Có nên làm dâu nhà anh?
Vào lễ cưới, em chỉ được mặc áo dài. Nhà gái phải chuẩn bị một số tiền, va ly quần áo, đồ dùng cho con gái đi lấy chồng.
Chị Thanh Tâm thân mến! Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến ngày em đón nhận niềm vui vu quy nhưng lòng em lại rối bời vì nhiều lẽ. Em và vị hôn phu tương lai vừa cãi nhau vì những đòi hỏi nặng về nghi lễ, gia phong của nhà anh ấy.
Chúng em học cùng trường đại học và có thời gian quen nhau khá lâu. Gia đình em là trí thức, ở TP nên cách dạy con cũng thoáng, luôn tôn trọng mọi quyết định của các con thay vì áp đặt, đòi hỏi. Ngược lại, ba mẹ anh ấy là người miệt vườn miền Tây khá giả nên còn mang nặng tư tưởng phong kiến, xem trọng phong tục và muốn đám cưới phải diễn ra đúng nghi thức, rườm rà theo cách thức ngày xưa.
Tuy đã trưởng thành nhưng vị hôn phu của em không muốn làm trái ý cha mẹ và năn nỉ em nên tuân thủ theo những nghi lễ truyền thống của gia đình. Đó là vào ngày làm lễ cưới, em chỉ được mặc áo dài, quỳ lạy đúng cách, nhà gái phải chuẩn bị một số tiền, va li quần áo, đồ dùng cho con gái đi lấy chồng… Vì thế, chúng em không đồng quan điểm và em cảm thấy phân vân, không biết mình có quyết định sai lầm khi chọn làm dâu nhà người ta không nữa. Những lần về thăm gia đình anh ấy, em có cảm giác ba má anh ấy luôn để ý đến con dâu tương lai từng ly từng tý và nhắc em về truyền thống gia phong lâu đời của họ. Sau vài lần ghé thăm dòng tộc, bà con của anh ấy, em cảm thấy đại gia đình của anh ấy đều sống hạnh phúc, biết kính trên nhường dưới, nề nếp đâu ra đó.
Em biết là họ tự hào về truyền thống nhiều thế hệ ông bà mới gây dựng được nhưng có điều gì đó hơi khắt khe, nặng hình thức. Sợ em phạm quy nên chồng sắp cưới dặn dò em khi chào người lớn tuổi phải vòng tay cúi gập người chứ không được đứng thẳng… Thậm chí đến thời hiện đại này mà bữa cơm họp mặt gia đình giới thiệu em – con dâu tương lai rất bài bản, đúng truyền thống.
Sau khi gia đình giới thiệu em với tất cả dòng họ, người cao tuổi nhất-tức ông cố của vị hôn phu của em có lời phát biểu và đồng ý thì đám cưới mới được tổ chức. Em rất yêu anh ấy nhưng em cảm thấy có điều gì đó mình chưa sẵn sàng hòa hợp với lối sống, nề nếp gia phong của phía nhà chồng. Ba mẹ em thì cho rằng thời nay mà kiếm được những gia đình còn giữ được nề nếp gia phong là đáng quý lắm và khuyên em suy xét cho đúng để không ân hận về quyết định dừng đám cưới. Em rất cần lời khuyên của chị.
Video đang HOT
Vĩnh Minh (Củ Chi, TP. HCM)
Em rất yêu anh ấy nhưng em chưa sẵn sàng hòa hợp với lối sống, nề nếp gia phong của phía nhà chồng (Ảnh minh họa)
Vĩnh Minh thân mến!
Chị thấy vấn đề em nêu ra không có gì khó giải quyết, nhất là gần kề thời gian vàng – em lên xe hoa về nhà chồng. Em đã có một thời gian dài quen vị hôn phu tương lai và hiểu khá rõ về gia đình, nề nếp, gia phong của nhà chồng. Có thể theo suy nghĩ mang tính hiện đại của em, chỉ muốn đám cưới được tổ chức đơn giản, không mang nặng hình thức rườm rà nhưng là phận gái theo chồng, chị khuyên em nên chiều theo ý muốn sắp đặt của nhà chồng. Tùy theo phong tục của từng miền, nghi thức, lễ nghĩa được tổ chức khác nhau.
