Có nên cắt đứt với cha mẹ để quên quá khứ
Tôi sinh ra ở một thị trấn nhỏ, xung quanh là đồi cà phê bạt ngàn. Tuổi thơ là thời gian tôi không bao giờ muốn nhớ đến.
Ảnh minh họa
Khi được 4-5 tuổi, đang chơi cùng với trẻ con trong xóm, tôi bị người hàng xóm xâm hại. Lúc đó còn quá bé và không được ba mẹ dạy cách bảo vệ bản thân, tôi chỉ kêu đau và khóc. Ba mẹ không biết việc này vì chỉ lo làm, ít quan tâm đến con cái.
Thật không may khi lên 8 tuổi, tôi lại bị hai người khác (là họ hàng gần) xâm hại. Chuyện này đã làm tổn thương tinh thần tôi tới giờ, nhiều đêm không ngủ được và rất hận những người này.
Ba mẹ tôi là những người gia trưởng, đối với họ thì con trai là cháu đích tôn, con trai quan trọng hơn con gái. Mẹ quan niệm con gái lấy chồng hưởng phúc nhà chồng, không có quyền lên tiếng.
Lúc còn nhỏ, ngày nào tôi cũng ăn cơm chan nước mắt, chân tay luôn bầm tím. Bà sinh ra tôi chỉ bởi ba tôi muốn có thêm con, có lẽ vì thế mà bà đánh tôi với đủ lý do, từ làm vỡ chén khi ăn cơm đến làm việc nhà không xong. Xin nói thêm, tôi là đứa chăm chỉ, năm lớp 3 đã nấu cơm và đun nước bằng bếp củi, rồi lau nhà, nhặt củi, làm cỏ vườn… trong khi con trai bà chỉ đi đá bóng và về bắt tôi làm.
Tôi đi học mà không được điểm 9, 10 là sẽ bị mẹ tát nguyên buổi, đến nỗi cô giáo trong trường phải lên nói cô chủ nhiệm chấm nương tay cho tôi không bị đánh. Mẹ nói ngày xưa được ông dạy thế nên cũng dạy tôi bằng cách đó cho nên người. Mẹ chửi tôi suốt ngày suốt tháng, câu tôi nhớ nhất bây giờ là: “Lười như mày mai mốt làm gái mà sống”.
Video đang HOT
Ba mẹ không bao giờ tâm sự hay hỏi xem tôi vui buồn thế nào, đó cũng là lý do họ không hề biết tôi bị xâm hại. Cũng may cho tôi, ông bà coi trọng sĩ diện, muốn con cái giỏi để khoe nên tôi được đi học hết cấp 3 đàng hoàng. Tôi lúc đấy chỉ cố gắng học để thoát ly.
Nhà ba mẹ thuộc hàng khá giả, không giàu nhưng cũng có của ăn của để, tôi không quậy phá gì, chỉ lo học. Anh trai thì quậy và “đốt” của ông bà khá nhiều tiền, từ đánh nhau tới gây tai nạn xe. Tôi bị đối xử bất công, ngoài bị mẹ bạo hành còn bị anh trai ruột bạo hành. Anh tự cho mình cái quyền là anh cả trong nhà, lời nói có trọng lượng, muốn tôi phải theo ý anh, bắt tôi làm hết việc nhà. Anh còn chửi tôi ngu dốt và đánh nếu tôi không làm theo. Ba biết tôi bị mẹ và anh trai đánh nhưng ông đứng ngoài cuộc, không bao giờ bênh.
Lên lớp 9 tôi bắt đầu được dạy về giới tính nhiều hơn và hình dung ra chuyện gì đã xảy ra với mình. Tôi giấu kín chuyện quá khứ, tỏ ra bình thường để cố học. Những năm tháng đại học khá hơn khi tôi được ở trọ riêng. Tôi ở Sài Gòn 5 năm nhưng ba mẹ không bao giờ xuống xem con gái ở đâu, ăn uống thế nào, học hành làm sao. Ông bà cũng hiếm khi gọi điện, chỉ gọi khi cần hoặc tôi gọi xin tiền học phí (tôi bị chửi vì lúc nào cũng gọi để xin tiền). Dần dần tôi hình thành thói quen không gọi ai giúp đỡ và tự thân vận động.
