Có nên giữ thai khi bạn trai quá nghe lời gia đình
Khi tôi phát hiện mang thai, anh có ý muốn phá đi vì khả năng hiện tại của hai đứa chưa tốt để chăm sóc bé.
Tôi 25 tuổi, quen bạn trai 26 tuổi được 4 năm. Chúng tôi từng có khoảng thời gian hạnh phúc và tính đến chuyện hôn nhân. Nhưng gần đây, ý định của tôi đã biến mất khi ngày càng nhận ra anh là người không có chính kiến và quá nhu nhược.
Gia đình bạn trai có 3 anh em, anh là út. Đối với anh, gia đình là số một nên mọi ý muốn của cha mẹ anh, nếu hai anh trai không phản đối, anh cũng mặc định nghe theo, dù yêu cầu đó có phù hợp với khả năng không và ảnh hưởng tới tương lai thế nào. Tôi đã nhiều lần góp ý, hướng đi khác phù hợp hơn cho anh và cuộc sống sau này của hai đứa nhưng đều bị anh gạt bỏ. Anh nói cha mẹ từng nhịn ăn nhịn mặc nuôi anh khôn lớn, công ơn đó vô cùng to lớn. Tôi nói mình hiểu công ơn đó nhưng cũng tùy vào hoàn cảnh mà có cách báo đáp cho phù hợp. Cha mẹ yêu thương con và hiểu chuyện sẽ không tính toán, trách móc nếu mình không đền đáp được.
Ảnh minh họa
Ba mẹ anh đến nay không hề có khoản tiết kiệm nào nhưng suốt ngày nói 3 anh em góp tiền mua xe mới, điện thoại mới, xây lại nhà,… và vô vàn lý do cần đến tiền. Tôi lại nghĩ thay vì mua sắm như vậy, họ để cho 3 anh em tự tiết kiệm, sau này khi về già, đau bệnh, 3 anh em sẽ có tiền lo cho cha mẹ chẳng phải hay hơn sao. Anh không hiểu ý tôi, nói tôi tính toán chi ly với ba mẹ anh. Anh nói tương lai xa anh không nghĩ tới, chỉ sống cho những phút giây hiện tại, cha mẹ còn thì phụng dưỡng, đến lúc cha mẹ mất rồi thì có cúng cơm vàng mâm ngọc cũng không ý nghĩa gì.
Chúng tôi nhiều lần cãi nhau và tôi rất bế tắc khi tìm hướng đi cho cuộc sống hôn nhân sau này nếu anh cứ mãi như thế. Khi tôi phát hiện mang thai, anh có ý muốn phá đi vì khả năng hiện tại của hai đứa chưa tốt để chăm sóc bé. Tôi nói phá thai rất tội lỗi và ảnh hưởng sức khỏe, nếu anh thương tôi và con thì nhịn ăn nhịn mặc giống cha mẹ anh để lo cho con, sau này con lớn cũng sẽ thương cha mẹ và răm rắp nghe lời như anh bây giờ. Dường như câu nói đó đã chạm đến lòng tự ái của anh. Anh bỏ đi mấy ngày, không nghe điện thoại. Tôi nhắn tin thì ậm ừ, nói cần thời gian và không gian suy nghĩ.
Video đang HOT
Nhiều ngày tôi khóc, suy nghĩ lung tung. Nếu không có những chuyện liên quan đến gia đình anh, tôi vẫn cảm thấy anh là người tốt, luôn chăm sóc, quan tâm, không tính toán tiền bạc với tôi. Hiện tôi rất mệt mỏi, muốn buông xuôi tất cả. Tôi có nên giữ lại tình yêu và đứa bé này? Xin hãy cho tôi lời khuyên.
Thục
Theo Vnexpress
Khốn khổ vì bố đi ở rể tuổi 70, "mẹ kế" chỉ hơn con riêng 1 tuổi
Người mà bố tôi muốn lấy làm vợ hơn tôi có 1 tuổi. Mẹ kế của chúng tôi là một phụ nữ quá lứa lỡ thì. Điều đáng nói là sau khi cưới, mẹ kế bắt bố tôi phải về ở rể vì "bà" là chỗ dựa duy nhất của bố mẹ bà.
Mẹ tôi mất khi tôi vừa tốt nghiệp cấp 2, còn em gái tôi mới 8 tuổi. Từng ấy năm trời, bố tôi chưa một lần nói đến việc muốn đi bước nữa để có người chăm sóc. Ngoài công việc công chức ngày 8 tiếng, bố tôi dành hầu hết thời gian để chăm nom, dạy bảo anh em tôi từng tý một.
Anh em tôi lần lượt tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm, lấy vợ, lấy chồng rồi sinh con cũng một tay bố tôi lo toan gánh vác. Gần 20 năm "mồ côi vợ" cũng có rất nhiều người phụ nữ cảm mến, yêu thương và quan tâm đến bố, nhưng vì sợ chúng tôi sẽ phải chịu cảnh dì ghẻ con chồng, bố tôi đều từ chối và giữ chừng mực.