Nếu có điều gì em chưa đồng lòng thì em thỏa thuận lại với vị hôn phu để họ thuyết phục cha mẹ giảm bớt thủ tục, lễ nghi, chứ không nên “gây hấn” với nhau vào thời điểm sắp hợp hôn này.
Theo những gì em nhận xét thì gia đình chồng tương lai của em trọng nề nếp, gia phong và muốn hướng con dâu tương lai tuân thủ những qui định truyền thống của họ.
“Nhập gia phải tùy tùng” - đó là câu nhắc nhở muôn thưở của ông bà ta và thời nào cũng đúng. Nếp nhà-gia phong là tài sản quý giá của mỗi gia đình. Cứ nhìn vào nếp nhà bình yên, hạnh phúc sẽ thấy nền tảng bền vững này được đúc kết từ những viên gạch nề nếp-gia phong. Ở đó không chỉ có mối quan hệ thân thiết, sẻ chia của mỗi thành viên mà nó còn thể hiện sự tôn trọng, kính trên nhường dưới, con cháu luôn nghe lời người lớn tuổi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Đúng như cha mẹ em nhận xét, thời hiện đại này, tìm được gia đình giữ gìn nề nếp gia phong không nhiều. Vì thế, được làm dâu ở những gia đình như thế em sẽ yên tâm là chồng mình là người tử tế, được giáo dục đàng hoàng, biết tôn trọng mọi người.
Hơn nữa, sau này có con cái, chúng sẽ được thụ hưởng nề nếp giáo dục của gia đình chồng, chúng sẽ ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ, ông bà, hiếu thảo với người thân. Đó là tài sản văn hóa vô giá mà gia đình nào cũng ao ước gây dựng được đó em.Qua những bộ phim của Hàn Quốc, em có thấy xã hội của họ dù phát triển cao đến đâu cũng luôn coi trọng nề nếp gia phong. Theo đó, con cái luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người lớn, cha mẹ, ông bà. Dù chức vụ cao trong xã hội nhưng khi về nhà, họ luôn chào hỏi cha mẹ rất lễ phép và dành thời gian chăm sóc, quan tâm đến người thân.
Như thế, thời hiện đại mọi thứ đều thay đổi nhanh nhưng giá trị cốt lõi của mỗi gia đình là nề nếp gia phong vẫn phải giữ gìn, hun đúc để nó luôn lan tỏa, làm giàu tâm hồn của giới trẻ. Đây cũng là những tiêu chí quan trọng để các ông bố bà mẹ nhắm đến để gởi gắm-kết nối hạnh phúc cho con cái của mình. Chị tin em sẽ suy nghĩ chín chắn hơn và có quyết định đúng để không bỏ lỡ chuyến đò duyên phận với vị hôn phu có gia đình nền nếp, gia phong.
Theo 24h
Nỗi niềm gái trinh
Những gái trinh như tôi đang dần bị cô lập, đang bị đá ra rìa những cuộc tình. Tình bạn là sự quan tâm, chia sẻ, còn tình dục là sự gần gũi xác thịt. Vậy tình yêu là gì? Là sự cộng gộp của tình bạn và tình dục?
Tôi đã nghe, đã đọc ở đâu đó nhiều lần thì tình yêu là sự đồng điệu giữa hai tâm hồn. Thế đấy! chỉ là tâm hồn thôi. Nhiều người sẽ nói, tôi đang sống ở năm 2013, không phải những năm 1945, giờ đây tình dục đã cởi mở, rằng yêu là dâng hiến, là trao nhau trọn vẹn cả tâm hồn và thân xác. Vậy một cô gái trinh như tôi, một người đang cố níu giữ cái thiêng liêng của đêm tân hôn, đang cố giữ để không trở thành bà mẹ bất đắc dĩ, liệu có được yêu thương thật sự? Để tìm được một người yêu thật lòng đã khó, tìm một người có thể yêu gái trinh lại càng gian nan.
