Có nên cho con sử dụng thiết bị di động để nghe lén giáo viên?
Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A cho biết gắn các thiết bị di động để theo dõi, nghe lén giáo viên thực tế chỉ giải quyết được câu chuyện bề nổi nhằm cải thiện bầu không khí tâm lý trong quá trình dạy học…
Rất nhiều loại đồng hồ thông minh được rao bán – Chụp màn hình
Với nhu cầu theo dõi và bảo vệ con trong quá trình đi học, nhiều phụ huynh sẵn sàng trang bị cho con đồng hồ thông minh, điện thoại thông minh có chức năng định vị, nghe gọi hoặc thậm chí cả nghe lén.
Có điều kiện cũng nên cân nhắc
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ thông minh dành cho trẻ, đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông… Đa số các loại đồng hồ này có tính năng GPS cập nhật vị trí, nhận tin nhắn SMS và gọi điện. Thậm chí có loại còn tích hợp tính năng ghi âm, giúp phụ huynh có thể “nghe lén”, biết được con đang làm gì, nói chuyện gì, ở đâu bất cứ lúc nào. Đồng hồ thông minh hiện nay có mức giá dao động từ 250.000 đồng đến 1 triệu đồng. Đặc biệt, đồng hồ thông minh của các hãng công nghệ nổi tiếng thế giới có giá đến hàng chục triệu đồng.
Anh Vũ Văn Đông (công tác tại Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM), có con đang học lớp 4 Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.5, TP.HCM) cho biết: “Có đồng hồ thông minh có chức năng và giá tiền như một chiếc điện thoại xịn. Nhiều phụ huynh có điều kiện sẵn sàng mua cho con để theo dõi hành trình của con. Nhưng theo tôi thì không nên mua đồng hồ đắt tiền cho trẻ đeo, vì như thế sẽ nguy hiểm, dễ bị kẻ xấu để ý”.
Video đang HOT
Tương tự, anh Nguyễn Minh Luân, phụ huynh có con học lớp 6 Trường trung học Thực hành Sài Gòn, không phản đối việc cha mẹ cho con mang điện thoại, đồng hồ thông minh lên lớp học. Tuy nhiên, theo anh Luân, chỉ nên cho con dùng loại vài trăm ngàn đồng để có thể liên lạc với ba mẹ khi cần chứ không nên xài loại đắt tiền. “Quan điểm của tôi là dùng cái gì cũng phải có mục đích rõ ràng chứ không phô trương khoe khoang. Nếu mục đích như để định vị, để gọi khi cần thiết thì cũng tốt. Nhưng không nên xài đồ quá đắt tiền vì sẽ gây nguy hiểm, kẻ xấu sẽ nảy sinh ý định cướp giật. Vì thế dù có điều kiện phụ huynh cũng nên cân nhắc”, anh Luân nhận định.
Chị Nguyễn Thúy Hà (ngụ tại chung cư Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) có con học lớp 3 Trường tiểu học Phan Chu Trinh, Q.Tân Phú, TP.HCM cũng sắm cho con đồng hồ có tính năng định vị, nhắn tin giá 340.000 đồng. Chị Hà chia sẻ: “Sau nhiều vụ việc trẻ bị bắt cóc, trẻ bị đi lạc… tôi bỗng thấy lo lắng, dù vẫn biết rằng đi học thì từ sáng tới chiều con cũng chỉ ở trong trường. Nhưng tôi cứ mua cho con đeo để có cảm giác an tâm hơn”.
Dùng để “theo dõi cô” gây ảnh hưởng đến niềm tin con trẻ
Theo chị Thúy Hà, có phụ huynh còn cho con đeo đồng hồ có chức năng nghe lén để theo dõi xem cô có mắng chửi con mình hay không. “Việc phụ huynh cho con sử dụng đồng hồ thông minh có chức năng nghe lén để xem ở lớp cô có quát mắng học sinh hay không là không nên, vì như vậy là can thiệp quá sâu vào công việc của cô giáo. Không phải thầy cô nào cũng có biểu hiện bạo lực bất thường với học sinh. Phụ huynh, không nên gây áp lực cho giáo viên. Thực ra tâm lý của phụ huynh ai cũng xót con. Nhưng nếu con mắc lỗi thì cũng nên để cô dùng phương pháp sư phạm để con biết sai trái. Thêm nữa, đồng hồ nghe lén cũng khó có thể phản ánh chính xác xung quanh câu chuyện cô la mắng, đôi khi dễ gây hiểu lầm”, chị Hà nhìn nhận.
Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A, giảng viên Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM, cho biết gắn các thiết bị di động để theo dõi giáo viên thực tế chỉ giải quyết được câu chuyện bề nổi nhằm cải thiện bầu không khí tâm lý trong quá trình dạy học. Trong khi đó, vấn đề cốt lõi nhất vẫn là phẩm chất và năng lực của giáo viên cũng như sự quản lý giáo dục của nhà trường.
“Bản thân giáo viên phải có những năng lực sư phạm cơ bản để giải quyết các tình huống sư phạm, đồng thời phải biết kiểm soát cảm xúc của mình trong quá trình giảng dạy. Bởi vì các thiết bị chỉ có thể theo dõi được trong một giới hạn, không gian nhất định, và nếu như người giáo viên không có sự thay đổi từ bên trong thì câu chuyện bạo lực học đường hay bạo hành trong giáo dục vẫn là câu chuyện mà chúng ta sẽ nơm nướp lo sợ”, thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A cho biết.
