Có nên cho cháu trai học trường dành cho trẻ bị bệnh tâm lý
Cháu rất hay cáu giận, mỗi lần như vậy cháu không kiềm chế được hành vi của mình, to tiếng với người lớn, kể cả mẹ và ông bà.
Hình ảnh minh họa
Cháu trai tôi 12 tuổi, lúc 3 tuổi cháu bị chẩn đoán là tăng động giảm chú ý, đã đi khám và uống thuốc một thời gian. Sau đó cháu phải ngưng thuốc vì uống vào rất buồn ngủ, không thể tập trung học. Năm ngoái, bệnh cháu tăng nặng, cháu hay nói nhảm, cười khằng khặc một mình, hay hỏi lặp đi lặp lại. Đặc biệt cháu rất hay cáu giận, mỗi lần như vậy cháu không kiềm chế được hành vi của mình, to tiếng với người lớn, kể cả mẹ và ông bà. Nhưng cháu rất nhanh giảm cơn giận, hết giận lại hiền từ và tình cảm.
Gia đình đã đưa cháu đi khám khoa tâm lý, bệnh viện Nhi đồng và các bệnh viện tuyến trên nhưng kết quả vẫn bình thường, vì khi test IQ, cháu hầu như làm được hết và lúc đó không tức giận nên không phát hiện được. Gia đình được mách cho cháu khám tại bệnh viện tâm thần TP HCM. Tại đây bác sĩ chẩn đoán cháu bị rối loạn cảm xúc, không điều khiển được cảm xúc, ngôn ngữ không đa dạng như các bạn cùng trang lứa. Cháu uống thuốc gần năm nay, không nói còn nhảm và cười một mình, cũng không còn đặt câu hỏi với người xung quanh nữa, nhưng hành vi cháu thì tăng nặng, giận dữ khi không được cho coi tivi hoặc không vừa lòng điều gì. Cháu như người điên, chửi cả ông bà, mẹ và bất kỳ ai. Cháu khá cao to, đã cao hơn 1,7 m nên khi giận dữ nhìn rất sợ.
Cháu chỉ sợ ba mình, khi nghe tiếng xe ba về, dù đang giận, cháu cũng hiền lành lại. Nhưng ba cháu còn đang công tác nên không thể ở bên cháu 24/24 được. Hiện cháu học bán trú lớp 6 tại trường dân lập bình thường. Cháu làm tốt các môn tính toán nhưng môn văn thì yếu vì ngôn ngữ không dồi dào. Các giáo viên hay than phiền vì cháu không nghe lời, thiếu tập trung và nói năng chưa đúng. Gia đình rất đau lòng và đưa ra 2 phương án: (1) Ba cháu phải luôn theo sát cháu nhưng đang phải đi làm nên rất khó. (2) Xin cho cháu học ở trường chuyên biệt dành cho trẻ như cháu. Mong quý chuyên gia cùng các độc giả cho tôi lời khuyên. Gia đình nên làm gì với cháu để cháu giảm bớt sự tức giận? Có trường nào dạy các cháu tại khu vực Biên Hòa và các khu vực lân cận không?
Tâm
Chuyên gia tham vấn tâm lý Nguyễn Bá Đạt gợi ý:
Chào bạn Tâm,
Video đang HOT
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, với những trường hợp mắc bệnh tâm thần nhẹ như cháu bạn, chăm sóc tại gia đình và cộng đồng là tốt nhất. Chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung chỉ phù hợp với những trường hợp bị bệnh nặng, mất khả năng kiểm soát hành vi.
Khi chăm sóc tại gia đình, cần thực hiện một số chỉ dẫn sau:
(1) Trong gia đình, tránh mâu thuẫn về phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, hoặc xung đột giữa các thế hệ sống với nhau. Chính sự mâu thuẫn như vậy khiến cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn.
