Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp?
23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo chầu trời, tuy nhiên nhiều gia đình cúng tiễn Táo quân rất sớm, thậm chí trước mấy ngày, điều này có nên không?
Theo quan niệm của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần dõi theo cuộc sống của mọi người trong gia đình. Hàng ngày ông Công ông Táo sẽ ghi lại những việc làm tốt-xấu của gia chủ, để đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng. Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.
Cúng ông Công ông Táo trước 23 tháng Chạp được không?
Tết ông Công, ông Táo là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Theo ghi chép còn lưu, ba vị thần Táo có vị trí rất quan trọng, họ có quyền định đoạt mọi sự cát hung, phúc đức cho gia đình mà mình cai quản. Điều này phụ thuộc nhiều vào tâm đức của gia chủ. Chính vì thế, để mong cầu Thần bếp báo cáo những lời hay, ý đẹp với Ngọc Hoàng thì hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị lễ cúng Táo quân long trọng để tiễn ông Táo về trời.
Ngày nay, do những yếu tố khách quan như công việc, học tập nên không phải nhà nào cũng có thể cúng Táo quân đúng ngày mà thường sẽ cúng trước. Vậy cúng Táo quân trước ngày 23 có được không?
Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp được không?
Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, tùy vào điều kiện thời gian của mỗi gia đình mà lựa chọn ngày, giờ cúng là khác nhau. Các gia đình hoàn toàn có thể cúng ông Công, ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, không nên cúng muộn hơn 23h ngày 23 tháng Chạp. Bởi mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu.
Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế, các gia đình không nên cúng sau ngày 23.
Ông Công ông Táo là ai?
Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc, và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Video đang HOT
Theo tích của người Việt, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau nhưng họ mãi không có con, vì vậy dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát, dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì chuyện nhỏ, Cao lại gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến xứ khác và gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao sau khi nguôi giận thì quá ân hận nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường, cuối cùng tình cờ mò vào xin ăn đúng nhà của Thị Nhi nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhận ra người hành khất là chồng cũ, Nhi mời vào nhà nấu cơm cho ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Ông Công ông Táo là ai? Theo truyện dân gian, đó là người phụ nữ và 2 người chồng, duyên nghiệp khiến họ cùng chết trong đống lửa.Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo quân, giao cho người chồng mới làm Thổ công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ làm Thổ địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ làm Thổ kỳ trông coi việc chợ búa.
Muốn đổi vận, thêm tài lộc hãy áp dụng ngay cách dọn nhà này cho Tết sắp tới
Dưới đây là cách dọn nhà đón Tết hợp phong thủy để rước tài lộc được chuyên gia phong thủy chia sẻ.
Vào dịp Tết đến xuân về nhà nhà lại tất bật mua sắm, dọn dẹp nhà cửa để mong bước sang năm mới đón được nhiều tài lộc. Tuy nhiên, việc dọn nhà đón tết thế nào cho hợp phong thủy để không phạm đại kỵ đáng tiếc không phải ai cũng biết. Dưới đây là cách dọn nhà đón Tết hợp phong thủy để rước tài lộc được chuyên gia phong thủy chia sẻ.
1. Khi nào thì nên dọn nhà đón Tết?
Theo quan niệm dân gian thì việc dọn dẹp nhà cửa chỉ nên tiến hành sau ngày 23 tháng Chạp. Tức là sau ngày đưa ông Táo về trời. Thời gian từ sau ngày 23 tháng Chạp cho đến trước lúc rước ông bà gia tiên vào nhà ăn tết (tức là 29 hoặc 30 tết).
Bởi theo quan niệm rằng, thời gian này các vị thần đã đi khỏi nhà và về trời. Việc dọn dẹp không bị ảnh hưởng đến các vị thần, không tạo phiền phức, tiếng ào hay bụi bẩn cho các vị thần linh. Chẳng may bị thần linh phạt tránh, đem lại nhiều tai ương xui xẻo cho bản thân. Ngoài ra, bạn cũng nhớ phải nạp lại năng lượng cho các vị Phúc - Lộc - Thọ . Đừng quên trả hết nợ nần...
Sau khi các vị thần lên Thiên Đình, gia chủ cần nghiêm túc dọn dẹp nhà cửa ngay. Người ta mua quần áo mới, giày dép mới. Những vật dụng trang trí mang lại may mắn mới được đem ra bày biện, các nghi lễ phong thủy để nạp lại năng lượng được thực hiện.
Chổi quét nhà sau đó phải được giấu kín để không ai nhìn thấy trong suốt ngày mồng một Tết. Nếu chổi được đưa ra vào ngày đầu năm, nó sẽ quét hết may mắn của gia đình và mang vận rủi đến. Vì vậy cần rất thận trọng với chổi.
