Có nên bỏ người vợ hỗn láo thường xuyên khiến mẹ tôi ‘tăng xông’?
Vợ đồng ý cho tôi cưới đơn giản chỉ vì tôi đủ tiêu chuẩn làm chồng của nàng. Con gái thời nay chỉ biết học và ăn, nhiều khi còn không phân biệt nổi loại cá gì, thịt bò hay thịt heo, nhiều em còn không phân được trứng gà hay trứng vịt…
ảnh minh họa
Còn vợ tôi không những đảm mà còn là một cô gái xinh đẹp có nhiều triển vọng trong công việc.Mẹ tôi đã từng hứa chắc như đinh đóng cột với vợ chồng tôi rằng là sau khi cưới nhau rồi vẫn tôn trọng nghề nghiệp của con dâu, cho vợ đi công tác thường xuyên như ngày nào và còn thông cảm cho con dâu được hoãn kế hoạch sinh con trong vài năm đầu.
Lúc đó vợ tôi đã xúc động thật sự, mắt ngân ngấn nước. Còn tôi thì ngây ngất làm sao, kiêu hãnh làm sao. Lời hứa của mẹ như tiếng thở của gió, ngọt ngào, tha thiết, ấm áp thấm vào cõi hồn chúng tôi. Vậy mà đám cưới xong, mẹ quên bén mất lời hứa của mình.
Mẹ lấy đủ mọi lý do để hối thúc vợ chồng tôi sinh cháu nội cho mẹ. Sự kiểm soát gắt gao của mẹ khiến vợ luôn có cảm giác bị cầm tù. Mỗi lần đi đâu, với ai, vợ đều phải báo cáo xin phép mẹ cho rồi mới được đi.
Việc nội trợ vợ không có đủ thời gian để làm cho dù vợ rất đảm, mẹ không thể giúp con dâu được việc gì vì lúc nào vợ cũng chê mẹ đoảng, vậy là mẹ phán một câu xanh rờn: “Mẹ đoảng nhưng vẫn nuôi lớn được con trai mạnh khỏe đấy thôi”.
Vậy nên mỗi lần tôi làm sai chuyện gì thì vợ lại ca cẩm: “Anh đoảng giống y chang mẹ anh…”. Càng ngày tôi càng thấy mình lạc lõng trong cái gia đình to lớn này. Vẫn lực bất tòng tâm vì không thể lay chuyển được tình hình, và vẫn tuyệt vọng với bản chất nhu nhược không dám sống cuộc sống của chính mình.Tôi cần không khí để thở, cần không gian để sống, cần có sức để tiếp tục nghề nghiệp đam mê của mình.
Tôi là một con người chứ không phải là một con robot không có tim. Tôi bối rối nhận ra một sự thật, càng ngày càng tuyệt vọng và thêm sợ hãi mỗi ngày phải trở về nhà. Tôi bật khóc và khuyên vợ nên chiều theo ý mẹ sinh cho bà nội một đứa cháu, hy vọng là khi gia đình có thêm thành viên mới thì mọi thứ sẽ thay đổi và dễ chịu hơn. Thế nhưng vợ nhìn tôi chằm chằm và phán một câu mát mẻ: ” Anh là cái đồ thất hứa, hứa lèo giống y chang như mẹ của anh…”.
Video đang HOT
Cuối cùng thì vợ cũng đồng ý sinh em bé. Vậy nhưng mọi chuyện lại không được tốt đẹp như ý tất cả mọi người mong muốn. Mọi rắc rối được bắt đầu từ khi vợ sinh em bé. Hôm xuất viện về nhà, mẹ chồng đã đón sẵn ở cửa, tay lăm lăm miếng chanh định vắt vào mắt thằng cháu đích tôn.
Mẹ còn bảo: ” Khi sinh bố thằng bé, bà cũng làm như vậy nên mấy chục năm nay không hề có bệnh gì về mắt “. Vợ không biết phải bồng em bé trốn đi đằng nào đành phải nói thẳng với mẹ rằng: ” Bác sỹ dặn chỉ được sử dụng nước muối loãng cho trẻ sơ sinh, bán ở các hiệu thuốc tây, có mấy ngàn một bình thôi, ngoài ra không được dùng gì khác. Mẹ có la mắng thì con cũng đành chịu chứ nhất quyết không thể dùng chanh nhỏ vào mắt cháu…”.
Vậy là mẹ chồng đùng đùng nổi giận vứt mạnh miếng chanh vào sọt rác, đi thẳng vào nhà đá thúng đụng nia, la chó mắng mèo đầy vẻ bực bội. Chưa hết, mẹ còn đến trước bàn thờ của bố chồng thắp hương than thở đủ thứ chuyện từ to đến nhỏ. Thấy mẹ như thế vợ lại nổi điên lườm tôi: “Anh bảo thủ, lạc hậu giống y chang như mẹ của anh…”.