Ông nói ông có thể đánh đổi tất cả vì chúng tôi. Thương bố cảnh gà trống nuôi con, anh em tôi cũng nào cũng tâm nguyện phải học hành đoàng hoàng, sống cho tử tế, nhanh chóng ổn định để có thể chăm sóc, phụng dưỡng cho bố tôi.
Bố tôi quyết định khăn gói đi ở rể ở tuổi xế chiều. Ảnh minh họa
Nhưng mọi việc chẳng như chúng tôi mong muốn...
Một ngày cách đây 1 năm, bố tôi gọi con cái, dâu rể về họp gia đình và thông báo ông muốn... đi bước nữa. Thực ra, chúng tôi không hề khó khăn gì vì luôn nghĩ rằng "con chăm cha không bằng bà chăm ông", chỉ cần bố tôi vui vẻ, hạnh phúc là được.
Thế nhưng, người mà bố tôi muốn lấy làm vợ hơn tôi có 1 tuổi. Mẹ kế của chúng tôi là một phụ nữ quá lứa lỡ thì. Điều đáng nói là sau khi cưới, mẹ kế bắt bố tôi phải về ở rể vì "bà" là chỗ dựa duy nhất của bố mẹ bà.
Chiều vợ trẻ, bố tôi quyết khăn gói đi ở rể, mặc kệ con cái ngăn cản và khuyên bảo. Bố chỉ nói với chúng tôi một câu: "Cả đời bố đã sống vì các con, giờ các con đều đã trưởng thành, bố muốn sống vì hạnh phúc của mình và cô ấy là hạnh phúc của bố".
Thế nhưng, cuộc sống ở rể của bố tôi chẳng dễ chịu gì. Bố mẹ vợ của bố tôi năm nay hơn 70 tuổi, bà thì bị tai biến liệt nửa người còn ông thì bị lẫn. Mẹ kế của chúng tôi hàng ngày đi làm từ sáng tới chiều để bố tôi ở nhà quanh quẩn chăm nom cho 2 người già lẫn cẫn. Không những thế, tiền lương hưu của ông được đồng nào ông đều đưa cho vợ thuốc thang, ăn uống cho bố mẹ vợ.
Có lúc sang thăm bố, thấy bố phờ phạc, mệt mỏi, kêu đau nhức tay chân, anh em tôi ái ngại vô cùng. Có lần tôi đã gọi mẹ kế ra để nói chuyện, bố biết được mắng tôi té tát. Ông nói đây là lựa chọn của ông, ông thấy hạnh phúc vì đã chăm nom, đỡ đần cho người mình yêu thương. Nếu chúng tôi thương ông thì hãy coi mẹ kế tôi như người trong nhà.
3 tháng trước, mẹ vợ của bố tôi phải vào viện phẫu thuật, bố tôi lật đật ra ngân hàng rút tiền tiết kiệm về đóng viện phí. Tôi biết, đó là số tiền mà bố tôi dành dụm bao nhiêu năm để an dưỡng tuổi già.
Nhìn thấy bố đau đầu, khổ sở vì xoay tiền xây nhà cho vợ trẻ chúng tôi không biết phải làm thế nào. Ảnh minh họa
Chưa hết, vừa rồi, bố tôi bất ngờ gọi cả con cái, dâu rể về họp gia đình. Bố nói ông muốn bán căn nhà của gia đình tôi trước đây, nơi để bàn thờ tổ tiên và của mẹ tôi để lấy tiền xây căn nhà mới bên vợ vì nhà "mẹ kế" chật chội và xập xệ quá.
Nghe bố tôi nói, anh em tôi sốc thực sự, chúng tôi không đồng ý và ra sức ngăn cản việc làm này của bố. Thế nhưng ông nói, nếu chúng tôi muốn giữ lại căn nhà thì mỗi đứa "giúp" ông một chút tiền để ông góp vào xây nhà cho bố mẹ vợ.
Thật chẳng đã, chúng tôi không biết làm cách nào được nữa. Thấy bố chật vật, khổ sở ở rể tuổi xế chiều mà không cách nào khuyên nhủ. Nếu không giúp bố tôi, chúng tôi cũng không lỡ nhìn ông loay hoay xoay tiền đến bạc tóc, còn nếu cứ giúp bố bố hoàn thành nghĩa vụ với vợ trẻ như thế này chúng tôi có cảm giác không chỉ bố mà cả chúng tôi đều đang bị lợi dụng.
Chúng tôi chẳng biết phải làm thế nào....
Theo Eva
Đừng để tuổi già 'trắng tay' Rất nhiều bậc cha mẹ khi về già có bao nhiêu của cải, tài sản đem phân phát hết cho con cái để rồi lâm cảnh trắng tay phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào con. Câu chuyện của bác Tâm ở Q.6 là một điển hình như vậy. Sau khi dựng vợ, gã chồng cho các con xong, lý ra bác Tâm...