Bênh cạnh đó, thạc sĩ Tô Nhi A nhận định rằng nếu cho trẻ đeo đồng hồ thông minh với chức năng theo dõi, kiểm soát về các vấn đề tác động vào thể lý thì bản thân đứa trẻ cũng nhận thức được rằng các mối quan hệ của chúng với giáo viên là không tích cực, niềm tin của đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cách đặt vấn đề của cha mẹ khi họ gắn thiết bị vào người con với những lý giải đi kèm.
“Bản thân đứa trẻ sẽ có một sự lung lay nhất định về niềm tin với giáo viên, mối quan hệ giữa học trò và thầy cô chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, vì đứa trẻ đã bị gieo trong đầu một sự hoài nghi về thầy cô. Và từ đó đứa trẻ có thể bất hợp tác với thầy cô, nhà trường hoặc không nồng nhiệt khi tham gia vào các quá trình giáo dục đồng thời luôn có cảm xúc lo sợ, phòng vệ”, thạc sĩ Tô Nhi A chia sẻ.
Về yếu tố sức khỏe, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM, cho biết cần chú ý đến những thông tin trên các thiết bị điện tử như: Xuất xứ, sản phẩm dành cho ai, ở lứa tuổi nào, có ảnh hưởng đến sức khỏe hay thần kinh hay không để tránh tránh trường hợp mua phải hàng gian, hàng giả ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo Thanh niên
Bắt học sinh đứng ngồi 200 lần, cô giáo tiếng Anh bị phạt 5 triệu đồng
Ban Giám hiệu trường THCS Mỹ Phong (Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã cảnh cáo; đồng thời đình chỉ giảng dạy 6 tháng đối với bà Đinh Duyên Hồng Yến (giáo viên môn Tiếng Anh).
Lý do là bà Yến đã vi phạm điều 6 khoản 4 Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo.
Trường THCS Mỹ Phong, nơi xảy ra sự việc giáo viên phạt học sinh đến mức phải nhập viện
Trước đó, ngày 10/5/2019, học sinh Nguyễn Ngô Minh Tuấn, lớp 6-2 trường Trung học cơ sở Mỹ Phong vào trường học môn tiếng Anh. Do Tuấn không thuộc bài nên cô giáo Đinh Duyên Hồng Yến đã phạt Tuấn "đứng lên ngồi xuống" 200 lần, khi học sinh này thực hiện trên 100 lượt thì ngã quỵ xuống. Lúc đó, bà Yến mới cho về chỗ ngồi.
Ông Nguyễn Văn Thanh, bố của học sinh Nguyễn Ngô Minh Tuấn cho biết: "Sau khi tan học, thấy cháu Tuấn mệt mỏi, quần áo lấm lem, tôi hỏi lại thì cô giáo bảo cháu bị ngã cầu thang. Tuy nhiên khi về nhà, cháu không đỡ mà vẫn mệt mỏi, đi lại khó khăn. Chúng tôi tiếp tục hỏi thăm các bạn cùng lớp mới hay cháu bị cô giáo phạt đứng lên ngồi xuống liên tục 200 lần".
Ngày 11/5/2019, gia đình ông Thanh đưa Nguyễn Ngô Minh Tuấn tới bệnh viện để khám, chữa trị. Tại đây, bác sĩ yêu cầu cháu nhập viện để điều trị, tới ngày 21/5/2019 mới cho xuất viện với chẩn đoán "Chấn thương phần mềm đùi trái, phải do tai nạn sinh hoạt".
Ngày 13/8, ông Cao Nghiêm Thành, nguyên Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Mỹ Phong (vừa thôi chức từ ngày 1/8/2019 do sáp nhập hai trường THCS Mỹ Phong và trường Tiểu học Mỹ Phong) cho biết: Sau khi nắm được tình hình giáo viên xử phạt học sinh trong giờ tiếng Anh ở lớp 6-2 theo phản ánh của phụ huynh, nhà trường đã kiểm tra, xem xét và lập hội đồng kỷ luật. Hội đồng đã quyết định xử lý kỉ luật bà Đinh Duyên Hồng Yến; đồng thời yêu cầu bà không xử phạt học sinh trong các giờ giảng dạy". Trường THCS Mỹ Phong cũng đề nghị Phòng GD-ĐT thành phố Mỹ Tho tham mưu UBND thành phố Mỹ Tho ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục 5 triệu đồng đối với bà Đinh Duyên Hồng Yến.
Được biết, trong thời gian học sinh Nguyễn Ngô Minh Tuấn điều trị tại bệnh viện, lãnh đạo trường THCS Mỹ Phong và bà Đinh Duyên Hồng Yến đã hai lần tới thăm hỏi, hỗ trợ gia đình chi phí điều trị nhưng gia đình ông Thanh từ chối. Về phía gia đình, sau khi sự việc xảy ra, ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, gia đình rất muốn cho cháu Tuấn chuyển trường.
Theo Nam Thái (TTXVN)
Giáo viên đổ cồn châm lửa để dạy kỹ năng làm 3 bé bỏng nặng: Trách nhiệm của ai? Vụ giáo viên đổ cồn châm lửa để dạy kỹ năng làm 3 bé bị bỏng nặng đã gây tổn hại đến sức khỏe của học sinh. Bởi vậy, các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc làm rõ nguyên nhân, hậu quả và làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Vụ việc giáo viên đổ cồn châm lửa để dạy...