Có nên độ mâm xe hơi bằng hàng ‘nhái’?
Mâm xe hay còn gọi vành (la-zăng), một trong những món nâng cấp được chủ xe hơi ưa chuộng nhưng đáng tiếc, đây cũng là bộ phận bị làm giả nhiều nhất trong ngành ô tô. Vậy mâm độ hàng nhái có rủi ro gì và có đáng để nhắm mắt dùng thử?
Một bộ mâm xe độ theo phong cách Maybach có giá dưới 20 triệu đồng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật
Chỉ cần dạo một vòng trên đường phố, sẽ dễ dàng nhìn thấy rất nhiều xe hơi trang bị mâm độ vành nhái (fake) mang thương hiệu chính hãng hoặc các công ty mâm xe đến từ các thương hiệu có tiếng như HRE, Vossen, BBS… cho đến những bộ mâm mang phong cách Maybach, rất nhiều bộ vành chỉ có giá từ 15 đến 30 triệu đồng đang lăn bánh trên đường phố Việt Nam. Điều đáng chú ý là chúng xuất hiện trên những chiếc xe hạng sang đắt tiền. Hầu hết các bộ vành nhái này đều có xuất xừ từ Trung Quốc, Đài Loan.
Có lẽ vành nhái có giá rẻ hơn 3-5 lần so với vành hàng hiệu chính hãng trong khi ngoại hình bên ngoài gần giống nhau là điều khiến nhiều chủ xe bị thuyết phục. Vậy vì sao giá vành nhái lại rẻ hơn rất nhiều so với vành xịn chính hãng, và liệu có đáng để người dùng ô tô sử dụng nó chỉ để làm đẹp hay thỏa mãn ý thích cá nhân hay không?
Mâm độ hàng nhái từng khiến nhiều người dùng bị lừa tiền khi chưa biết rõ về mâm chính hãng
Điều đầu tiên đó là quá trình sản xuất. Các xưởng sản xuất vành nhái luôn cố sản xuất nhiều sản phẩm nhất có thể với mức chi phí thấp nhất. Điều đó có nghĩa rằng, những bộ vành này không trải qua quy trình kiểm tra độ bền mà các nhà sản xuất truyền thống bắt buộc phải thực hiện. Những bộ vành nhái cũng không tuân thủ bất kỳ tiêu chuẩn chất lượng nào. Các nhà sản xuất chính quy phải đầu tư tiền bạc và thời gian cho việc kiểm soát chất lượng và đăng ký tiêu chuẩn cho các sản phẩm của họ nên dĩ nhiên, sản phẩm của họ sẽ có giá bán cao hơn sau khi tung ra thị trường.
Video đang HOT
Thêm vào đó, các bộ vành đúc nhái thường được đúc khuôn theo phương pháp truyền thống, không sử dụng áp suất. Cụ thể, hợp kim nhôm nóng chảy sẽ được đổ vào khuôn và được làm nguội từ từ, sau đó được tháo khuôn và mông má lại các chi tiết thừa. Cách sản xuất này sẽ khiến nhiều bóng khí li ti xuất hiện bên trong kim loại, giảm độ bền và khả năng chịu lực của chiếc vành. Ngược lại, khi các bộ vành xịn chính hãng được sản xuất, các bộ khuôn đúc sẽ được ép bằng khí nén để tăng mật độ phân tử kim loại, giảm bọt khí và tăng độ bền của chiếc vành. Tất nhiên, khác biệt về cách thức sản xuất cũng khiến vành xịn đắt giá hơn.
Ngoài ra, vành đúc nhái sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật nên thường có trọng lượng nặng hơn, mặc dù độ cứng chắc và an toàn không thể so sánh với vành chính hãng. Một bộ vành có trọng lượng nặng hơn vành tiêu chuẩn của nhà sản suất sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của chiếc xe, thay đổi các yếu tố liên quan đến cơ khí.
Khi đã chơi mâm độ, nên chịu chi để sử dụng các loại mâm đúc chính hãng đảm bảo an toàn kỹ thuật
Điều cuối cùng tạo ra khác biệt về giá giữa vành nhái và vành xịn chính là trách nhiệm với sản phẩm. Nếu như một bộ vành xịn bị móp méo hay vỡ trong điều kiện sử dụng bình thường, hãng sản xuất sẽ đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng và bị giảm uy tín và niềm tin với khách hàng. Để ngăn chặn điều đó, họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm bằng quy trình kiểm soát nghiêm ngặt hơn, quá trình sản xuất ưu việt, chế độ bảo hành tốt hơn và tất nhiên là những thứ này đều rất tốn chi phí. Ngược lại, các hãng sản xuất vành nhái không tên tuổi chẳng chịu chút trách nhiệm nào cả. Nếu có vấn đề xảy ra, có lẽ thứ duy nhất chủ xe nhận được sẽ là những lời chê bai, dè bỉu khi sử dụng vành nhái kém chất lượng.
