Có nên dẹp bỏ buýt nhanh BRT ở Hà Nội?
Sau gần 6 năm vận hành, khai thác, tuyến buýt nhanh BRT 01 của Hà Nội không chỉ bộc lộ hàng loạt sai phạm, lãng phí, đội giá, mà hiệu quả khai thác chỉ như buýt thường…Chuyên gia cho rằng, một khi đã không hiệu quả thì nên dẹp sớm.
Lại đề xuất cho xe ô tô đi chung làn buýt nhanh BRT
Tại Báo cáo phương án điều chỉnh, tổ chức giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông trên các tuyến đường, Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất TP Hà Nội trên tuyến đường dành riêng cho xe buýt BRT 01 cho phép các phương tiện lưu thông vào gồm: Xe vận tải khách khối lượng lớn từ 24 chỗ trở lên, các loại xe công vụ, xe cứu nạn, xe buýt thường.
Dù mang nhiều kỳ vọng “đột phá” cho vận tải hành khách công cộng Thủ đô, song sau gần 6 năm vận hành, khai thác, tuyến BRT 01 không chỉ bộc lộ hàng loạt sai phạm, lãng phí, đội giá, mà hiệu quả khai thác chỉ như buýt thường…
Về nguyên nhân phải điều chỉnh, theo Sở GTVT Hà Nội: Tuyến BRT là trục xuyên tâm, do tập trung các phương tiện ra, vào khu vực trung tâm, lưu lượng các phương tiện tăng cao, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm gây ra tình trạng ùn ứ giao thông.
Do vậy, để giảm thiểu ùn tắc giao thông trên tuyến, tăng hiệu quả khai thác hệ thống hạ tầng giao thông hiện có trên tuyến, Sở này đề xuất TP Hà Nội trên tuyến đường dành riêng cho xe buýt BRT cho phép các phương tiện lưu thông thêm như đã nêu ở trên.
Bất cập, ức chế người tham gia giao thông
Tuyến buýt nhanh BRT 01 có lộ trình Kim Mã – Yên Nghĩa với tổng chiều dài 14km, đi qua những tuyến đường có mật độ phương tiện cao bậc nhất Hà Nội như: Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Quang Trung, Lê Trọng Tấn…
Do phải dành riêng 1 làn để cho xe buýt BRT ưu tiên lưu thông nên tuyến đường Giảng Võ-Láng Hạ-Lê Văn Lương-Tố Hữu luôn trong tình trạng kẹt xe, người đi xe máy phải trèo lên vỉa hè để đi như thế này.
Vào giờ cao điểm buổi sáng và chiều, các tuyến đường này thường xuyên ùn tắc khiến xe buýt nhanh không thể đi nhanh như kỳ vọng, dù đã được dành hẳn một làn đường riêng. Thực tế, đã có không ít trường hợp điều khiển phương tiện cá nhân do thấy đường tắc nên lấn làn BRT bị camera ghi hình phạt nguội.
Rất nhiều ý kiến chuyên gia giao thông và người dân cho rằng, tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội không hiệu quả thì nên dẹp sớm “một mình một đường” chỉ làm giao thông thêm ùn tắc.
Anh Nguyễn Mạnh Quyết ở quận Hà Đông cho biết, có lần anh lái xe ô tô qua đường Lê Văn Lương, do đường tắc nên đã đi vào làn BRT và bị camera ghi hình phạt nguội.
Video đang HOT
Chỉ đến khi đưa xe đi đăng kiểm, anh Quyết mới được thông báo bị phạt do xe ô tô lấn làn buýt nhanh.
Anh Quyết cho rằng, Hà Nội nên đánh giá lại việc có nên duy trì dành đường ưu tiên cho BRT hay không, bởi các tuyến đường buýt nhanh đi qua rất hẹp, phương tiện cá nhân ùn tắc đứng chờ xếp hàng dài.
Giờ cao điểm xe máy chiếm hết phần đường BRT nên buýt nhanh hoạt động không hiệu quả, trong khi ô tô lấn làn là bị phạt ngay.
Còn chị Lê Thu Trang ở Dương Nội, Hà Đông hàng ngày phải đi làm bằng xe máy dọc theo tuyến đường Lê Văn Lương- Tố Hữu cho biết, việc Hà Nội lắp camera phạt nguội rõ ràng chỉ có tác dụng với ô tô, còn xe máy thì phạt không xuể vì vi phạm quá nhiều.
Không hiệu quả thì nên dẹp sớm
Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, BRT hoạt động không hiệu quả là điều không ai mong muốn. Đối với một dự án thử nghiệm đúng là cần có thời gian để đánh giá, tuy nhiên với tuyến BRT 01 Hà Nội hoạt động 4-5 năm không hiệu quả (hoặc hiệu quả thấp) thì cần phải có giải pháp để bố trí lại cho phù hợp.
