Có nên duy trì chính sách cho không, cấp không với dân tộc thiểu số?
Chính sách cho không, cấp không dành cho đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay mang tính áp đặt, đồng bào bị xem là những người được thụ hưởng.
Tại buổi tọa đàm “Liệu miền núi có cần tiến kịp miền xuôi” do Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng (CECEM) tổ chức ngày 17/10 tại Hà Nội, nhiều diễn giả cho rằng, chính sách dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số của Chính phủ hiện nay còn nhiều bất cập.
Đó chính là việc người dân bị xem là những người được thụ hưởng, được nhận sự hỗ trợ từ trên xuống mà chưa được coi là những chủ thể tích cực của những chương trình, chính sách này. Đồng bào dân tộc thiểu số cũng được gắn với định kiến “thiếu hiểu biết”, “lạc hậu” và “cần được trợ giúp”.
Bất cập từ chính sách áp đặt
Bà Bế Thị Hồng Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc – Ủy ban Dân tộc chia sẻ câu chuyện về thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho bà con dân tộc thiểu số năm 2004. Theo đó, bà là người được giao theo dõi, quản lý thực hiện chính sách này.
Những ngôi nhà tái định cư “cấp không” cho bà con nhưng không ai ở
Bà Hồng Vân kể: “Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số thời bấy giờ rất khó khăn so với bây giờ. Chúng tôi nghĩ nhu cầu cần nhất, thiết yếu nhất của đồng bào dân tộc thiểu số là nhà để ở, đất để trồng trọt, phát triển kinh tế và nước sinh hoạt. Chúng tôi đã đề xuất và triển khai thực hiện chính sách như vậy.
Bà Bế Thị Hồng Vân
Tôi đã đi kiểm tra, khảo sát quá trình thực hiện chính sách và đã chứng kiến cảnh đồng bào rất cảm động khi được nhận nhà ở. Thực sự đã có những gia đình nếu không có sự hỗ trợ như vậy của nhà nước thì sẽ mãi cảnh “màn trời chiếu đất”, không có một tấc đất cắm dùi hay ngôi nhà để trú chân”.
Bà Vân cho biết, lúc đó bà cảm giác rất tự hào và vui mừng vì đã mang được thành quả gì đó cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ giải quyết những khó khăn trước mắt.
Tuy nhiên, 4 năm sau dự án, khi quay lại kiểm tra, bà rất bất ngờ bởi nhìn cảnh nhà cửa bị xuống cấp trầm trọng. Ở một số xã đã phải bỏ tiền ra chuộc đất về cho bà con, vì khi được hỗ trợ đất, đồng bào đã đem đi bán.
“Tôi tự nhận ra rằng, chính sách của mình còn có điểm bất ổn. Tôi cảm giác đồng bào không nghĩ đó là ngôi nhà của mình, mà là nhà của Chính phủ cho để ở, nên việc sửa chữa Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ. Đồng bào vẫn bị động, chưa có ý thức cùng Chính phủ duy trì sự hỗ trợ đó” – bà Vân kết luận.
Video đang HOT
Ông Trương Văn Tỵ
Ông Trương Văn Tỵ, Vụ trưởng vụ Dân tộc Tôn giáo – Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng nêu dẫn chứng về bất cập trong chính sách dành cho bà con dân tộc thiểu số: “Một câu chuyện có thật là một nhà tài trợ cho Tây Nguyên 5.000 con bò. Sau đó, nhà tài trợ đến địa phương phát bò cho các hộ gia đình. Một phụ nữ thuộc diện hộ nghèo, chồng mất, được nhận 1 con bò nhưng chị khóc lóc và kiên quyết không nhận. Hỏi ra được biết, nếu nhận chăm sóc con bò chị sẽ không có thời gian đi làm thuê nuôi con ăn học, như thế con sẽ phải nghỉ học ở nhà chăn bò”.
Chính sách cho không, phát không liệu còn phù hợp?
Theo bà Bế Thị Hồng Vân, quy trình làm chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay là từ trên xuống và thiếu sự gắn kết, đồng bộ về chiến lược; dự vào nguồn lực phân bổ nên mang tính bị động. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của cán bộ xây dựng chính sách không đồng đều. Cán bộ khi đi khảo sát vẫn mang tính chủ quan của người làm chính sách và áp đặt.
Mục tiêu chương trình luôn đưa cho đồng bào, mà không cho họ sự lựa chọn. Ngược lại, bà con chưa có sự tự tin để thể hiện những vấn đề cần giải quyết chính của mình; chưa thực sự chủ động tham gia trong tất cả các khâu xây dựng, thực hiện chính sách.