2. Dọn dẹp ban thờ
Theo TS Lê Xuân Phương (chuyên gia phong thuỷ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu doanh nhân và doanh nghiệp Đông Nam Á), trước khi làm lễ bao sái gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo dài, mở rộng các cửa trong nhà.
Có thể chuẩn bị đĩa hoa quả tùy tâm, 10 bông cúc vàng chia làm hai bình cắm hai bên. Lưu ý không dùng nước lạnh lau dọn ban thờ. Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật thì không dùng rượ u để lau, mà nên dùng khăn thấm nước ấm sạch và phải lau ban thờ Phật trước, sau đó mới lau dọn ban thờ gia tiên.
Sau khi đã chuẩn bị được các vật dụng phục vụ cho việc lau dọn, gia chủ thắp một nén hương, khấn xin phép gia tiên, các quan thần linh để thông báo xin được dọn dẹp ban thờ.
Trước tiên, hạ các đồ muốn lau dọn xuống (lưu ý: Tuyệt đối không hạ hoặc di chuyển bát hương. Theo dân gian, nếu bát hương bị di chuyển sang hướng xấu, thậm chí có thể gây ra xui xẻo cho gia chủ).
Cần chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước... xuống rồi để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn). Nếu ban thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau. Không lau đồ trực tiếp trên ban thờ.
Dùng khăn sạch đã ngâm nước ấm hoặc nước ngũ vị hương pha rư ợu gừng lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng khăn khô lau lại. Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương. Dân gian quan niệm, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ ra ngoài rồi mới lau sạch bát hương. Không nên cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây "tán tài".
Cuối cùng, đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo đã xong việc lau dọn ban thờ.
3. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp
Người Việt ta luôn quan niệm: Khi năm mới đến mọi thứ trong gia đình cần phải mới mẻ thì cả năm mới sung túc an khang". Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện và không phải đồ vật nào cũng có thể đầu tư sắm mới. Do đó, việc vệ sinh dọn dẹp nhà lau chùi cho mới với ý nghĩa quan niệm gạt bỏ đi những cái cũ, mang lại may mắn cho năm mới.
Đầu tiên bạn cần lau chùi salon, bàn ghế, lựa chọn cốc chén mới. Đặc biệt những đồ dùng không cần thiết đã hỏng không có khă năng khác phục sửa chữa được thì nên thanh lý. Nếu nhà bạn có nhiều đồ lặt vặt, bạn nên thiết kế một vị trí để những món đồ lặt vặt như những chiếc hộp lớn để vào góc nhà sẽ là một giải pháp rất hiệu quả.
4. Dọn dẹp vị trí cửa chính để hút tài lộc
Khi dọn nhà đón Tết theo phong thủy có bận đến mấy cũng không được quên việc dọn dẹp trước nhà cũng như trang trí cửa chính. Đây là cách đơn giản để gia đình có phong thủy cuối năm thịnh vượng.
Cửa ra là nơi nạp khí cho căn nhà, cánh cửa mở ra, tựa như lời mời gọi tài khí, cát khí vào nhà. Năm vừa qua thuận lợi thì nhất định không được thay cửa hoặc tháo dỡ cửa chính xuống để sửa chữa hay lau chùi. Nên dùng giẻ sạch lau là tốt nhất nếu không vận thế của năm mới sẽ bị thay đổi.
5. Xông đất xua tan vận khí xấu
Vật dụng cũ rách cần được bỏ đi, đồ còn xài được thì giặt rửa sạch sẽ. Quan trọng nhất sau khi dọn sạch sẽ, gia chủ tiến hành xông đất, có thể dùng trầm hoặc các gói thuốc hương để xông đất cho vận khí xấu tan đi, đón cái mới.
6. Trang hoàng nhà cửa thêm đẹp, may mắn sẽ ngập tràn
Sau khi mọi thứ đã sạch sẽ ngăn nắp, những ngày giáp tết bạn chỉ dành chút thời gian cho việc mua sắm các vật dụng để trang trí cho ngôi nhà của mình. Một cành đào hoặc cây mai sẽ tô điểm thêm sắc xuân cho phòng cách của bạn. Dựa vào điều kiện kinh tế và khiếu thẩm mỹ của bạn, ngôi nhà của bạn sẽ tràn ngập sắc xuân đón những điều may mắn của năm mới vào nhà.
Văn khấn cúng mùng 1 tháng chạp cầu được ước thấy, tháng cuối năm tài lộc vào nhà Theo phong tục lâu đời, nhân dân ta đều cúng vào mồng một và ngày Rằm hàng tháng. Dưới đây là văn khấn cúng mùng 1 tháng Chạp chuẩn nhất. Ý nghĩa văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi...