Hàn Quốc, em có thấy xã hội của họ dù phát triển cao đến đâu cũng luôn coi trọng nề nếp gia phong. Theo đó, con cái luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người lớn, cha mẹ, ông bà. Dù chức vụ cao trong xã hội nhưng khi về nhà, họ luôn chào hỏi cha mẹ rất lễ phép và dành thời gian chăm sóc, quan tâm đến người thân.
Như thế, thời hiện đại mọi thứ đều thay đổi nhanh nhưng giá trị cốt lõi của mỗi gia đình là nề nếp gia phong vẫn phải giữ gìn, hun đúc để nó luôn lan tỏa, làm giàu tâm hồn của giới trẻ. Đây cũng là những tiêu chí quan trọng để các ông bố bà mẹ nhắm đến để gởi gắm-kết nối hạnh phúc cho con cái của mình. Chị tin em sẽ suy nghĩ chín chắn hơn và có quyết định đúng để không bỏ lỡ chuyến đò duyên phận với vị hôn phu có gia đình nền nếp, gia phong.
Theo VNE
Sợ hãi những cô gái yêu cuồng sống vội
Những lúc giận dỗi người yêu, Oanh chìm trong men rượu và đập phá hết đồ đạc trong phòng.
" Cuồng yêu" đang dần trở thành hiện tượng tâm lý phổ biến của không ít bạn trẻ hiện nay. Nhiều hệ lụy kéo theo đó, khiến không ít những sự việc đau lòng xảy ra không chỉ với riêng bản thân các bạn, ảnh hưởng đến người thân và nhiều người xung quanh.
Theo lý giải của các chuyên gia tâm lý, giới trẻ có xu hướng dậy thì sớm, dẫn đến nhiều thay đổi phức tạp về cơ thể lẫn tâm lý, các em quan tâm với người khác giới. Tình yêu lúc này chỉ là cảm tính, thường được các em suy diễn và nông cạn.
Đa phần những trường hợp "cuồng yêu", các chủ thể đều không nhận thức được yêu như thế nào cho đúng. Ngược lại, xuất phát từ chính những cảm xúc ảo tưởng, nhiều thanh niên lao vào vòng xoáy tình đời không lối thoát, yêu cuồng sống vội.
Nhiều bạn trẻ tự hành hạ bản thân, một phần tâm lý ích kỷ hạ sát chính người mình yêu để đạt được mong muốn của chính mình. Không ít câu chuyện đau lòng về những vụ sát hại nhau chỉ vì yêu, ghen tuông một cách mù quáng được báo chí đưa tin hàng ngày, hàng tuần. Chẳng hạn, vụ nam thanh niên dùng dao cắt cổ người yêu khi thấy cô đi cạnh một người con trai khác; giết bạn gái vì nghi không chung thủy; cùng nhau nhảy cầu tự tử để chứng minh tình yêu....
Câu chuyện của Thúy Oanh (Thái Nguyên) khiến nhiều người chứng kiến phải xót xa. Chia tay mối tình 3 năm thời sinh viên, Oanh khóc lóc, tìm đủ cách van xin níu kéo người yêu. Những lần hẹn hò làm lành không thành, Oanh nhấn chìm thân xác trong men rượu, la ó om sòm trong phòng ký túc.
Nhiều đêm Oanh gọi điện cho người yêu khóc lóc, tỉ tê như người tự kỷ. Nhiều khi bực tức chuyện cũ, Oanh vứt hết đồ đạc cá nhân của phòng. Có lần, cô còn mạnh tay ném phăng cái điện thoại vào đầu cô bạn cùng phòng.
Mọi người hiểu bản tính Oanh nên thường nhắm mắt bỏ qua. Tuy nhiên, càng làm như vậy, Oanh càng được đà lấn tới. Hết lần này đến lượt khác, cô làm phiền nhiễu đến sự tập trung của mọi người trong phòng.
Oanh cho rằng, khi đã yêu, người yêu là cả thế giới của mình. Mất anh ta, Oanh không thể tự tin sống tiếp, nhất là khi cô đã trao cho anh ta tất cả.
Dù những lần "lên cơn", Oanh đã được mọi người ngăn cản nhưng cô vẫn mặc kệ và tiếp tục với công cuộc "đập phá" của mình. Một vài lần như vậy thì bạn bè còn cho qua, khuyên can nhẹ nhàng, nhưng tình trạng ấy cứ diễn ra thường xuyên khiến bạn bè thấy mỗi lần cô "nổi đóa" là nhanh chóng tránh đi chỗ khác.
Chứng kiến sự việc này hàng ngày, một cô bạn cùng phòng Oanh bức xúc kể: "Vốn mạnh mẽ là vậy, chia tay người yêu Oanh "cuồng yêu" đến sợ. Sợ nhất là Oanh cứ chứng tỏ với mọi người bằng những hành động kỳ quặc, ngồi với ai cũng muốn được ôm và kể lể. Có lần, Oanh nhắn tin cho người yêu nói uống thuốc tự tử để cho anh này đến thăm. Khi người yêu đến, Oanh ôm người yêu khóc lóc và cầu xin anh bỏ qua cho cô mà không thèm để ý đến ánh mắt ái ngại của mọi người trong phòng dành cho mình".
Đối với nhiều người, thế giới dường như khép lại khi mất đi người họ yêu thương nhất (Ảnh minh họa)
Cứ mỗi lần cãi nhau với người yêu là bao nhiêu đồ đạc trong phòng lại bay tả tơi, vỡ vụn. Đến khi mọi người không chịu đựng được sự "cuồng yêu" của cô thì lên tiếng nhắc nhở nhưng làm thế chỉ khiến cô thêm ức chế và "nổi loạn" hơn.
Khi gia đình biết chuyện con gái thất tình và có những hành động thái quá, bố mẹ Oanh cho cô đi khám bác sĩ tâm thần, được biết Oanh rơi vào trạng thái kích động tâm lý dẫn và bị tâm thần nhẹ.
Không chỉ riêng trường hợp của Thúy Oanh, hiện nay nhiều cô gái trẻ khác cũng có biểu hiện tâm lý không bình thường sau khi chia tay. Nhiều người tự rạch tay, uống thuốc ngủ, nhảy cầu... để kết thúc cuộc đời mình trong đau đớn.
Ngay trường hợp của nam sinh Đ.V.Th (15 tuổi, Tiền Giang) tự kết liễu cuộc đời bằng thuốc trừ sâu khi bị cô bạn thân được Th xem như người yêu khước từ chuyện tình cảm do gia đình muốn cô bé tập trung vào việc học. Thoát được lưỡi hái tử thần, cuộc sống hiện tại của Th lúc nào cũng nửa tỉnh nửa mê. Bố mẹ Th đã phải đưa con tới bệnh viện để chữa trị.
Không hiểu được giá trị của tình yêu thực sự, các bạn trẻ luôn đề cao tình cảm cá nhân của mình, đã yêu là phải được đáp lại. Cũng có nhiều bạn trẻ suy nghĩ rằng, cuộc sống dường như đã khép lại với họ khi họ mất đi một nửa yêu thương của mình.
Chính những suy nghĩ tiêu cực đó, nhiều bạn trẻ đã để tâm hồn lạc lối trong chính mê cung của những cuộc tình ảo thực. Họ loay hoay trong thế giới của chính mình tạo ra và tự làm tổn thương mình trong những suy nghĩ đau buồn, không lối thoát.
Hơn nữa, khi không được giáo dục cẩn thận, không có sự quan tâm đúng lúc của gia đình và nhà trường, những biểu hiện tâm lý của căn bệnh "cuồng yêu" xuất hiện khiến khiến nhiều bạn trẻ chán chường, thích đập phá và thả trôi bản thân để quên đi chuyện u sầu tình trường.
Điều đáng nói, khi không kiểm soát được tình cảm và hành vi của mình, nhiều bạn đã có hành động thiếu tích cực, thậm chí gây ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh.
Theo VNE
Hai năm... anh vẫn chưa chịu bỏ vợ Hai năm trôi qua, anh ấy vẫn chưa chịu bỏ vợ để làm đám cưới cùng tôi. Ngày mới quen anh, anh bảo tôi anh đã ly hôn vợ. Tôi tin và chấp nhận đến với anh. Nào ngờ khi đã lỡ yêu anh rất nhiều, tình yêu vô cùng sâu đậm, tôi mới phát hiện ra anh chỉ mới ly thân vợ....