Bà Bế Thị Hồng Vân nhấn mạnh, khi xây dựng những chính sách cho bà con dân tộc thiểu số cần phải biết phát huy nội lực và sức mạnh cộng đồng, trao cho họ tiếp cận cơ hội. Chính sách cho bà con trong thời gian tới sẽ có sự thay đổi, không để người dân “bị động” thụ hưởng chính sách mà họ phải là chủ thể cùng tham gia xây dựng và triển khai thực hiện chính sách.
“Trong thời gian tới, chính sách của chúng tôi hướng tới tăng định mức cho vay, giảm các chính sách cho không. Chính phủ cũng cần đặt niềm tin vào năng lực người dân; bản thân nhân dân phải tự tin, vượt qua định kiến để nói nói tiếng nói của chính đồng bào, cùng Chính phủ giải quyết vấn đề đặt ra” – bà Hồng Vân nói.
Ông Trương Văn Tỵ cũng đề xuất: “Trong thời gian tới, Nhà nước chỉ nên ban hành những chính sách khung, còn việc cụ thể hóa chính sách nên giao cho chính quyền địa phương và người dân trực tiếp quyết định triển khai thực hiện và họ sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện chính sách đó”.
Ông Trương Văn Tỵ cũng nhấn mạnh, chính sách dân tộc thời gian tới cần xây dựng theo nguyện vọng của người dân; hạn chế cho không, cấp không./.
Lại Thìn
Theo_VOV
Làm theo lời Đảng, lời Bác để bà con noi gương
Dù tuổi đã cao nhưng già làng -đảng viên Alăng Cần vẫn vững vàng như cây lim, cây táu giữa đại ngàn. Ông thường nói: "Là đảng viên thì phải gương mẫu đi trước để dân bản theo sau".
Già Alăng Cần bên vườn keo của gia đình. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Già làng Alăng Cần năm nay đã 73 tuổi nhưng luôn là người đi đầu trong mọi hoạt động ở địa phương để bà con dân tộc Cơ Tu, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, Hòa Vang, TP Đà Nẵng tin yêu, noi gương.
Một lần đã tin, mãi mãi giữ niềm tin
Già làng Alăng Cần (thôn phú túc, xa Hoa Phú, H. Hoa Vang, TP Đa Năng), giác ngộ cách mạng khi 20 tuổi, làm người dẫn đường cho cán bộ cơ sở tại địa bàn xã 1 (huyện Đông Giang, Quảng Nam).
Già làng Alăng Cần cho biết ngày ấy nhờ cán bộ cách mạng về thôn bản hoạt động cách mạng, vận động nhân dân theo Đảng, theo Bác, nhờ đó niềm tin về Đảng đã bắt rễ trong ông. Dù biết lam cach mang la gian khô, khó khăn nhưng khi đã quyết tâm thì dù ăn củ mài, củ sắn, ngủ rừng, vượt suối, ròng rã trường kỳ vẫn một lòng theo Đang làm cách mạng đên cung.
Khi ây, ông đươc cơ sơ cach mang chon lam giao liên, tiêp tê, dân đương cho bô đôi. Nhiêu đông chi can bô, bô đôi Khu 2 Hoa Vang đa đươc dân lang che chơ trong suôt nhưng năm khang chiên trương ky.
Phát hiện co cơ sở cach mang tại xã, địch bô rap săn lung dư dôi, ông đã cùng dân làng Cơ Tu đưa can bô lên nui để bí mật để tiếp tục hoạt động.
Do địch chốt chặt các con đường xuống đồng bằng nên việc tiếp tế lương thực rất khó khăn, người dân bản lang Cơ Tu phải bí mật vao sâu giưa đai ngan tim cu chup, cu mai, hai rau đê vưa nuôi sông dân lang va hô trơ can bô.
Trong một lần làm nhiệm vụ bảo vệ khu căn cứ, giữ đường Túy Loan, ông bị thương nặng ở vai, dù vậy ý chí của ông vẫn không sờn và tiếp tục hoạt động cách mạng bởi ông nói, với ông đã "một lần tin Đảng là mãi mãi giữ lòng tin".
Tư sư trương thanh vê y thưc va hanh đông, năm 1975, sau hơn 10 năm hoạt động cách mạng, Alăng Cần vinh dư đươc Chi bô xã 1 (Đông Giang, Quảng Nam) kêt nap vào hàng ngũ Đang.
"Giây phút được đứng vào hàng ngũ Đảng là giây phút vô cùng tự hào, nước mắt rưng rưng. Đây không chỉ là vinh dự lớn lao sau bao nhiêu năm tin, theo Đảng mà bản thân ý thức được là Đảng viên phải luôn là tấm gương sáng, cống hiến hết mình cho dân, cho nước...