(2) Giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình nên rõ ràng, tránh nói bóng gió, các chỉ dẫn hoặc mệnh lệnh với trẻ cần đưa ra một cách rõ ràng, dễ hiểu, không bị hiểu nhầm.
(3) Gia đình cần tìm một nhà tham vấn – trị liệu gia đình để các thành viên trong nhà được chỉ dẫn về các hành vi, cách ứng xử không hợp lý khiến trẻ nổi cáu, bằng chứng là cháu bạn không nổi cáu với bố, mà chỉ cáu gắt với các thành viên khác. Như vậy, có thể cách giao tiếp của các thành viên khác đã khiến trẻ cáu giận.
(4) Trẻ cần được tham vấn – trị liệu tâm lý đồng thời với uống thuốc mới có thể giúp trẻ kiểm soát hành vi.
(5) Gia đình nên chia sẻ thông tin về bệnh tật của cháu với giáo viên để các thầy cô thông cảm và có những chỉ dẫn rõ ràng, cụ thể với cháu. Nếu không cháu sẽ gặp khó khăn ở trường và đến một lúc nào đó, nhà trường không chịu được sẽ bàn giao trẻ lại cho gia đình.
Gia đình bạn cần thực hiện các biện pháp trên thường xuyên và liên tục để có hiệu quả.
Theo vnexpress.net
Nửa đêm con khóc lạc giọng, chồng vùng dậy định tát vợ thì khựng lại vì câu nói của vợ
Tôi từng nghe đến chuyện phụ nữ hay bị trầm cảm sau sinh như chưa từng nghĩ có ngày vợ mình sẽ rơi vào hoàn cảnh đó. Mỗi lần nhìn cô ấy ngồi buồn, lầm lì có khi lại khóc hoặc nhớ nhớ quên quên tôi lại thấy có lỗi.
Tôi không nghĩ có ngày lại để vợ mình trở nên như thế, có lẽ là vì tôi quá vô tâm ỉ lại chuyện gia đình con cái cho vợ. Nhớ hồi vợ bầu, tôi phải đi công trình nên ít khi ở nhà. Vợ phải 1 mình đi khám thai rồi thui thủi đi làm về nhà cũng chỉ có 1 mình. Thỉnh thoảng buồn quá cô ấy lại lôi ảnh siêu âm của con ra coi. Lúc nào cô ấy cũng nhắn tin kêu nhớ tôi và thấy rất buồn. Nhưng vì hoàn cảnh nên đành chấp nhận, thương vợ thương con nhưng tôi không thể bỏ việc để quay về. Vì nhờ công việc đó tôi mới có tiền để sau này lo cho 2 mẹ con họ. Rồi còn trả nợ tiền mua nhà nữa, tôi cũng có nỗi khổ riêng của mình.
Khi vợ gần sinh được 1 tháng thì tôi xin về hẳn, sếp cũng hiểu hoàn cảnh nên đồng ý. Vợ đau đớn hơn 2 ngày trời mới sinh được con gái tôi, cô ấy kiệt sức đau đớn đến vụn nát xương tủy. Nhìn vợ như vậy tôi cũng xót xa lắm, nhưng lúc đó tự an ủi: "Phụ nữ ai cũng phải trải qua vậy thôi".
Có con rồi, mẹ tôi và mẹ vợ lên thay nhau chăm được tầm 1 tháng thì vợ phải tự lo liệu mọi thứ vì ở quê ông bà cũng nhiều việc. Thế là hơn 1 tháng vợ đã phải dậy cơm nước giặt giũ chăm con, nhiều khi đi làm về thấy phòng ngủ như bãi chiến trường tôi cũng nản. Con tôi hay khóc đêm nhiều lúc tôi thấy phát điên.
Thì ra có con không màu hồng như tôi vẫn nghĩ. Nhìn con ngủ thì yêu nhưng lúc nó khóc thì thật không mê nổi. Tôi nghĩ mình đi làm về mệt nên đêm có quyền ngủ còn vợ ở nhà chăm con có vất vả gì đâu nên việc cô ấy bế rong con là chuyện phải làm.