Thế nên, nếu chịu chơi, người dùng ô tô nên trang bị mâm độ hàng hiệu đã được chứng minh chất lượng, hai là sử dụng những bộ vành nguyên bản đã trang bị sẳn trên xe xuất xưởng để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.
Brabus 800 Carbon - Bản độ G 63 khủng và độc nhất thế giới chào hàng đại gia Việt: Giá gấp đôi Lamborghini Urus, ngoại thất 'full carbon', nội thất hàng thửa
Chiếc Brabus 800 có một không hai trên thị trường được cho biết đã có sẵn trong kho và chỉ chờ đại gia Việt chịu chơi xuống tiền.
Brabus 800 là bản độ lại từ Mercedes-AMG G 63. Khi mà G 63 đang dần trở nên đại trà, một số đại gia Việt bắt đầu mua các bản độ khủng hơn như Brabus 700 hay Brabus 800. Đến nay, đã có một vài chiếc Brabus 800 được đưa về nước. Tuy nhiên, một chiếc vừa mới được chào bán cho khách Việt có gói trang bị đặc biệt hơn cả.
Chiếc Brabus 800 này là bản độ lại một lần nữa, được showroom tại nước ngoài quảng cáo là duy nhất một chiếc toàn thế giới. Tên đầy đủ của xe là Brabus G-Carbon Edition.
Đúng như tên gọi, ngay từ ngoại thất, chiếc xe đã có rất nhiều chi tiết làm bằng vật liệu carbon, như mui xe, nắp ca-pô, ốp khe gió phía trước, cản trước, vòm bánh xe, cản sau, cánh gió cho đến nắp bánh dự phòng. Bộ vành cho bản này có kích thước tới 24 inch của thương hiệu Brabus. Bộ phanh sơn màu cam nổi bật bên trong in dòng chữ G-Carbon. Logo phía trước không phải chữ B như trên những chiếc Brabus 800 khác mà lại là chữ G-Carbon.
Nội thất xe được làm lại khá nhiều với tông màu nâu cam là chủ đạo, gợi nhớ đến phiên bản Hermes. Điểm thay đổi dễ nhận ra nhất là bộ ghế, ốp cánh cửa và trần xe. Ghế xe có thêm logo G-Carbon ở tựa đầu. Trần xe khâu hoạ tiết kim cương với đèn LED dạng bầu trời sao giống trên các mẫu xe Rolls-Royce. Ngoài ra, một số chi tiết nhỏ trong xe cũng được dùng vật liệu carbon. Logo G-Carbon có thể bắt gặp khắp mọi nơi. Vô-lăng cũng được bọc carbon một phần và thay logo Mercedes-Benz bằng Brabus.
Ngoài các điểm thay đổi trên thì trang bị nội thất trên chiếc Brabus 800 này tương tự những chiếc G 63 khác, như bộ đôi màn hình 12,3 inch, âm thanh Burmester, ghế có các chức năng sưởi và thông gió... Tuy nhiên, bản này lại không có hai màn hình gối đầu cho hàng ghế sau như tuỳ chọn cao cấp nhất trên G 63.
Không chỉ là bản độ nội ngoại thất, Brabus 800 còn gây ấn tượng bởi động cơ được tinh chỉnh lại. Máy V8 dung tích 4 lít được nâng công suất lên 789 mã lực và mô-men xoắn 1.000 Nm. Hệ thống ống xả độ của Brabus cũng phần nào giúp tăng sức mạnh cho chiếc xe. Bản G 63 nguyên bản chỉ có công suất 577 mã lực và mô-men xoắn 850 Nm. Nhờ tăng sức mạnh, động cơ này giúp chiếc Brabus 800 tăng tốc 0-100 km/h chỉ trong 4,1 giây.
Hiện chưa rõ giá bán của chiếc Brabus 800 Carbon cho đại gia Việt. Tại nước ngoài, xe có giá khoảng 580.000 USD. Mức giá này cao hơn gấp khoảng 2,5 lần giá Lamborghini Urus tiêu chuẩn (khoảng 220.000 USD) và gấp đôi so với đa số Urus có thêm một vài "option". Một chiếc Brabus 800 từng được nhập về nước với giá hơn 20 tỷ đồng. Bản Carbon nhiều khả năng sẽ có giá cao hơn đáng kể.
Siêu xe Bentley Flying Spur 'biến hình' thành xe bán tải Thay vì làm cho sang trọng hơn, một công ty độ xe của Anh đã tạo ra một chiếc Bentley Flying Spur không giống bất kỳ phiên bản nào trước đó bằng cách biến đổi xe thành một chiếc bán tải. Sau khi hoàn thành và được công bố, một cuộc tìm kiếm trên trang Instagram của cửa hàng cho thấy công việc...