Với hơn 40 năm tuổi Đảng, 50 năm theo cách mạng, nhắc đến Đảng, đến Bác Hồ, già làng Alăng Cân luôn tư hao va biêt ơn vì nhơ Đang chi đương dân lôi, ngươi Cơ Tu được sống tự do, ấm no, hạnh phúc.
Nhờ sự vận động tích cực của già làng, những mô hình trồng cây ăn quả đã mang lại thu nhập cao cho đồng bào Cơ Tu. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Đảng viên phải làm trước
Sau khi đất nước thống nhất, ông trở về quê hương. Từ năm 1976 -1986, ông làm Trưởng Công an xã, rồi chuyển làm công tác Đảng tại xã Hòa Phú. Sau khi nghỉ hưu, ông được bà con dân bản tín nhiệm và bầu làm già làng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú cho đến nay.
Trong những năm tháng ấy, già làng Alăng Cần đã có nhiều đóng góp làm thay đổi nhận thức, giúp bà con dân bản về sinh sống định canh, định cư; xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới, phát triển kinh tế, thoát nghèo.
Già Alăng Cần nhớ lại: Những ngày đầu đât nươc thông nhât, nha ngươi Cơ Tu nao cung ngheo, thiêu đoi triên miên, bà con thôn bản phai lên rưng đôt rây lam nương, sống du canh du cư không ổn định.
"Định canh, định cư" là chính sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhưng việc vận động bà con thôn bản thực hiện cũng khó khăn bởi "du canh, du cư" đã là tập quán bao đời nay của đồng bào. Hiểu vậy nên già Alăng Cần vận động người thân trong gia đình mình làm trước, từ đó thuyết phục bà con làm theo.
Để dần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu (tảo hôn, ma chay, cưới xin tốn kém, lễ hội đâm trâu...), ông kiên trì đến từng nhà để vận động, phân tích cho bà con hiểu đúng. Ông cũng tham gia hoà giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong bà con dân tộc với nhau, giữ vững tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Cũng nhờ vào uy tín, sự kiên trì của già làng Alăng Cần mà đồng bào dần chuyên đôi cơ câu cây trông, vât nuôi, phat triên kinh tê rừng, giúp bà con từng bước thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
"Mình được người thôn bản tôn trọng, tin cậy bầu làm già làng thì phải luôn tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của bà con. Bà con có khó khăn gì thì tìm cách giúp đỡ, nhờ đó bà con mới nghe, mới tin và làm theo", già làng Alăng Cần cho biết.
Hiện thôn Phú Túc có 112 hộ với trên 426 nhân khẩu, trong đó 109 hộ là người đồng bào Cơ Tu. Nhờ sự quan tâm của Đảng, của chính quyền địa phương và sự vận động kiên trì của già làng Alăng Cần trong bao năm qua nên đến nay tại thôn Phú Túc, đường giao thông nông thôn đã khang trang, sạch đẹp; 100% hô đông bao Cơ Tu không con ơ nha tam, nhà nhà co điên thăp sang, mang lươi phat thanh đa đên tưng gia đình. Ngoài ra, người dân thôn bản còn được chính quyền hỗ trợ phục dưng nha Gươl truyền thống, công chiêng, sản xuất rượu cần để lưu giữ nét văn hoa truyên thông dân tộc mình.
Ông Nguyễn Văn Vân, Bí thư xã Hòa Phú cho biết: Trươc đây, đông bao vung cao con ngheo lăm, nhưng giơ thì khac rôi, cai đoi, bệnh tật, thât hoc, hủ tục lạc hậu đa thât sư bi đây lui.
Ngày nay bà con đã có ý thức tham gia phát triển kinh tế, tạo ra thu nhập ổn định như mô hình trồng cây bơ, cây chuối, trồng cây đậu xanh, cây lúa nước, nuôi gà thả vườn, nuôi vịt, trồng cỏ nuôi bò, trồng rừng, mở rộng mô hình ươm keo giống cung cấp cho nhiều tỉnh/ thành miền Trung... đời sống hòa thuận, no ấm nên ngươi Cơ Tu ơn Đang, ơn Bac Hô nhiêu lăm. Được như vậy là do địa phương có những đảng viên gương mẫu như già Alăng Cần, nói được, làm được theo lời Đảng, lời Bác, làm gương cho bà con
Theo Lưu Hương
Chinhphu.vn
Chủ tịch Quốc hội: Kết quả lấy phiếu lần 2 là công tâm, khách quan Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 8 kéo dài 1,5 tháng qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dành nhiều đánh giá tích cực cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm với 50 chức danh lãnh đạo chủ chốt của đất nước. Kết quả lấy phiếu đã phản ánh chân thực tình hình đất nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh...