Có nên giảm số lượng Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện?
Ngay 10-6, tiêp tuc chương trinh ky hop, Quôc hôi thao luân ơ hôi trương vê dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Có nên giảm số lượng Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, giảm số lượng Phó trưởng ban chuyên trách cấp tỉnh hay không la nôi dung đươc nhiêu đai biêu Quôc hôi tranh luân sôi nôi. Đa số ý kiến đề nghị nên giữ như luật hiện hành, bởi vì chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, số lượng Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, số lượng các Phó ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân.
Trong tờ trình, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về việc giảm số lượng Phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và giảm số lượng Phó trưởng Ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh do quá trình xây dựng dự án Luật còn có ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị giảm số lượng Phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyên, Pho trương Ban chuyên trach cua HĐND câp tinh tư 2 ngươi xuông con 1 ngươi. Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ nguyên số lượng 2 Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, không quá 2 Phó trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh như quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành. Chính phủ thống nhất với phương án 1.
Đai biêu Tôn Ngọc Hạnh (Đoan Bình Phước) thống nhất vơi phương an có 1 Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh hay Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành. Về Phó ban Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, đề nghị giảm còn 1 và Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện cũng đề nghị giảm còn 1.
Theo đai biêu, về bản chất, so về nhân lực áp dụng theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và luật 2005 là giống nhau. Qua quá trình áp dụng đã phát huy tốt nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. Do đó, việc giảm đi một chức danh Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành cần phải được cân nhắc thận trọng.
Đai biêu Tôn Ngọc Hạnh (Đoan Bình Phước) phat biêu y kiên. Anh: Quôc hôi.
Đai biêu cho răng, phương án của Chính phủ là giảm “cao bằng” tất cả các địa phương, kể cả TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội và các chức danh Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, quận cũng giảm “cao bằng” là không hợp lý, chưa có tính thuyết phục cao. Theo đai biêu, ly giai cua ban soan thao trong tờ trình của Chính phủ nhằm bảo đảm thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 18 la chưa thực sự hợp lý, bơi le, chúng ta phải đảm bảo đạt được 2 mục tiêu song song là bộ máy giảm, không tăng biên chế nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động.
“Nếu không xét điều kiện thực tiễn của từng địa phương, đơn vị mà chỉ giảm cơ học thì không hiệu quả, dẫn đến việc chúng ta phải sửa luật thường xuyên”, đai biêu nhân manh.
Video đang HOT
Tư đo, đai biêu nhân manh, trong thực tiễn các cơ quan dân cử có xu hướng cần tăng đại biểu chuyên trách để nâng cao chất lượng hoạt động, đồng thời yêu cầu của cử tri đối với đại biểu và cơ quan dân cử ngày càng cao, đòi hỏi chúng ta phải giữ số lượng chuyên trách như hiện hành là 2 Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để tăng cường khả năng điều hành công việc thực hiện tốt công tác giám sát, thẩm tra báo cáo, nghị quyết trình tại kỳ họp; xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và chuẩn bị tốt các nội dung tiến hành các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố có chất lượng ….
Đông quan điêm, đai biêu Trương Anh Tuấn (Đoan Nam Định) đê nghi, cần xem xét kỹ vấn đề này cho sát tình hình và yêu cầu của thực tiễn hiện nay va đề nghị giữ nguyên số lượng Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và số lượng Phó trưởng ban chuyên trách cấp tỉnh như luật hiện hành hiện nay.
Đai biêu nhăc lai, năm 2015, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Quốc hội đã quyết định tăng cường nhân lực, tăng cường vị thế cho Hội đồng nhân dân. Vì vậy, chức danh Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân được nâng lên là Phó chủ tịch, vì thế Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện có 2 Phó chủ tịch, Phó trưởng ban Hội đồng nhân dân được tăng lên không quá 2 người.
“Với sự tăng cường đó, qua theo dõi tôi nhận thấy hoạt động của Hội đồng nhân dân đã có nhiều chuyển biến tốt, các kỳ họp được chuẩn bị tốt hơn từ công tác thẩm tra đến chuẩn bị tài liệu, đến chất vấn và trả lời chất vấn. Công tác giám sát được triển khai thường xuyên và đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của cử tri; nay cũng với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân sao ta lại làm ngược lại”, đai biêu noi.
Theo đai biêu, đê khắc phục tình trạng ở một số nơi địa phương, đơn vị là “trên nóng dưới lạnh, trên dải thảm, dưới dải đinh, hay nhờn luật…”, thi rất cần phải tăng cường hoạt động của Hội đồng nhân dân, đặc biệt là tăng cường nhân lực cả về chất lượng cũng như là số lượng cho Hội đồng nhân dân và trong điều kiện không thể tăng thêm thì giữ nguyên số lượng chuyên trách của Hội đồng nhân dân là cần thiết.
“Nếu làm đúng chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng mong mỏi của cử tri thì gánh nặng công việc trên vai mỗi đại biểu nhân dân không nhẹ nhàng và nó càng nặng hơn đối với đại biểu chuyên trách. Vì thế, thay vì giảm bớt đi Phó chủ tịch, Phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân, tôi nghĩ điều nào cần thiết hơn là chú ý lựa chọn người có tâm, có tầm, xứng đáng với vị trị đó. Quan trọng hơn là việc tin tưởng, tạo điều kiện giao việc để cho họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”, đai biêu nhân manh.
Tư thưc tiên đia phương, đai biêu Vương Văn Sang (Lao Cai) nhân manh, khác với Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyên trách được quy định tối thiểu trên 35% tổng số đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách được quy định bởi các chức danh theo luật hiện hành, cấp tỉnh thường dưới 11 người, cấp huyện dưới 5 người, cấp xã 1 người.
