Có nên cưới người “khắc khẩu”?
Chúng tôi quen nhau 10 năm rồi mới quyết định cưới. Tuy nhiên, càng gần đến ngày cưới thì tôi càng nhận ra mình và chồng sắp cưới có rất nhiều điều không phù hợp: Điều mà tôi cho là đúng thì anh bảo sai, điều tôi muốn làm thì anh tìm mọi cách ngăn cản, tôi khen ai thì anh tìm đủ cách dè bỉu…
Ảnh minh họa
Những điều này như liều thuốc độc khiến tôi cảm thấy chán nản tột cùng và hình như không còn tình yêu nữa. Nếu cưới nhau rồi mà suốt ngày sống trong bực bội, chịu đựng và chống đối nhau như thế thì liệu có hạnh phúc không?
Tố Quyên (TPHCM)
Bạn gái thân mến,
Video đang HOT
Mỗi người trong xã hội là một thực thể khác nhau nên sẽ có những suy nghĩ, hành động khác nhau. Tuy vậy, vẫn có những tiêu chuẩn chung nhất để phân định đúng sai, tốt xấu. Có những sự đúng sai, tốt xấu là bất di, bất dịch và được gọi là chuẩn mực. Ví dụ, bạo hành gia đình bao giờ cũng bị xem là điều xấu và đáng lên án chứ không ai khen ngợi, bênh vực…
Nói như vậy để thấy rằng nếu các bạn “ khắc khẩu”, nói và làm trái ngược nhau thì mỗi người nên tự nhìn nhận lại xem giữa mình và người kia ai đúng, ai sai chứ không nên nghĩ rằng, người ta nói trái, làm trái với mình thì đều là sai cả.
Quen nhau, yêu nhau đến 10 năm mới quyết định tiến tới hôn nhân thì hẳn là hai bạn đã hiểu rất rõ về nhau và cân nhắc với chọn lựa của mình. Chuyện bạn với chồng sắp cưới có những bất đồng là bình thường.
Điều quan trọng là bạn nên bình tĩnh xem xét căn nguyên của những bất đồng đó là do đâu? Những bất đồng ấy có “xâm phạm” đến các chuẩn mực của cuộc sống hay không? Nếu có và đặc biệt là nếu bạn cảm nhận một cách rõ ràng rằng trong lòng bạn “không còn tình yêu nữa” thì hôn sự này nên cân nhắc và tạm hoãn một thời gian để mỗi bên nhìn nhận rõ lại tình cảm của mình.
Theo VNE
Ly hôn vì 'cái mồm'
Từ chuyện khắc khẩu, hay xỏ xiên nhau, anh Phú, chị Tuyết chuyển sang cãi vã 'mày, tao chí tớ' rồi lôi nhau ra tòa.
Đi làm về nhà, chị Tuyền thấy anh Phong đang chăm chú xem Fashion TV (một kênh truyền hình nước ngoài chuyên về lĩnh vực thời trang). Chị nóng tiết nói: "Chán vợ rồi à mà ngồi ngắm mấy em chân dài, ngực phẳng này thế?". Anh chồng thỏ thẻ ngọt nhẹ: "Ơ hay, anh vừa chuyển đúng kênh này thôi chứ ngắm nghía gì em?".
Rồi chị quay sang "cà khịa": "Đúng là đồ đàn ông mèo mả gà đồng. Trước mắt mình còn ngắm gái, sau lưng thì thế nào? Chắc suốt ngày ở cơ quan tìm ảnh gái đẹp để bình luận đây. Đồ rỗi hơi! Tôi mà là sếp của anh, tôi cho loại như anh nghỉ việc". Anh khó chịu ra mặt: "Đã bảo là nhầm, mà ngắm gái có sao không? Chết ai? Em vừa vừa thôi!". Chị Tuyền không chịu thua, cười khẩy: "Tôi thích thế đấy. Ừ, đúng rồi, anh thích ngắm gái, tôi thích ngắm trai. Sáng đi làm nhìn trai đẹp lượn đầy đường, sướng thật!". Lời qua tiếng lại, thế là hai vợ chồng cãi nhau loạn cả nhà.
