Có nên đổi chỗ ngồi trên máy bay cho người lạ?
Xung đột giữa hành khách với nhau trên máy bay là câu chuyện dài không có hồi kết. Việc tưởng chừng rất đơn giản là “ghế mình thì mình ngồi” lại trở nên phức tạp khi có người muốn đổi chỗ.
Mạng xã hội mới đây lan truyền video một phụ nữ tố cáo hành khách đi cùng chuyến chửi bới, nhục mạ mình vì đã không nhường ghế cho vợ chồng họ có cơ hội ngồi gần nhau.
“Trên chuyến bay trở về nhà ở Sydney, Úc từ Los Angeles, Mỹ, tôi ngồi ở ghế gần lối đi thuộc khu vực phía trước máy bay. Tôi bay một mình và trong tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Vì thế, tôi đã lên máy bay sớm và nằm ngủ vật vã suốt quãng bay đầu. Nhưng bỗng dưng có một phụ nữ chừng 50 tuổi bước tới gần và nói như hét “Excuse me” (Xin lỗi) để đánh thức tôi dậy, lúc này là đang đêm”, chị kể.
Trong các chặng bay đường dài, hành khách thường chọn vị trí gần lối đi vì thoải mái hơn
Chị kể tiếp: “Cô ta hỏi liệu tôi có đổi chỗ được không bởi hai vợ chồng họ đang ngồi xa nhau. Cô ta muốn ngồi gần chồng mình nhưng chỗ của cô ở phía sau máy bay. Đối với nhiều người, trong tình huống này chữ “No” thật dễ dàng nói ra, còn tôi, lúc ấy thật khó thốt nên lời. Nhưng cuối cùng tôi cũng mạnh mẽ trả lời, “Không, tôi đã chọn chỗ này rồi. Tôi không đổi được”.
“Cô ta nhìn tôi kiểu như mẹ mình nhưng tôi quay đi chỗ khác và cố gắng ngủ tiếp. Vài phút sau, tôi nhận ra rằng cô ta đã đổi được một chỗ cho ai đó ở ngay sau lưng tôi; còn vị hành khách kia đến chỗ phía sau máy bay. Rồi cô ta liên tục mắng chửi tôi vì đã không chịu đổi chỗ. Có phải tôi là người xấu?”, chị đặt câu hỏi?
Một trường hợp khác, hành khách mua chỗ ưu tiên ngồi phía trước máy bay và có gia đình 4 người tới đòi đổi chỗ để gia đình họ được ngồi gần nhau. Tuy nhiên, anh không đồng ý và ngay lập tức bị ăn chửi. “Tôi bảo, các anh chị nên đặt chỗ trước để cả gia đình ngồi gần nhau. Việc gia đình anh chị không ngồi cùng không phải lỗi của tôi. Tôi không nhường chỗ”!, anh kể.
Các bài viết liên quan đến đổi chỗ ngồi gây nên cuộc tranh luận dữ dội. Nhiều người chỉ trích hành khách nữ không chịu đổi chỗ là, tại sao ai kia đã nhường chỗ cho người phụ nữ được ngồi gần chồng, còn chị thì không. Tuy nhiên, nhiều người khẳng định không nên nhường chỗ của mình cho người khác trên máy bay. “Có lần một người đề nghị tôi đổi chỗ, tôi nói rằng, chỗ này tôi mua 700 đô la Mỹ và người đó đã lẳng lặng bỏ đi”, một bình luận để lại. Nhiều người dùng mạng xã hội đồng ý với việc không đổi chỗ ngồi trên máy bay, vì gia đình các hành khách phải tự lo và tự chuẩn bị trước để ngồi cùng nhau.
Vậy quan điểm của phi hành đoàn về việc đổi chỗ trên máy bay thì sao? Serenity Haley, từng làm việc cho hãng American Airlines, khẳng định khi bạn muốn đổi chỗ hoặc dời chỗ ngồi trên chuyến bay cần nói cho tiếp viên biết và không được tự tiện đổi chỗ. Đó là vấn đề liên quan đến an toàn bay.
Video đang HOT
Hành khách lên máy bay và buộc phải ngồi đúng số ghế của mình
“Các hãng hàng không luôn sắp xếp hành khách và hàng hóa theo nguyên tắc phân bổ cân bằng tải trọng. Nhất là khi máy bay cất cánh, chúng tôi luôn kiểm soát việc di chuyển của hành khách nhằm đảm bảo trọng lượng và cân bằng của máy bay. Vì vậy, khi đổi chỗ ngồi, bạn thực sự đang thay đổi cân bằng trọng lượng của máy bay”, Haley nói. Tuy nhiên, khi máy bay đạt độ cao, hành khách có thể đi lại tự do mà không ảnh hưởng đến phân bổ trọng lượng của máy bay. Nhưng không phải bạn thấy chỗ trống thì lấy làm chỗ của mình. Các hãng bay để chỗ trống đều có lý do và hành khách cần hỏi ý kiến của tiếp viên.
