Có nên điều tra lại thủ khoa THPT Quốc gia các năm trước 2018?
Năm 2016, có tới 21/100 thủ khoa khối C đến từ Lạng Sơn, đặc biệt hầu hết các thí sinh này đều nằm ở cụm thi Đại học Xây Dựng.
Mới đây, trong “cơn bão” gian lận thi cử kỳ thi THPT Quốc gia 2018, nhiều người đã chia sẻ thông tin về các thủ khoa những kỳ thi THPT diễn ra trước năm 2018. Đặc biệt nhiều thủ khoa của một số trường an ninh cũng tới từ các tỉnh thành như Sơn La, Lạng Sơn… đã gây ra những ý kiến trái chiều. Liệu có nên điều tra lại toàn bộ các thủ khoa thi THPT Quốc gia trước năm 2018 là câu hỏi của dư luận. Thông tin được nhiều người chia sẻ nhất đó là năm 2016, có tới 21/100 thủ khoa khối C đến từ Lạng Sơn, đặc biệt hầu hết các thí sinh này đều nằm ở cụm thi Đại học Xây Dựng. Đây có thể coi là điều khá bất thường với số lượng thí sinh điểm cao đột biến đến từ Lạng Sơn.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT chia sẻ về vấn đề này: “Theo quan điểm của tôi, việc hồi tố lại các kỳ thi cũ là việc nên làm. Thế nhưng làm khi nào và làm như thế nào mới là câu hỏi khó? Bởi nếu đặt nghi vấn vào các năm trước, chúng ta có thể nhìn lại các kỳ thi cách đây 2 năm, 5 năm hay 10 năm? Rất khó để có thể xác định cụ thể, từ đó điều tra lại”.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Xuân Nhĩ.
Nguyên Thứ trưởng cho rằng việc trọng tâm cơ quan điều tra, Bộ GDĐT cần làm hiện nay chính là phải làm rõ tận gốc của vụ việc gian lân thi THPT Quốc gia 2018: “Cần điều tra từng người, từng việc cụ thể để từ đó đưa ra trước pháp luật. Vì suy xét cho cùng chúng ta cần xử lý vụ việc này để làm gương, có tính răn đe, từ đó hy vọng vào những kỳ thi sau này sẽ trong sạch hơn. Việc lật lại quá khứ cần có một cuộc điều tra trên diện rộng với sự góp sức của nhiều cơ quan khác nhau, nên tôi nghĩ thời điểm bây giờ là không phù hợp”.
TS Vũ Thu Hương (Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng việc lật lại kết quả thi cử của những năm trước không phải là việc đơn giản để có thể làm trong ngày một ngày hai, bởi điều tra các thí sinh có điểm cao thì dễ, nhưng các thí sinh chỉ điều chỉnh điểm để vừa đủ điểm xét tuyển thì sao?
Video đang HOT
“Theo tôi điều chúng ta cần quan tâm nhất chính là căn nguyên từ đâu khiến cho việc gian lận thi cử diễn ra trên diện rộng đến như vậy. Môt ky thi THPT quan trong như vây, khi đa tô chưc ơ cac đia phương thi chăc chăn se xay ra nhưng tiêu cưc.
Tiêu cưc không phu thuôc vao ke hơ ơ riêng khâu nao, tư bao mât đê thi, công tac coi thi, bao mât bai thi va châm thi. Bât kê môt ky thuât nao cung do con ngươi sinh ra, ke hơ do con ngươi tao ra đươc”, bà Hương phân tích.
TS Vũ Thu Hương, Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội.
Đối với môt ky thi quan trong lai đăt ơ đia phương la nguy hiêm nhât, nhưng con ngươi co quyên lưc tai đia phương, co thê tac đông trưc tiêp va tac đông không nho đên nhưng ngươi châm thi. Khi tổ chức thi tai địa phương, co môi quan hê người nha, quan hê “dây mơ dê má” qua nhiêu đê ngươi ta co thê nghi đên nhưng hanh đông tiêu cưc.
Bà Hương nếu quan điểm: “Nhưng yếu tố để phat hiên sai pham ơ khâu niêm phong, bảo quản và chấm thi rât mơ hô, chu yêu phân tich va đanh gia trên sư mâu thuân về điểm thi giữa các địa phương, giữa các trường. Đê thi kho, thi sinh tai Ha Nôi lai không co đươc điêm cao ma cac đia phương khac lai co điêm cao ô at là một mâu thuẫn có thể nhận ra được.
Nêu năm nay tiêp tuc co sai pham, nhưng chi lam ơ mưc lưng chưng, thay vi nâng hơn 20 điêm, ngươi ta ranh ma hơn chi nâng 5, 6 điêm thi rât kho phat hiên”.