Suốt mấy tháng nghỉ sinh ở nhà chăm con thì mẹ chồng cứ mặt nặng mặt nhẹ với con dâu suốt. Không chịu nổi, vợ tôi đành phải tìm cớ đi làm lại sớm, hy vọng mẹ ở gần cháu nhiều hơn sẽ không còn mang khuôn mặt lạnh lùng với con dâu nữa.
Vậy mà mới đi làm được có mấy ngày, một hôm vợ trở về nhà sớm hơn thường lệ thì hết cả hồn khi thấy bà nhai cơm rồi mớm vào miệng cháu. Vợ hét lên: “Sao mẹ lại mất vệ sinh thế, con sẽ dọn ra sống riêng, mẹ nói gì thì mặc kệ mẹ”.
Mẹ tôi quá sốc nên huyết áp tăng, nằm một chỗ từ hôm tới giờ. Vợ phải nghỉ việc ở nhà vừa chăm cháu, chăm mẹ chồng nên lúc nào tình hình trong nhà cũng căng như dây đàn. Tôi muốn cô ấy đỡ vất vả nên tranh thủ giặt quần áo, rửa bát giúp vợ, nhưng cô ấy ngày càng quá đáng.
Hôm qua cô ấy cầm chiếc váy trắng tinh ném vào mặt tôi “Anh giặt đồ bẩn thỉu y chang mẹ anh”. Tôi nghe câu này rất nhiều lần rồi và lần nào cũng rấm rứt như có trăm nghìn mũi kim đâm vào da thịt, giận đến run người nhưng phải cố kiềm chế vì không muốn ồn ào to chuyện .
Nói thật ỗi lần nghe câu đó là tình cảm đối với vợ cứ vơi dần đi. Con giống mẹ dù đó là những điểm xấu thì âu cũng là chuyện bình thường đầy ở thiên hạ, tôi chẳng thấy làm buồn lòng, ai mà không có nhược điểm, trên đời này chẳng ai hoàn hảo.
Tôi cũng nhớ con, nhiều khi cũng muốn sang đón cô ấy về. Nhưng tôi không muốn dễ dàng tha thứ cho sự hỗn láo của vợ. Có lẽ tôi vẫn chịu đựng tiếp nếu như không có chuyện sáng hôm qua, khi mẹ tôi vừa đỡ hơn một chút, bà đi vệ sinh chẳng may té ra ngoài sàn một chút. Vợ tôi thấy vậy la lối om sòm bảo rằng “Giời ơi, trên đời sao có loại người bẩn thỉu như vậy chứ. Thế này thì ở riêng thôi, không chịu được nữa rồi.
Mẹ nào con nấy y chang nhau”. Đến lần này thì tôi không còn chịu đựng nổi tôi lao vào tát cho cô ấy mấy cái. Mẹ tôi thấy vậy cố can ngăn, còn vợ tôi ôm mặt khóc nức nở.
Chiều hôm đó, vợ bế con về ngoại. Tới nay đã 2 tháng rồi, thi thoảng mẹ vợ có gọi điện khuyên tôi nên sang xin lỗi nó một câu. Mẹ tôi cũng nhớ cháu mà héo mòn, bà thương cháu là thế, nhưng vì vợ tôi không biết phép tắc.
Tôi cũng nhớ con, nhiều khi cũng muốn sang đón cô ấy về. Nhưng tôi không muốn dễ dàng tha thứ cho sự hỗn láo của vợ, nên lần lữa không sang…Tôi không biết tôi có quá đáng lắm không? Mọi người hãy cho tôi một ý kiến.
Theo ĐSPL
Nước mắt chảy xuôi
Đoàn người đưa tang mỗi lúc một dài hơn, có lẽ phần vì bà cụ Tầm ăn ở hiền lành, phần để xem thái độ của chị Hoan, cô con dâu nanh nọc cụ thế nào. Hình như chị ta có khẽ chấm nước mắt, khẽ thôi vì sau đó vẫn bộ mặt lạnh tanh, bất cần.
Có người tiếc thương bà nhưng cũng có người chép miệng " thôi, chết đi có khi lại sướng cái thân". Đám trẻ chăn bò là buồn hơn cả, thường ngày chúng nghịch như quỷ sứ khiến bà kêu la khản cả giọng, giờ đứa nào cũng buồn thiu đi theo đoàn người, có đứa còn đăm chiêu khẽ thở dài như ông cụ non. Vậy là từ nay chẳng còn ai bầu bạn với chúng, không còn được nghe kể chuyện đánh nhau hấp dẫn như xem phim chiến đấu.