Buýt nhanh BRT của Hà Nội vắng khách.
“TP Hà Nội cần có đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý bất cập của BRT. Theo đó có thể nghiên cứu bỏ làn ưu tiên BRT, bố trí buýt nhanh hoạt động như buýt thường. Đồng thời nên phân làn cho ô tô và xe máy riêng biệt để thuận tiện cho việc đi lại của người dân”, ông Thuỷ nói.
Theo ông Thuỷ, ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Ecuador, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản…BRT cũng được bố trí làn ưu tiên, nhưng đường họ rộng (ít nhất 4 làn), trên đường không có nhiều phương tiện cá nhân như Việt Nam nên hoạt động rất hiệu quả.
“Ở nước ta đường hẹp, giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại hàng ngày, người dân vẫn phải sử dụng phương tiện cá nhân là chủ yếu nên việc dành đường ưu tiên cho buýt nhanh không thể đem lại hiệu quả như kỳ vọng”, ông Thủy nói.
Cùng quan điểm, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho rằng, sau gần 6 năm vận hành, khai thác, tuyến BRT 01 không những chưa đem lại hiệu quả như kỳ vọng, mà còn để lại nhiều hệ lụy.
Chuyên gia cho rằng, một khi BRT đã không hiệu quả thì nên dẹp sớm.
“Đường nhỏ, ông BRT chiếm mất diện tích phần lớn của đường, thế là bao nhiêu phương tiện phải đi tránh, thế nhưng có nhanh được đâu. Thế nên rất lãng phí…”, ông Thanh nói.
TS Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng UBATGTQG cũng cho rằng, BRT 01 đang đạt khoảng 1.000 hành khách/làn/giờ cao điểm, chỉ nhỉnh hơn một làn ô tô trong đô thị, nhưng chỉ bằng một nửa khi khai thác bằng xe máy.
Theo ông Minh, nếu để tuyến BRT như hiện nay, nó chỉ một loại xe buýt thường không hơn không kém.
“Không nên duy trì như hiện nay, mà buộc phải thực hiện một trong 2 hướng, hoặc là chuyển thành xe buýt thường, đó là bất đắc dĩ mà không ai muốn mà chúng ta cần có lộ trình và hướng cụ thể để khắc phục những bất cập hiện nay đối với xe buýt nhanh về trung chuyển, về làn, về kết nối, về chia sẻ thông tin, về tích hợp thẻ…để đưa BRT này lên một tầm cao mới với chất lượng dịch vụ khác hẳn xe buýt thường”, ông Minh phân tích./.
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm tại dự án buýt nhanh BRT
Theo kết luận Thanh tra Chính phủ, hợp phần I – xe buýt nhanh BRT – thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, tại các gói thầu xây dựng đường trạm xe buýt từ Bộ Y tế đến Khuất Duy Tiến và từ Khuất Duy Tiến đến bến xe Yên Nghĩa, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn khi lập bước thiết kế đường đã thay thế mặt đường bê tông nhựa bằng mặt đường bê tông xi măng.
Trong khi đó, hồ sơ báo cáo khảo sát mặt đường dự án do Công ty cổ phần tư vấn Việt Delta lập cho thấy cường độ mặt đường tốt. “Việc này đã gây lãng phí ngân sách nhà nước hơn 15 tỷ đồng”, cơ quan thanh tra kết luận.
Thanh tra Chính phủ còn phát hiện phần bổ sung các thiết bị có tổng giá trị trên 17,6 tỷ đồng nhưng chủ đầu tư không tổ chức đấu thầu mà ký hợp đồng bổ sung với nhà thầu là vi phạm Luật đấu thầu và Luật xây dựng.
Tại hợp phần I – xe buýt nhanh BRT – thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, cơ quan thanh tra còn phát hiện số tiền sai phạm hơn 43,5 tỷ đồng.
Trong đó, đáng chú ý việc các bên liên danh nhà thầu thực hiện không đúng khối lượng được phân chia theo hợp đồng đã ký, dẫn đến Công ty cổ phần Thiên Thành An hưởng lợi số tiền 42,4 t tỷ đồng nhưng không chứng minh được khối lượng công việc thực hiện.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị giao UBND TP Hà Nội xin ý kiến Bộ Kế hoạch và đầu tư và thống nhất với nhà tài trợ để thu hồi số tiền sai phạm trên.
“Nếu liên danh Công ty cổ phần Thiên Thành An và Công ty cổ phần ô tô Trường Hải không thực hiện thì UBND TP Hà Nội chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật”, cơ quan thanh tra kiến nghị.
Đối với dịch vụ kiểm tra xe và vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ, chủ đầu tư cũng thanh toán cho nhà thầu một số khoản mục chi phí vượt so với hợp đồng đã ký gần 207 triệu đồng, gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Chủ đầu tư còn thực hiện một số việc không đúng quy định gây thất thoát hơn 625 triệu đồng.
Buýt thường, xe khách được đi vào làn buýt nhanh BRT để giảm ùn tắc?
Sở GTVT Hà Nội đề xuất xe vận tải khách khối lượng lớn từ 24 chỗ trở lên, các loại xe công vụ, xe cứu nạn, xe buýt thường được đi vào làn buýt nhanh BRT.
Sở GTVT Hà Nội vừa có báo cáo UBND thành phố về đề xuất điều chỉnh tổ chức giao thông tuyến buýt nhanh BRT01 bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã.
Hiện tại, xe buýt BRT chạy trên làn riêng tại các đoạn Ba La - Quang Trung - Lê Trọng Tấn - đường trục Bắc Hà Đông - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ. Các đoạn đi hỗn hợp với các phương tiện khác gồm đoạn bến xe Yên Nghĩa - Ba La, đoạn Giang Văn Minh - Kim Mã.
Buýt nhanh BRT được chạy trên làn riêng. Ảnh NGỌC THẮNG
Trên tuyến 14,77 km, ngoài 3 đoạn tuyến xe BRT lưu thông hỗn hợp thì tuyến BRT được bố trí chạy trong làn dành riêng, có vạch sơn kết hợp với lắp dải phân cách cứng tại 3 nút giao thông gồm: Giảng Võ, Hoàng Đạo Thúy và Khuất Duy Tiến.
Các nút giao thông được bố trí pha đèn và tổ chức phù hợp, tạo điều kiện cho BRT vận hành, trên toàn tuyến duy trì cấm xe dừng đỗ và cấm taxi vận hành trong giờ cao điểm.
Về tình hình giao thông trên tuyến, Sở GTVT cho hay, tuyến BRT là trục xuyên tâm, do tập trung các phương tiện ra, vào khu vực trung tâm, lưu lượng các phương tiện tăng cao, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm gây ra tình trạng ùn ứ giao thông tại các nút giao làm giảm hiệu quả hoạt động của tuyến buýt nhanh BRT. Một số nút giao thường xuyên ùn ứ gồm: Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến, Tố Hữu - Trung Văn và Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh.
Sở GTVT Hà Nội cho biết, đối với nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến, do đang rào chắn để phục vụ thi công hầm chui Lê Văn Lương, diện tích mặt đường bị thu hẹp trong khi lưu lượng phương tiện lớn.
Sở GTVT đề xuất phối hợp với Ban Quản lý dự án công trình giao thông TP.Hà Nội điều chỉnh, tổ chức giao thông cục bộ khu vực thi công để cải thiện thi công.
Cũng theo Sở GTVT Hà Nội, nút giao Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh nguyên nhân ùn ứ do lưu lượng phương tiện giao thông tham gia lớn, nhu cầu phương tiện rẽ trái từ Tố Hữu vào Vũ Trọng Khánh rất cao. Hiện đã tổ chức lại giao thông thí điểm từ ngày 18.6, Sở GTVT sẽ theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp.
Còn với nút giao Tố Hữu - Trung Văn, nguyên nhân ùn tắc do lưu lượng phương tiện cao, từ khu vực nút giao Trung Văn. Sở GTVT đang chờ được phân bổ kinh phí để xén mở rộng mặt đường từ nút giao Trung Văn đến Vũ Trọng Khánh, điều chỉnh điểm quay đầu và xén hè mở rộng lòng đường khu vực tòa nhà Bắc Hà.
Để giảm thiểu ùn tắc giao thông trên tuyến, tăng hiệu quả khai thác hệ thống hạ tầng giao thông hiện có trên tuyến, Sở GTVT Hà Nội đề xuất TP.Hà Nội trên tuyến đường dành riêng cho xe buýt BRT cho phép các phương tiện lưu thông vào gồm xe vận tải khách khối lượng lớn từ 24 chỗ trở lên, các loại xe công vụ, xe cứu nạn, xe buýt thường.
Sở GTVT Hà Nội cho rằng, hợp phần xe buýt nhanh BRT01 từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ theo Hiệp định tín dụng tài trợ cho dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội và Hiệp định tín dụng viện trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu.
Vì vậy, để thực hiện điều chỉnh thí điểm như trên, Sở GTVT kiến nghị với TP.Hà Nội có ý kiến thống nhất với WB.
Bất động sản cho thuê 'lao đao' Dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khiến thị tường bất động sản (BĐS) cho thuê lầm vào khủng hoảng mà chưa có hồi kết. Chủ mặt bằng cho thuê phải giãn nợ, giảm giá 20-30%, thậm chí 50%, nhưng vẫn không có khách. Giá thuê "lao dốc" vẫn không có khách Chị Nguyễn Thanh Vân (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)...