Nhân manh “với số lượng như vậy, hoạt động của các cơ quan Hội đồng nhân dân các cấp hết sức khó khăn”, đai biêu kiến nghị thay vì quy định các vị trí lãnh đạo chuyên trách bằng quy định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách cho từng cấp Hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch, Phó trương ban có thể giảm nhưng đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách cần tăng hơn luật hiện hành.
PHƯƠNG HĂNG
Theo QĐND Online
Quốc hội thảo luận đề xuất giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện
Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản tán thành với những quy định của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Quốc hội thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 10/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Một trong những nội dung được các ĐBQH tập trung thảo luận về phân cấp, phân quyền; về việc giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện từ 2 Phó Chủ tịch xuống còn một Phó Chủ tịch.
Đa số ý kiến các ĐBQH đều cho rằng, để bảo đảm hoạt động của HĐND không nên giảm Phó Chủ tịch HĐND. Các đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước), đại biểu Cao Đình Thưởng (Phó Thọ) đều nhất trí với phương án 2 đề nghị giữ nguyên như hiện hành.
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) cho rằng, cần có 2 Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện. Đại biểu phân tích, theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Thường trực HĐND gồm Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực HĐND, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định Thường trực HĐND gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch. Như vậy, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã nâng chức danh Ủy viên Thường trực HĐND lên Phó Chủ tịch HĐND để thuận tiện cho trao đổi công việc, không làm tăng biên chế. Qua quá trình thực hiện, HĐND đã phát huy tốt nhiệm vụ góp phần phát huy hiệu quả của HĐND. Do đó, việc giảm một Phó Chủ tịch HĐND cần phải được cân nhắc thận trọng, đại biểu nói.
Các đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết xác nhận kết quả bầu cử bổ sung chức danh Ủy viên UBND tỉnh. Ảnh: Thành Cường
Cũng theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, phương án giảm Phó Chủ tịch HĐND "cào bằng" ở tất cả các địa phương gồm cả Hà Nội và TP.HCM là không hợp lý, không có tính thuyết phục. Theo đại biểu, việc thực hiện tinh gọn bộ máy phải bảo đảm được 2 mục tiêu song song là bộ máy tinh gọn, không tăng biên chế nhưng phải bảo đảm hiệu quả hoạt động, nếu không xét điều kiện cụ thể của từng địa phương mà chỉ giảm cơ học thì không hiệu quả và dẫn đến việc phải sửa luật thường xuyên, đại biểu lưu ý.
Theo quy định tại điều 82 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Phó Chủ tịch HĐND giúp việc cho Chủ tịch HĐND trong điều hành phiên họp. Nếu chỉ có một Phó Chủ tịch HĐND trong trường hợp đột xuất, bất khả kháng xảy ra không thể tham gia phiên họp của HĐND thì không có nhân sự thay thế để thực hiện các công việc. Trong thực tiễn, các cơ quan dân cử cần tăng đại biểu chuyên trách để nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời yêu cầu của cử tri và nhân dân đối với cơ quan dân cử ngày càng cao, do đó, cần giữ số lượng đại biểu chuyên trách như hiện hành là 2 Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh để thực hiện tốt công tác giám sát, chuẩn bị tốt các nội dung cho kỳ họp, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh đề nghị.
Đồng quan điểm này, đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) cho rằng, hiện HĐND được giao rất nhiều nhiệm vụ, thực tiễn đòi hỏi ngày càng cao, do đó việc giảm một Phó Chủ tịch HĐND như dự thảo Luật sẽ không bảo đảm đáp ứng yêu cầu công việc của HĐND, do đó cần giữ nguyên như quy định hiện hành, duy trì 2 Phó Chủ tịch HĐND.
Trong khi đó, đề cập đến số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh và cấp huyện, đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) đề nghị, cần xem xét số lượng cấp phó này trong tổng thể các chức danh và tổ chức bộ máy HĐND cùng cấp và trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương thời gian qua. Theo đại biểu, dự thảo Luật cần quy định rõ về tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách trong tổng số đại biểu, đây chỉ là tỷ lệ để bảo đảm tổ chức bộ máy của HĐND hoạt động mang tính chuyên nghiệp. Đại biểu Trần Văn Lâm đặt vấn đề, tại sao Quốc hội yêu cầu tới đây phải nâng tỷ lệ chuyên trách, còn địa phương lại đặt nặng vấn đề giảm biên chế để quy định theo chiều hướng giảm đi? Khi xác định rõ số đại biểu HĐND chuyên trách thì mới có căn cứ xác định số lượng Phó Chủ tịch, Phó ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.
Cũng theo đại biểu Trần Văn Lâm, nếu bộ máy bố trí cấp trưởng là chuyên trách thì cũng chỉ nên bố trí một cấp phó chuyên trách để hỗ trợ. Việc giảm một Phó Chủ tịch HĐND huyện, tỉnh không nên cứng nhắc, chỉ quy định "cứng" về biên chế chuyên trách HĐND. Còn tùy điều kiện tình hình, về quy mô, tính chất, yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn mà bố trí từ 1 đến 2 Phó Chủ tịch cho phù hợp. Số lượng cấp phó ở đây sẽ nằm trong tổng khung số lượng cấp phó đã quy định ở từng cấp, đại biểu Trần Văn Lâm nói.
Theo Lê Sơn
baochinhphu.vn
Quốc hội sẽ thông qua hai nghị quyết và thảo luận hai dự án luật Theo Chương trình Kỳ họp 7, sáng 10/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. Toàn cảnh phiên họp Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN Thời gian còn lại của buổi sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số...