Phi công Magnar Nordal đồng ý với Haley khi cho rằng, nếu nhiều hành khách tự do đổi chỗ ngồi, chẳng hạn cùng dồn về phía trước máy bay thay vì ngồi phía sau như sắp xếp, có thể dẫn tới tình huống nguy hiểm. Trong quá trình cất hay hạ cánh, phi công phải nắm rõ sự phân bố trọng lượng trên máy bay để có phương án chính xác, nếu sai lệch dù là nhỏ nhất cũng dẫn tới nguy cơ sự cố. “Không có quy định nào cấm hành khách chuyển đổi chỗ ngồi, nhưng bạn cần trao đổi với tiếp viên trước khi đổi chỗ”, anh nói thêm.
Nhiếp ảnh gia bị mê hoặc bởi nét đẹp bí ẩn của Myanmar
Nhiếp ảnh gia Andrei Duman (34 tuổi) người Rumani đã khám phá Myanmar bằng các phương tiện như máy bay, thuyền và ôtô.
Andrei Duman đã chụp lại những tấm ảnh để lý giải tại sao nhiều du khách muốn tới các đền thờ và di tích tại Myanmar. Những tấm ảnh của Andrei Duman chụp có vẻ đẹp mê hoặc và đầy bí ẩn. "Tôi ngưỡng mộ vẻ đẹp của đất nước này", Andrei Duman nói.
Myanmar có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là đường bờ biển giáp với vịnh Bengal và biển Andaman. Myanmar có hơn 2 nghìn ngôi chùa và phần lớn trong số đó là những chùa vàng kiêu hãnh cũng như di tích lịch sử lớn.
Có khoảng hơn 2.000 ngôi chùa ở Myanmar, trong đó có nhiều ngôi chùa đang bị hư hại nghiêm trọng theo thời gian. Trong hình là ngôi chùa Kekku.
Ngôi đền Migun nổi tiếng với những vết nứt lớn vẫn sừng sững qua thời gian.
Chiêm ngưỡng toàn cảnh các ngôi đền từ khinh khí cầu.
Người dân Myanmar và khách du lịch đang thăm chùa Shwedagon.
Những nhà sư mặc áo choàng đỏ tại ngôi chùa Hsinbyume.
Tiếng Myanmar, tiếng mẹ đẻ của người Bamar và là ngôn ngữ chính thức của Myanmar, về mặt ngôn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc. Nó được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn và nửa hình tròn, có nguồn gốc từ ký tự Môn. Bảng chữ cái này được phỏng theo ký tự Môn, ký tự Môn được phát triển từ ký tự nam Ấn Độ trong thập niên 700. Những văn bản sớm nhất sử dụng ký tự được biết tới từ thập niên 1000.
Đền Mrauk-U với nhiều nét kiến trúc ấn tượng.
Tiếng Mayanmar sử dụng nhiều từ thể hiện sự kính trọng và phân biệt tuổi tác. Xã hội Myanmar truyền thống rất nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Bên trong các ngôi làng, giáo dục do các giáo sĩ truyền dạy thường diễn ra trong các ngôi chùa. Giáo dục trung học và giáo dục cao đẳng/đại học thuộc các trường của chính phủ.
Sương mù bao trùm các hang động Phật Pindaya.
Khung cảnh bình yên bao trùm đất nước Myanmar khi hoàng hôn bắt đầu hé rạng.
Ẩm thực Myanmar bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác. Món chủ yếu trong ẩm thực Myanmar là gạo. Mỳ và bánh mì cũng là các món thường thấy. Ẩm thực Myanmar thường sử dụng tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu.
Thịt bò, bị coi là món cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng. Các món cà ri, như masala và ớt khô cũng được dùng. Mohinga, thường được coi là món quan trọng của Myanmar, gồm nước luộc cá trê có gia vị cà ri và hoa đậu xanh, miến và nước mắm. Các loại quả nhiệt đới thường dùng làm đồ tráng miệng. Các thành phố lớn có nhiều phong cách ẩm thực gồm cả Shan, Trung Quốc và Ấn Độ.
Những ngọn tháp vàng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời.
Myanmar có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó đạo Phật chiếm 89,3% số dân; Thiên Chúa giáo 5,6%; đạo Hồi 3,8%; đạo Hindu 0,5%; các tôn giáo khác.
Mọi công dân Myanmar được tự do tín ngưỡng, tuy theo tôn giáo khác nhau nhưng dân chúng vẫn sống hòa bình, bằng chứng là những kiến trúc của tôn giáo khác nhau cùng được xây dựng và tôn trọng tại những thành phố lớn.
Vô vàn ngôi đền chùa với kiến trúc độc đáo tạo nên nét đặc trưng và sức cuốn hút lớn cho đất nước Myanmar.
Khách Nga thích đến Việt Nam đón năm mới Theo dữ liệu đặt vé máy bay của nền tảng du lịch trực tuyến OneTwoTrip, Việt Nam là một trong năm điểm đến phổ biến nhất của du khách Nga trong kỳ nghỉ năm mới. Nha Trang là điểm đến yêu thích của khách Nga tại Việt Nam. Ảnh: Vietnam Tourism Board Người Nga đang lên kế hoạch cho kỳ nghỉ năm mới...