Có nên kiêng “chuyện ấy” khi mang bầu?
Tôi thường nghe “bạn bè đi trước” nói rằng cần phải “ kiêng” hoàn toàn quan hệ trong những ngày mang bầu. Tôi mới “có lần đầu” nên không hiểu biết lắm, rất lo lắng.
Trả lời:
Thật ra thì bạn có thể “làm chuyện ấy” bất kỳ lúc nào trong những ngày tháng mang thai. Bởi vì thai nhi được bảo vệ rất kỹ lưỡng bởi túi màng và nước ối. Nhưng nhớ là với điều kiện bạn không có tiền sử bất thường nào đối với việc mang bầu như là đã từng sẩy thai, sinh non, hoặc bệnh đa xơ cứng chẳng hạn.
Tuy nhiên, thông thường thì các Bs sẽ khuyên bạn nên kiêng cữ trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Và ở ba tháng cuối, khi thai đã lớn, việc quan hệ cũng nên cẩn thận, vì khả năng thai nhi bị ảnh hưởng cũng là khá lớn.
Bạn cần đặc biệt quan tâm, và nên kiêng cữ trong trường hợp bạn có các dấu hiệu của những chứng sau:
- Nhau thai quấn quanh cổ thai nhi (thường được gọi là tràng hoa quấn cổ)
- Ra máu âm đạo bất thường, không rõ nguyên nhân
- Bị chuột rút nhiều
Video đang HOT
- Cổ tử cung yếu
- Âm đạo mở sớm.
Trong quá trình quan hệ, bạn cần quan tâm và chú ý tới những bất thường (nếu có) xảy ra cho cơ thể. Ví dụ như chảy máu âm đạo… và cần ngay lấp tức tới gặp Bs để được tư vấn.
Một điều nữa cũng quan trọng không kém, đó là các tư thế quan hệ phù hợp. Bạn không nên sử dụng các tư thế “truyền thống” mà có thể tham khảo một số các tư thế dưới đây, và lựa chọn cho mình tư thế thích hợp nhé.
- Người vợ ở bên trên: Nếu ở bên trên, bạn có thể điều khiển được sức ép của bạn lên bụng và cảm nhận được độ nông sâu của sự thâm nhập.
- Quay lưng về phía chồng. Tư thế này chồng bạn sẽ ôm bạn từ phía sau, giữ cho bụng bầu tránh được những tác động và giảm những “cú hích” mạnh của ông xã. Giai đoạn này thích hợp khi người vợ đã mang bầu to.
- Vợ quỳ bằng cách chống tay xuống, chồng quỳ đằng sau vợ. Tư thế này sẽ khiến cho cả hai cảm thấy dễ chịu hơn.
- Vợ nằm ngửa ở mép giường, người chồng có thể đứng dưới giường. Tư thế này giúp vợ không bị sức ép của chồng lên bụng.
- Chồng ngồi trên ghế, vợ ngồi trên chồng, quay mặt đối diện hoặc quay lưng lại, chân để dưới sàn nhà. Tư thế này giúp người vợ điều khiển được mức độ thâm nhập của ông xã.
Theo VNE
Viêm nhiễm "vùng kín" vì không "kiêng" hết ngày "đèn đỏ"
Mặc dù, "giao ban" trong những ngày "đèn đỏ" gần kết thúc có xác suất thụ thai thành công thấp hơn những ngày khác nhưng nó lại có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm "vùng kín".
Thưa bác sĩ, cháu có quan hệ tình dục vào ngày cuối của chu kì kinh nguyệt. Hai ngày sau cháu cảm thấy rát và ngứa. Bác sĩ cho cháu hỏi như vậy là cháu bị làm sao? Từ sau hôm có "quan hệ", khoảng 1 tháng sau cháu dùngque thử thai để thử thì thấy 1 vạch nhưng đến cháu chậm kinh đã 10 ngày rồi. Liệu cháu có thể có thai hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu xin cảm ơn! (Thanh Hà)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Hà thân mến,
Thắc mắc của bạn cũng là thắc mắc của rất nhiều cặp đôi. Nhiều chị em cho rằngquan hệ tình dục trong những ngày "đèn đỏ" sẽ không thể có thai, nhưng thực tế không phải vậy. Bạn có thể có thai tại bất kì thời điểm nào trong chu kì kinh nguyệt nếu bạn có quan hệ tình dục, kể cả trong những ngày có "đèn đỏ".
Ảnh minh họa
Về lý thuyết, nếu quan hệ tình dục trong những ngày rụng trứng thì khả năng thụ thai sẽ cao hơn những ngày khác. Mặc dù, "giao ban" trong những ngày "đèn đỏ" hoặc khi "đèn đỏ" gần kết thúc, xác suất thụ thai thành công thấp hơn những ngày khác nhưng nó lại có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm "vùng kín". Trong khi có kinh nguyệt, cổ tử cung mở rộng cho kinh nguyệt đi ra, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cổ tử cung hơn. Do đó, người phụ nữ dễ bị viêm nhiễm cao hơn trong những ngày này. Đây cũng là thời gian mà niêm mạc tử cung khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương, việc giao hợp mạnh có thể khiến niêm mạc tử cung rách và viêm nhiễm. Nhiều người có ngày "đèn đỏ" kéo dài có thể dẫn tới việc rụng trứng vào cuối ngày kinh nguyệt, việc quan hệ vào những ngày cuối có thể khiến mang thai.
Trong trường hợp của bạn, bạn thấy rát và ngứa thì rất có thể đó là do viêm "vùng kín" gây ra. Bạn nên giữ vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ và đi khám sớm để được bác sĩ kê thuốc phù hợp, điều trị bệnh nhanh khỏi.
Sau 1 tháng có quan hệ tình dục mà que thử thai cho 1 vạch thì nhiều khả năng bạn không có thai. Hiện tượng chậm kinh có thể do bạn quá lo lắng, kết hợp với viêm nhiễm "vùng kín", dẫn đến rối loạn hormone gây ra. Vi vậy, bạn không nên lo lắng quá, trước mắt cần điều trị bệnh cho nhanh khỏi để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
60 tuổi có nên tiếp tục làm 'chuyện ấy' Tôi năm nay 60 tuổi, vợ kém ba tuổi. Chúng tôi vẫn quan hệ tình dục. Liệu việc này có ảnh hưởng gì không, nhất là với sức khỏe của chúng tôi? (Minh) Trả lời: Chào bác, Rất nhiều người vẫn quan niệm rằng khi đã bước vào tuổi nghỉ hưu, hay lên chức ông, chức bà rồi thì thôi không làm chuyện...