Cũng những tiết đầu Đông như thế này, khi cánh đồng làng vừa gặt xong còn trơ gốc rạ, bà Tầm và lũ trẻ lại co ro rúm ró trong những tấm ni lon, lùa đàn bò ra đồng, chỗ gốc cây gạo xù xì, thân nó chi chít vết đạn từ thời chiến tranh nhưng lạ thay nó không chết và cũng không ai hiểu nó có từ bao giờ... Từ lâu cây gạo và bà đã trở nên thân thiết như hai người bạn tâm giao, hình như giữa họ có mối đồng cảm. Cô độc, trơ trọi dù cho cuộc sống có xoay vần đến đâu.
Ngày cả làng đi sơ tán thì bà xin ở lại phục vụ chiến đấu giữ làng. Cái tuổi thanh xuân đẹp nhất đã hoá vào từng trận đánh, hoà vào mỗi chiến công nên câu chuyện chiến đấu của bà thường sinh động. Ngày trở về bà mới giật mình nhận ra mình thực sự cô độc sau cuộc chiến, ngay cả một mái ấm nhỏ nhoi mà cái bụng thì ngày một phưỡn ra. Người ta quy kết cho bà đủ thứ tội trời ơi, thực tình bà cũng không biết người lính ấy còn sống hay đã hi sinh, may mà có bản thành tích chiến đấu gỡ gạc...
Bà quý anh Tâm hơn bất cứ thứ gì trên thế gian này, cuộc sống một mẹ một con nên dù không dư dả nhưng cũng thuộc hàng ổn định, thậm chí anh ăn diện còn hơn mấy vị đi học bên Tây về. Ngày cưới dâu về bà mừng vì từ nay nhà bớt neo người, đi đâu cũng khoe, nhưng chưa đầy ba bảy hai mốt ngày chị ta hiện hình là người đàn bà nanh nọc, từ đó cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu nổ ra liên miên, xóm làng không lúc nào được yên ổn, tiếng chị đánh chó, chửi mèo, rít lên nghe mà phát hãi...
Bốn người, một mái nhà mà đến hai nồi cơm. Mỗi buổi chiều về ngang nhà lại thấy bà lếch thếch bê niêu đất cơm với ruốc hấp ngồi ngoài hiên nhai trệu trạo. Chỉ thằng Bột là khoái, lúc nào bà đi chợ có thức ăn ngon là sang quấn bà, thương bà đặt lên trên đầu, bà khóc, những giọt nước mắt ứa ra từ cặp mắt mờ đục, nếp nhăn xô lại càng thảm thiết...
Chị Hoan chạy chọt xin chuyển cho anh Tâm lên tỉnh công tác vừa tránh cảnh "đá thúng đụng niêu" lại dễ bề thăng tiến. Bà Tầm lại lủi thủi một mình, bà dành dụm khoản tiền trợ cấp thương binh dựng túp lều, mua thêm con bò cái chiều chiều đi chăn với lũ trẻ...
Không biết bao nhiêu thế hệ trẻ con làng đã từng chăn bò với bà, đi với bà có cái sướng là cứ để bò cho bà trông, tha hồ mà đi chơi, phá phách. Mùa nào thức ấy khi thì ngô, lạc khi thì khoai lang đào về nướng, bà ngăm nghe mắng mỏ nhưng rồi đâu lại vào đấy, nếu bị chủ vườn bắt bà lại đứng ra nhận tội, đến khổ.
Bẵng đi một thời gian không thấy bà chăn bò nữa, ai cũng mừng "trẻ cậy cha, già cậy con, anh chị ấy ăn nên làm ra, nghĩ lại nên rước mẹ vào thành phố báo hiếu tuổi già". Vậy mà giờ bà chết thui thủi trong túp lều rách. Ra họ rước bà lên cốt chiếm miếng đất mặt tiền mà bà được ưu tiên. "Trước sau gì tôi cũng cho thằng Bột chứ có mang theo được đâu. Nó mắng chửi đồ ăn bám, bẩn thỉu, bữa cơm nó mang lên không bằng con Milu nhà nó". Bà cười mà miệng méo xệch như mếu.
Cánh đồng, gốc gạo già nua giờ vắng bà buồn thăm thẳm. Cây gạo rũ xuống, lâu nay người ta sợ ma nên không dám chặt nhưng giờ đất chỗ đó đang chuyển đổi, mét đất mét vàng thì có ma nào hơn ma lực đồng tiền. Đoàn người vẫn nối dài, phường bát âm tấu điệu nhạc buồn khiến chiều quê càng ảm đạm.
Theo VNE
Vượt qua nỗi sợ Hầu như ai cũng có những nỗi sợ thường trực, như tôi, bé thì sợ cô giáo, sợ mẹ, lớn hơn một chút thì sợ sếp, sợ thất nghiệp, sợ chết... Đến khi lấy chồng thì lúc nào cũng sợ chồng có người khác, rồi có con thì chỉ sợ con sẽ không ở bên mình. Tôi từng được bạn tặng một đôi...