Để rồi đến 1 đêm nọ con bé lại dậy gào khóc đúng lúc 1 giờ sáng. Nó cứ khóc mãi mà chẳng thấy vợ dỗ dành gì cả. Tôi bực bội định dậy tát cho vợ cái nhưng rồi cô ấy bảo:
- Con chung mà sao cứ phải là tôi dỗ nó, tại sao??
Rồi cô ấy cũng khóc, tiếng khóc còn to hơn cả tiếng con:
- Cô điên rồi à, sao lại khóc. Cô làm mẹ dỗ con là đúng rồi còn gì??
- Anh có biết tôi thèm 1 giấc ngủ ngon thế nào không, đã lâu rồi tôi chưa biết ngủ 1 giấc trọn vẹn là thế nào. Mấy đêm nay tôi đau bụng suốt đêm, tay tôi còn không giơ lên nổi nữa vì phải bế con suốt ngày nhưng anh có hề hay biết. Tôi đi vệ sinh cũng tính bằng giây, bữa cơm cũng vội vàng nên giờ đau dạ dày, đau đại tràng tôi sắp không chịu nổi nữa. Còn anh chỉ biết ăn với ngủ thôi, anh chẳng bao giờ bế con giúp tôi cả.
(Ảnh minh họa)
Tôi sững sờ, vừa bế con vừa nhìn vợ. Rồi cô ấy nằm xuống giường cơn co giật bắt đầu xảy ra. Vợ tái mét, giật liên hồi làm tôi hốt hoảng:
- Em ơi, em sao vậy, em tỉnh lại đi.
1 đêm sợ hãi hoang mang và vật vã, con thì khóc ầm ĩ vợ thì co giật liên hồi. Tôi cầu cứu hàng xóm, lúc đưa vợ đi bệnh viện tôi vừa ôm con vừa khóc. Sau 1 hồi thăm khám cấp cứu, bác sĩ bảo vợ tôi bị kiệt sức, thiếu ăn thiếu ngủ và stress cực độ nên ảnh hưởng tới não bộ và bị rối loạn cảm xúc như vậy.
Tỉnh dậy vợ còn không nhớ mình tên gì, cứ nhìn tôi lờ đờ, nhìn con với đôi mắt vô hồn. Phải mấy hôm sau cô ấy mới ổn định lại được. Những ngày tháng đó có lẽ tôi nhớ suốt đời không quên. Nhìn vợ hao gầy xanh xao nằm trên giường bệnh mà xót xa. Con thì bé, vợ thì ốm tôi cũng kiệt quệ. Sau lần đó tôi thấy thương vợ gấp bội, chăm con vất vả hơn tôi nghĩ rất nhiều. 8/3 người ta đòi hoa đòi quà, con vợ tôi chỉ muốn được thoát khỏi 4 bức tường tù túng 1 ngày. Cô ấy cũng yêu con, nhưng cuộc sống và tất cả quá áp lực khiến cô ấy bất ổn. Qua chuyện lần này tôi rút ra được nhiều bài học lắm, phụ nữ để sinh được đứa con đôi khi phải đánh đổi cả sinh mạnh. Con cái là của chung nên vợ chồng phải đỡ đần nhau cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn nhất như vậy gia đình mới an yên hạnh phúc được.
An Nhiên
Theo kenhsao.net
Mê 'phây' hơn con Buổi trưa ở sảnh chờ khám bệnh của bệnh viện nhi đồng khá yên ắng, bỗng có tiếng trẻ quát to: "Mẹ có cất điện thoại được không?". Rồi bé nói như chực khóc: "Mẹ cấm con không chơi điện thoại, nhưng sao lúc nào mẹ cũng cầm điện thoại vậy? Mẹ không bao giờ chơi với con". Tôi quay lại nhìn hàng...