Có nên dùng thuốc giảm đau khi bị đau răng?
Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi bị sâu răng, dẫn tới đau đầu, vậy tình trạng bệnh của tôi có nguy hiểm? Tôi có thể uống thuốc giảm đau để ứng phó tạm thời với cơn đau không? Bác sĩ có thể cho biết loại thuốc giảm đau nào dùng hợp với chứng đau răng?
Bùi Kim Oanh (Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Đáp: Đau răng có thể làm xuất hiện hoặc tăng cảm giác đau đầu, đau hai bên thái dương. Khi cơn đau xuất hiện, chị có thể dùng thuốc paracetamol để giảm đau tạm thời khi chưa thể đi khám. Nhìn chung, thuốc paracetamol khá an toàn với mọi người.
Liều dùng Paracetamol đường uống: 10 – 15 mg/kg, cách 4 – 6 giờ/lần. Tuy nhiên, chị không nên dùng Paracetamol quá 5 lần và không quá 4g trong vòng 24 giờ. Trên thị trường hiện có các loại Paracetamol hàm lượng 500mg, 650mg. Chị nên lựa chọn sản phẩm phù hợp với thể trạng để có hiệu quả tốt nhất.
Song, tốt nhất là chị tranh thủ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Khi cơn đau do sâu răng dẫn tới đau đầu nghĩa là tình trạng răng đã khá nghiêm trọng, cần điều trị.
Khi phát hiện sâu răng, phương pháp để cải thiện tình trạng đau nhức răng trong trường hợp này là phải nạo bỏ vết sâu, điều trị tủy (nếu cần) và tiến hành hàn trám hoặc bọc răng sứ. Trong trường hợp sâu răng quá nặng, cần nhổ bỏ và trồng lại răng mới để thay thế răng đã mất.
Đau tức mắt ở người lão thị, dùng thuốc gì?
Đau nhức ở mắt có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cần phân biệt rõ đau quanh mắt hay đau trong mắt (nhãn cầu). Đau quanh mắt có nhiều nguyên nhân: viêm xoang, đau răng, tăng áp lực nội sọ, tăng huyết áp...
Tôi năm nay 51 tuổi, đang đeo kính lão số 2. Gần đây tôi có cảm giác đau đau ở mắt trái, mắt không đỏ, không có gỉ. Vì bận rộn nên tôi chưa có thời gian đi khám, mong bác sĩ tư vấn tôi có thể tạm thời dùng thuốc gì cho đỡ cảm giác đau tức ở mắt. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Hoài Thu (Ninh Bình)
Đau nhức ở mắt có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cần phân biệt rõ đau quanh mắt hay đau trong mắt (nhãn cầu). Đau quanh mắt có nhiều nguyên nhân: viêm xoang, đau răng, tăng áp lực nội sọ, tăng huyết áp...
Đau nhức ở nhãn cầu có hàng loạt nguyên nhân. Tuy nhiên nếu bạn đã nói mắt không đỏ, không có gỉ thì bác sĩ sẽ đi tìm các nguyên nhân khác: lão thị đeo kính chưa đủ số, glôcôm, viêm màng bồ đào, viêm củng mạc, viêm thị thần kinh... Khi đã có được nguyên nhân chính xác bác sĩ sẽ điều trị để cơn đau nhức khỏi gây phiền toái cho bạn.
Các thuốc giảm đau, chống viêm toàn thân và tại chỗ sẽ rất hữu ích để giảm đau. Ngoài ra, các thuốc tra nhỏ mắt có tác dụng chống đau nhức là indocollyrem, nevanac, acular. Nếu đau nhức do tăng nhãn áp hay glôcôm sẽ phải kết hợp với các thuốc hạ nhãn áp đường tiêm truyền - uống hoặc tra nhỏ thì hiệu quả giảm đau mới rõ ràng và lâu bền được. Đau nhức do viêm màng bồ đào còn phải dùng thuốc liệt thể mi để giảm sung huyết và tiết dịch cho nó như atropine.
Đau nhức do khô mắt thường chỉ thoáng qua, nhói như kim châm hoặc cộm rát, kèm theo cơn trào nước mắt sống, điều trị đơn giản chỉ là nước mắt nhân tạo hoặc các chất bôi trơn, làm ẩm mắt. Hiệu quả gần như ngay lập tức sau nhỏ thuốc.
Với bạn, đơn giản nhất là kính lão chưa đủ hoặc đúng số, khi chỉnh lại sẽ hết ngay đau nhức do lão thị. Khô mắt, tăng nhãn áp hay viêm nhiễm cũng có thể là lý do nhưng ít gặp hơn.
Khi đã áp dụng những phương pháp thông thường như uống giảm đau, tăng tuần hoàn não, uống thuốc bổ mắt và thần kinh mà không cải thiện thì tốt nhất là nên đi khám, đừng chờ lúc rảnh rỗi.
Điều gì xảy ra nếu không điều trị sâu răng? Sâu răng là một vấn đề nha khoa phổ biến và thường không quá khó để giải quyết. Tuy nhiên, việc để tình trạng này phát triển mà không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng răng miệng phức tạp, theo trang tin Insider. Nên khám răng 6 tháng một lần - SHUTTERSTOCK Khi sâu răng hình thành, men răng bắt...