Tôi 24 tuổi, cũng khát khao, cũng đam mê, cũng muốn cháy bỏng yêu thương... nhưng tôi cũng muốn là con gái, thực sự là con gái như danh xưng ấy. Và tôi chỉ muốn là một bà mẹ khi đã sẵn sàng vì bé con bé bỏng nào cũng xứng đáng được chào đón, được cả cha và mẹ chăm chút, mong ngóng từng ngày khi còn hình hài đến lúc khôn lớn. Bản thân tôi cho rằng, việc từ bỏ những đứa trẻ chưa có khả năng tự vệ là tội ác, và việc sinh con ngoài ý muốn trong trạng thái tâm lý không mấy ổn định là một bà mẹ chưa tốt. Tôi chưa đọc được bất cứ một kết luận nào đảm bảo 100% an toàn khi sử dụng các sản phẩm tránh thai, thế nên tôi rất cẩn trọng.
Gái trinh cũng bản năng, cũng muốn ôm ấp những tấm thân trần, họ cũng muốn tin vào điều mà cánh đàn ông luôn nói rằng: " chuyện trinh tiết đã xưa như trái đất và chẳng có gì quan trọng hết". Thế mà tôi vẫn thấy cơ man nào là các mày râu đáng kính tỏ ra coi thường khi biết bạn gái không còn trinh, hoặc tử tế hơn chút thì "tha thứ", "bỏ qua lỗi lầm" của bạn gái với thái độ như người ban ơn hay đầy lòng khoan dung, chỉ một số ít, rất ít đàn ông thực sự bình đẳng và không quan tâm tới việc này.
Dường như chẳng mấy ai hứng thú với việc bạn gái cứ khư khư giữ gìn trinh tiết? (Ảnh minh họa)
Tôi không lên án việc tình dục trước hôn nhân vì quan điểm là do bản thân mỗi người lựa chọn, con gái trót trao thân cho người khác chẳng phải điều gì tội lỗi, mà sao đàn ông phải mở lòng chấp nhận và được ca tụng là cao thượng? Còn đàn ông sẽ nói thế nào khi "yêu" bạn gái nhỉ? Thường thì: "Cứ thoải mái đi, chẳng vấn đề gì cả, không có em bé được đâu" hay " Có em bé thì chúng mình sẽ nuôi bé lớn khôn, anh và em sẽ là một gia đình hạnh phúc". Tôi ước gì đó là sự thật nhưng không, phần lớn những chàng "người tình" này khi biết mình sắp được làm bố thường lo sợ, hèn nhát và coi đó như một tai nạn, một điều xui xẻo. Cái cảnh chia tay vì chữ trinh, đến bệnh viện phá bỏ những sinh linh chưa thành hình, và vô số những bà bầu không được cưới xin hay bị lạnh nhạt... tôi đã bắt gặp không ít. Tôi cũng muốn "yêu" và "được yêu" lắm chứ? Nhưng tôi không dám nghĩ đến điều đó vì có quá nhiều mối nguy hiểm sẽ xảy ra với mình.
Tôi đã từng thầm tự hào mình là gái trinh nhưng giờ tôi nhận ra đó là điều tồi tệ trong mắt người khác phái. Chẳng mấy ai hứng thú với việc bạn gái cứ cố giữ lấy trinh tiết cả. Tôi dần nhận ra một điều rằng, những gái trinh như tôi đang dần bị cô lập, đang bị đá ra rìa những cuộc tình. Không phải vì gái trinh xấu xí (vì cái sự xấu xí cũng có ảnh hưởng tới việc còn hay mất đâu) bởi cố giữ lấy trinh tiết dường như đang là điều bất hạnh với những cô gái, họ đang trở lên xa lạ, lạc lõng và khó hiểu đối với đàn ông.
Liệu tôi có đang sai lầm? Nếu có, hãy chỉ giúp tôi, tôi đang nhìn nhận sai ở đâu?
Theo 24h
Dâu có công, mẹ chồng không phụ Tôi vẫn luôn tin rằng, nếu mình cố gắng, mẹ chồng sẽ hiểu và yêu thương tôi hơn! Cuối năm công việc bận lu bù, đang quay cuồng với một mớ bòng bong sổ sách thì tôi nhận được điện thoại khẩn cấp của mẹ chồng. Giọng bà hối thúc vội vã như sắp cháy nhà tới nơi: "Mấy giờ chị về?", "Cái...