Theo Danviet
Phải "sạch" từ giáo dục mới mong "sạch" được xã hội
Muốn đổi mới giáo dục thì sự trung thực phải đặt lên hàng đầu. Một nền giáo dục "sạch" là một nền giáo dục công bằng.
Câu chuyện gian lận thi cử càng lúc càng đau lòng khi danh sách thí sinh dần lộ diện, trong đó có thí sinh từng là "thủ khoa" nay bẽ bàng tự xin thôi học. Hậu quả ngày hôm nay, ai phải chịu trách nhiệm? Những ông bố, bà mẹ mang danh "cán bộ" không thể phủ nhận sạch trơn rằng "tôi không can thiệp" để con mình đỗ đạt. Nói như vậy thêm một lần nữa làm tổn thương con trẻ. Chúng còn đang ngồi trên ghế nhà trường, ăn chưa no- lo chưa tới, không thể tự mình làm cái việc "tày trời" như vậy nếu không có sự tiếp tay của quyền và tiền.
Vụ gian lận thi cử năm 2018 cũng có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm
Còn rất nhiều câu hỏi cần giải đáp xung quanh vụ việc rúng động này nhưng có một điều chắc chắn rằng, câu chuyện Hòa Bình, Sơn La hay Hà Giang cũng chỉ là hệ lụy của việc xử lý không nghiêm tình trạng gian lận thi cử ở những mùa thi trước. Và cũng không loại trừ, vụ việc này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Câu chuyện thiếu trung thực, thậm chí mất công bằng trong ngành giáo dục, lâu nay không còn là chuyện hiếm. Hiện tượng "chạy chọt", lo lót để con có một suất học ở trường tốt diễn ra phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn. Không phải đợi đến khi con bước vào "ngưỡng cửa cuộc đời" mà ngay cả khi đứa trẻ mới bước chân vào cổng trường mầm non, cha mẹ đã nhúng tay can thiệp.
Chạy trường-chạy lớp là một trong những biểu hiện rõ ràng và cụ thể của tình trạng tham nhũng trong ngành giáo dục. Đó là kết quả nghiên cứu của Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) phối hợp cùng các nhà nghiên cứu độc lập thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã chỉ ra.
Mỗi đứa trẻ, muốn thành công trong cuộc đời phải tự lực phấn đấu chứ không thể dựa vào quyền thế của bố mẹ. Không để cho con trẻ tự bước trên đôi chân của mình, dùng tiền can thiệp để chúng có cơ hội học tập tốt hơn người khác, rồi sau khi ra đời, lại tìm cách "chạy chọt" vào những cơ quan "béo bở". "Trưởng thành" trong môi trường đó, ai dám đảm bảo rằng, những chủ nhân tương lai của đất nước không tiếp bước cha mẹ chúng, tìm cách để lấy lại số tiền đã "đầu tư".
Cho đến nay, danh tính các phụ huynh có con được can thiệp điểm thi đã dần lộ diện và thật "dễ hiểu" khi số đó phần lớn là cán bộ có chức, có quyền, con em ngành giáo dục, công an hay doanh nghiệp... Tuyệt nhiên không thấy có cháu nào là con công nhân hay nông dân- những người ít có khả năng tài chính để "lo lót" cho con em mình. Mặc dù nhiều phụ huynh đã lên tiếng phủ nhận sự can thiệp của mình đối với kết quả thi của con nhưng dư luận cho rằng, đó chỉ là sự ngụy biện.
Bất kỳ ai, nếu có bằng chứng tham gia vào vụ việc này, dùng tiền can thiệp để trục lợi đều vi phạm pháp luật. Nếu phải xử lý hình sự các vị phụ huynh thì cũng là việc đáng làm để giữ nghiêm kỷ cương-phép nước, giữ vững niềm tin của nhân dân đối với công cuộc phòng chống tham nhũng.
Muốn đổi mới giáo dục thì sự trung thực phải đặt lên hàng đầu. Một nền giáo dục sạch là một nền giáo dục công bằng. Không thể dùng tiền để "tước đoạt" cơ hội học tập của người khác... Phải loại trừ các loại "chạy" trong giáo dục, từ mầm non cho tới sau đại học, kể cả "chạy" học hàm học vị! Phải "sạch" từ giáo dục mới "sạch" được xã hội!
Còn tệ đạo văn, dối trá hay mua bằng, bán điểm... trong môi trường giáo dục sẽ còn những hệ lụy khôn lường. /.
Theo VOV
Gian lận thi ở Hòa Bình: 'Thủ khoa' con cháu nhà ai? 64 thí sinh; môn được nâng điểm cao nhất 9,25; thí sinh được tăng điểm 3 môn cao nhất là 26,45. Nhờ được nâng điểm, nhiều thí sinh trở thành thủ khoa, á khoa các trường đại học danh giá. Họ là con, cháu "quan chức" nào? LINH ANH - HUÊ NGHIÊM Theo Tiền phong