Có nên cho phép xe tự lái ra đường?
Cách đây chưa lâu, ô tô tự lái vẫn còn được xem như sản phẩm khoa học viễn tưởng, nhưng giờ đây đã dần trở thành hiện thực. Dù vậy, vấn đề được đặt ra là luật giao thông phải thay đổi thế nào cho phù hợp với những chiếc xe tự lái?
Khi nhắc đến những chiếc xe hơi tự lái ở thời điểm khoảng chục năm trước đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, vài năm gần đây, Google đã triển khai dự án nghiên cứu chế tạo xe tự lái và gần đây nhất, tại triển lãm công nghệ CES 2013 vừa diễn ra ở Las Vegas (Mỹ), Toyota và Audi cũng đã trình làng xe tự lái. Điều này cho thấy, đây không còn là một tương lai quá xa vời.
Tuy nhiên, một câu hỏi thực tiễn được đặt ra là luật lệ giao thông phải thay đổi như thế nào để phù hợp với sự xuất hiện của những chiếc xe tự lái trên đường?
Một chiếc xe tự lái của Google
Hiện tại, người ngồi sau vô lăng chính là những người chịu trách nhiệm cho những vụ va chạm, tai nạn giao thông, còn khi ô tô làm chủ hoàn toàn quá trình vận hành, thì ai là người chịu trách nhiệm nếu có va chạm xảy ra?
Có nhiều ý kiến tán thành việc đưa xe tự lái vào sử dụng thực tiễn. Những cuộc khảo sát cho thấy, mỗi người Mỹ dành trung bình 250 tiếng ngồi sau tay lái, và tai nạn xe hơi là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với người Mỹ ở độ tuổi từ 4 đến 34, gây thiệt hại khoảng 300 tỷ USD mỗi năm.
Video đang HOT
Google và phe ủng hộ tin rằng ô tô tự lái có thể giúp việc di chuyển trên đường an toàn hơn bằng cách loại bỏ những sai sót xuất phát từ chính con người. Xe ô tô tự lái của Google có một camera trên nóc để quan sát xung quanh, cùng một hệ thống các cảm biến gắn xung quanh xe. Trên xe là một hệ thống máy tính để thực hiện chức năng điều khiển xe.
Hồ sơ an toàn xe tự lái của Google thực sự rất ấn tượng. Trong quá trình thử nghiệm quãng đường 300.000 dặm (hơn 482.000 km) tính đến nay, Google cho biết chưa có bất kỳ vụ tai nạn nào xảy ra. Một vụ duy nhất được ghi nhận lại có nguyên do từ con người, thay vì do hệ thống tự lái.
Sau nhiều chiến dịch vận động hành lang, hiện xe tự lái của Google đã được phép xuống đường ở hai tiểu bang California và Nevada của Mỹ.
Hệ thống camera và cảm biến trên xe tự lái của Google
Vấn đề gây tranh cãi lớn nhất hiện tại vẫn là: Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn? Những người ngồi trong xe hay nhà sản xuất xe? Làm sao để xác minh được lỗi xảy ra khi người ngồi trong chiếc xe đang tự điều khiển, hay do lỗi kỹ thuật phát sinh trên chiếc xe tự lái?
Không chỉ luật lệ giao thông, việc áp dụng những chiếc xe tự lái ra thực tiễn sẽ khiến các công ty bảo hiểm phải thay đổi toàn bộ chính sách cho phù hợp với thực tế mới, mà trong đó sẽ phải đặt thêm trách nhiệm vào các hãng sản xuất.
Từ những điều trên có thể thấy rằng, việc phát triển và hoàn thiện những chiếc xe tự lái đã khó, việc áp dụng thực vào thực tế những thế hệ xe thông minh này còn khó hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng xe tự lái là xu thế tất yếu của tương lai, khi mà máy móc dần làm thay con người nhiều chuyện, trong đó có cả việc lái xe trên đường.
Theo dân trí
Lexus sẽ được ứng dụng công nghệ xe tự lái
Toyota năm nay đến với triển lãm quốc tế điện tử tiêu dùng CES bằng công nghệ xe tự lái được ứng dụng trên chiếc Lexus AARSV.
Chiếc Lexus AARSV được thử nghiệm tại Nhật Bàn
Điểm đặc biệt của công nghệ này là chiếc xe có thể tự di chuyển mà không cần bất cứ tác động nào, dù là của lái xe hay điều khiển từ xa.
Chiếc xe được trang bị các thiết bị cảm ứng đặc biệt có khả năng phát hiện, tự động đáp ứng trong một môi trường cụ thể. Điều đặc biệt của Lexus AASRV chính là khả năng tự điều khiển xe mà trong điều kiện giao thông khá phức tạp.
Lexus AASRV được trang bị hệ thống radar trước và hai bên thành xe cùng với một máy ảnh màu kỹ thuất số có độ phân giải cao để có thể phát hiện và phân tích các phương tiện xung quanh. Ngoài ra còn được trang bị một số thiết bị công nghệ như hệ thống laser có khả năng phát hiện vật cản cũng như các đối tượng xung quanh trong phạm vi 70m.
Khi đi đến một hệ thống đèn giao thông, kết nối không dây trên Lexus AASRV sẽ tự động tương tác với đèn giao thông để xe tự động thực hiện chức năng phanh khi gặp đèn đỏ hay tiếp tục lái khi gặp đèn xanh. Lexus AASRV còn có khả năng tự động báo tín hiệu cho các phương tiện xung quanh khi chiếc xe đi vào một đoạn đường trơn trượt và muốn dừng lại.
Toyota đã xây dựng một mô hình giao thông thực nghiệm rộng 3,5 ha bao gồm các tuyến đường, những nút giao thông, hệ thống đèn giao thông, người đi bộ... tại Tokyo, Nhật Bản để thử nghiệm khả năng tự lái cũng như độ nhậy các phản ứng của Lexus AASRV.
Tuy nhiên, tất cả chỉ mới là giai đoạn thử nghiệm và Toyota chỉ mới hướng đến mục tiêu phát triển các công nghệ hỗ trợ tối đa cho tài xế, chứ không chú trọng khả năng tự lái của chiếc xe. Các công nghệ này cũng sẽ được ứng dụng cho các hệ thống an toàn tối tân trên xe hơi trong tương lai.
Theo vnmedia
Sinh viên TP HCM sáng chế xe tự lái Chiếc xe không người lái của 3 nam sinh ĐH Sư phạm Kỹ thuật đã giành giải nhất Tài năng khoa học trẻ VN 2012. Đề tài 'Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo xe tự hành chuyên chở hành khách' của sinh viên Lê Phan Hưng, Phạm Văn Thuận, Đỗ Hoàng Tú (ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM) có hướng áp...