Tối hôm đó, đứa con gái đem bài ra hỏi bố mẹ "đường sá hay đường xá". Anh nói "đường sá" mới đúng còn chị thì cãi "phải là đường xá". Không chịu thua, anh nói trước đây khi học, thầy toàn viết là "đường sá". Thầy anh bây giờ là học giả có tiếng đấy. Chị cũng "phản đòn": "Sách toàn ghi là xá này. Tác giả sách toàn là giáo sư, tiến sĩ cả đấy!". Tội nghiệp con bé con, hết nhìn bố lại nhìn mẹ, chẳng biết "sá" hay "xá". Những câu chuyện như thế cứ làm cả nhà ầm ĩ suốt ngày.
Cũng lục đục vì chuyện khắc khẩu nhưng ít ra nhà chị Tuyền vẫn còn chưa tới mức tan đàn xẻ nghé, đường ai nấy đi như chuyện gia đình chị Tuyết anh Phú. Chị Tuyết, 26 tuổi, nhân viên lưu kho và anh Phú, 30 tuổi, kỹ sư xây dựng cầu đường, họ lấy nhau được hai năm có lẻ.
Cả hai vốn khắc khẩu, anh sống kiểu khác nên nhiều lúc nghe cách anh nói chuyện chị không lọt tai, ngược lại anh cũng thế. Chị chê chồng "đã không biết còn hay thích chém", anh chê lại "vợ dại không bằng trời hại". Thế là cứ cái gì anh nói ra, chị cũng bảo anh nói láo; cái gì chị kể, anh cũng phải vặn vẹo "dại lắm cơ vợ ạ!".
Một lần gia đình có giỗ, cô dì chú bác từ quê ra tụ họp nhà bố mẹ anh. Ngồi mâm thanh niên, anh luyên thuyên đủ điều về xe ô tô này đi thích, xe này đi dở... thì từ bàn các cô, nghe thấy giọng chồng oang oang, chị ngứa tai nói với sang: "Anh ấy bốc phét đấy, đã bao giờ biết đi xe đâu". Anh bị chọc quê, ngồi im bặt.
Khi thấy vợ đang thao thao bất tuyệt về hàng hiệu này nọ ở Mỹ, chị thường xuyên dùng thẻ visa để đặt hàng về. Anh ngồi đâu quanh đó cũng nói với theo: "Điêu đấy, quần áo toàn mặc loại cũ rích, rách tơi bơi, đồ như của bà nội ấy". Mấy chị ngồi đó cười như được mùa khiến chị bực lắm.
Chuyện hai vợ chồng không hợp nhau khoản ăn nói là bình thường. Nhưng nếu biết giữ thể diện cho nhau thì không sao, còn nếu không rất dễ làm người kia bị hụt hẫng, xấu hổ với mọi người. Vấn đề khắc khẩu của vợ chồng anh chị Phú Tuyết ngày càng trở nên đáng báo động. Ban đầu cũng chỉ là vạch mặt nhau "nhẹ", tranh luận những chuyện vớ vẩn, dần dần thành quen cộng với những va chạm hàng ngày, những giận hờn bực bội khiến anh chị từ tranh luận chuyển sang cãi nhau. Sau đó từ cãi nhau chuyển sang cạnh khóe, "nói đểu" và dần dần là chửi nhau theo đúng nghĩa của nó.
Chị kể rằng không hiểu sao những gì chị nói ra anh đều nghĩ là chị đang muốn "xỏ xiên" anh. Anh phản bác tất cả ý kiến của chị. Thế nhưng chị cũng thú thực là: "Mỗi khi nghe anh ấy đưa ra ý kiến, mình lại thấy nó ấu trĩ, trẻ con, ngu xuẩn, như kiểu chuyện viễn tưởng ấy". Cứ như thế một thời gian không biết từ khi nào, hai anh chị bắt đầu "mày, tao" với nhau, cấp độ cứ tăng dần cho đến khi chị không chịu nổi nữa, viết đơn ly dị đòi đường ai nấy đi....
Theo VNE
Chuyện tình 'chú cháu' Chú hiền lành như công tử bột, còn cháu thì lại dữ dằn, mạnh mẽ. Phải đến khi xa cách, cả hai mới nhận ra tình cảm dành cho nhau. Chuyện tình của chúng tôi có thể nói là không giống ai và cũng chẳng ai ngờ. Bởi nếu nói là chuyện tình cũng không đúng vì trước khi cưới, chúng tôi không...