Cha mẹ thường xuyên xuống thăm con trai và sau này là gia đình con trai khi anh tôi lấy vợ. Ông bà mang đồ ăn nhưng chỉ cho con trai, tôi muốn ăn thì tự qua lấy, không bao giờ được gửi riêng. Anh hơn tôi 7 tuổi, tới lúc tôi học đại học thì anh ra trường đi làm nhưng không lo cho tôi. Ba mẹ thường cằn nhằn tiền nuôi tôi học đại học nhưng không đến nỗi bắt bỏ học, có điều ông bà gửi rất ít nên tôi không dám tiêu xài gì. Tôi vẫn tỏ ra mọi thứ bình thường, cười nói như không có chuyện gì xảy ra.
Khi học đại học tôi quen anh, là chồng bây giờ. Anh học chung trường cấp 3 với tôi rồi định cư nước ngoài, đến đại học chúng tôi quen nhau. Sau khi ra trường, chúng tôi quyết định kết hôn và tôi theo chồng. Chồng có tư tưởng tiến bộ, biết quá khứ của tôi nhưng rất thương tôi và biết lo cho gia đình. Anh ủng hộ mọi quyết định của tôi. Ra nước ngoài là bước ngoặt về tư tưởng với tôi. Tôi không còn là đứa chỉ biết cúi đầu răm rắp làm theo ba mẹ và sợ hãi như trước. Tôi quan tâm tới bình đẳng giới hơn, chia sẻ suy nghĩ nhiều hơn.
Nhiều lúc tôi cảm ơn ông trời đã cho tôi gặp chồng. Tôi ở xứ người bao năm nhưng số lần ba mẹ gọi sang đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu là tôi gọi hoặc ông bà chỉ thông báo anh trai tôi ốm, chẳng bao giờ hỏi tôi sống thế nào. Tôi vẫn gửi tiền và quà cho ba mẹ khi có người về chơi hoặc qua bưu điện, tôi cũng không về Việt Nam từ đó. Khi có bầu bé gái đầu lòng, tôi bị trầm cảm, bắt đầu tủi thân vì không được ba mẹ quan tâm như các bạn ở đây. Tôi nghén nặng, phải truyền nước 3 tháng nhưng bố mẹ cũng không hỏi thăm hay động viên. Tôi bụng to đi siêu thị bị xỉu cũng người dưng giúp đỡ, ba mẹ không biết. Sinh con xong, về nhà tôi ôm con khóc 4 tháng, sụt 10 kg.
Tôi biết như thế không tốt cho con nhưng không biết làm sao. Hàng đêm tôi bị những ký ức hồi bé ám ảnh, ngày nào cũng 3-4h sáng mới ngủ được. Cũng may con gái tôi rất ngoan, nếp ăn và ngủ đều tốt nên được an ủi phần nào. Chồng tôi được nghỉ 3 tuần chăm vợ, ba mẹ chồng ở xa nên tôi tự chăm sóc con từ bé. Cuộc sống khá vất vả, nhiều lúc ức chế quá tôi ngồi khóc một mình, làm tổn thương bản thân và có ý định tự tử, nhưng nghĩ tới con lại cố gắng vượt qua giai đoạn đó. Khi con được 6 tháng, tôi gọi cho ba mẹ và nói hết suy nghĩ của mình. Tôi kể cho họ nghe chuyện từng bị xâm hại, ai làm hại tôi, cách dạy dỗ của họ làm tôi tổn thương thế nào. Tôi nói sẽ không bao giờ để con xảy ra những chuyện như vậy và muốn ông bà thay đổi suy nghĩ.
Hơn một năm từ ngày tâm sự, không hiểu sao ba mẹ vẫn có thể nói chuyện với những người hại tôi, còn cho đồ những người đấy như chưa từng xảy ra chuyện gì. Ba mẹ không hiểu tôi bị tổn thương như thế nào sao, chỉ khuyên tôi nên bỏ qua. Nếu bỏ qua, liệu có đứa trẻ nào đó bất hạnh như tôi nữa không? Công bằng nào cho tôi, ai chịu trách nhiệm cho tổn thương của tôi? Tôi hiếm khi liên lạc với cha mẹ, lâu lâu gọi một lần nhưng mỗi lần gọi lại ám ảnh chuyện cũ. Tôi muốn cắt đứt hết để quên đi, sống cuộc sống mới, làm vậy có đúng không? Xin mọi người tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
6 lý do tại sao cha mẹ không thể hiểu được nhu cầu cảm xúc của con cái
Đôi khi, cha mẹ thất bại trong việc thể hiện tình yêu với con cái...
Đôi khi, cha mẹ thất bại trong việc thể hiện tình yêu với con cái hay nói cách khác, cha mẹ không thể hiểu được nhu cầu cảm xúc của con do một số nguyên nhân nhất định.
1. Những rắc rối chưa được giải quyết trong quá khứ
Một người có quá khứ đầy khó khăn và vẫn không thể vượt qua được điều đó thì có thể dẫn đến việc họ bị thiếu thốn tình yêu thương. Nếu một người trở thành cha hoặc mẹ khi đang trải qua tổn thương hoặc trải qua tổn thương trong suốt thời gian làm cha, mẹ thì đây cũng có thể là một trong những lý do khiến trẻ bị thiếu thốn tình yêu thương. Nỗi đau về cảm xúc cản trở họ thể hiện tình yêu với con cái.
2. Không dễ dàng thể hiện tình yêu với con cái
Không phải ai cũng thoải mái thể hiện tình yêu thương một cách trực tiếp chẳng hạn như việc cha mẹ cảm thấy ngại ngần trong việc thể hiện tình yêu với con cái đang ở độ trưởng thành. Hơn nữa, nếu cha mẹ có khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc thời thơ ấu thì có nhiều nguy cơ họ không thể bày tỏ tình yêu thương cho con.
3. Thể hiện những cảm xúc tiêu cực
Một người không có khả năng yêu thương bản thân thì khó có thể yêu thương người khác. Rõ ràng, nếu chính bạn không có khả năng quan tâm đến bản thân hoặc chấp nhận bản thân trước thì bạn không thể chấp người khác. Do đó, những người làm cha mẹ không có khả năng yêu thương bản thân thì khó có thể trao tình yêu thương cho con cái. Hơn nữa, ở những người bị thiếu tình yêu thương khi trưởng thành khi trở thành chan mẹ cũng có thể không mang lại điều tương tự cho con gái.
4. Luôn khao khát kiếm nhiều tiền hơn
Nhiều người có khao khát kiếm thật nhiều tiền không bao giờ có điểm dừng. Ham muốn kiếm tiền này tăng theo thời gian nhưng cần hiểu rằng tiền không mua được thời gian và hạnh phúc. Ngay cả khi trở thành cha mẹ và hiểu rằng họ phải dành thời gian riêng cho con cái vì lòng tham, họ sẽ sẽ không thể ngăn cản bản thân kiếm tiền. Họ thích làm việc cả ngày ngay khi biết rằng con cái cần có cha mẹ ở nhà. Những cha mẹ này không thể dành đủ thời gian để tạo sự gắn yêu thương với con cái.
5. Có khúc mắc trong đời sống hôn nhân
Nếu một cặp đôi mới có con và đang trải qua vấn đề về hôn nhân, điều đó có thể dẫn đến stress và thất vọng ở họ. Dù yêu con cái nhưng họ sẽ không thể bày tỏ được điều này. Họ ít quan tâm đến con cái và do đó, không thể đáp ứng nhu cầu về cảm xúc của trẻ.
6. Phủ nhận trách nhiệm
Có nhiều cha mẹ không đủ trưởng thành để hiểu được nhu cầu về cảm xúc của trẻ. Họ cảm thấy quan tâm con cái cũng giống như bất cứ trách nhiệm khác mà họ phải thực hiện. Tuy nhiên, con cái không chỉ là trách nhiệm. Đôi khi, những người này cảm thấy trẻ có thể tự chăm sóc mình nên không có gì phải lo lắng về con cái.
Làm cha mẹ không phải là nhiệm vụ đơn đơn giản mà chứa nhiều thử thách và khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự kiên nhẫn, lòng khoan dung và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của con cái, cha mẹ chắc chắn sẽ thành công./.
4 điều phụ nữ phải tuyệt tâm cắt đứt khi ly hôn để không còn vấn vương, thương nhớ Muốn bình yên bước trên con đường sau này, phụ nữ ly hôn phải cắt đứt cho bằng được 4 điều này để không còn vướng bận quá khứ. Dưới đây là những điều phụ nữ ly hôn nên tuyệt tâm buông bỏ, có vậy mới mong được hạnh phúc, bình yên. Những kỷ niệm của cả hai Phụ nữ ly hôn nên...