Có nên bỏ mặc tất cả, về đón giao thừa với bố mẹ?
Tết năm nay, em muốn xin bố mẹ chồng về đón giao thừa với ba mẹ đẻ, đó là thời khắc mà ba mẹ nào cũng muốn các thành viên trong gia đình họp mặt.
Đón giao thừa với ba mẹ đẻ, đó là thời khắc mà ba mẹ nào cũng muốn các thành viên trong gia đình họp mặt (Ảnh minh hoạ)
Bùi Thị Hải, ở Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh tâm sự: “Em là người Nam, bố mẹ chồng em người Bắc. Năm trước mới cưới, nên em đón giao thừa ở nhà chồng, 2 nhà cách nhau 20 km, nhưng phải đến mồng 3 Tết em mới được chồng đưa về chúc Tết ba mẹ vợ”.
Năm trước, con gái đi lấy chồng không được về đón Tết ở nhà, vì mới làm dâu nhà chồng, nên ba mẹ em gọi facetime để nhìn thấy con gái. Chào hỏi bố mẹ mà giọng cứ nghẹn lại, vì ba mẹ buồn, nhớ con mà không dám nói.
Năm nay, em xin phép bố mẹ chồng cúng giao thừa xong thì về đón giao thừa với ba mẹ đẻ, em xin phép về 1 mình thôi, chồng vẫn ở lại họp mặt với cả nhà.
Bùi Thị Hải cho biết: “Em xin phép bố mẹ chồng mà phải nói trong nước mắt, vì thương ba mẹ ở nhà, vậy mà bố mẹ chồng nói: “Lấy chồng phải theo chồng, không nói là dành tình cảm cho ai ít, ai nhiều, mà đó là bổn phận con dâu. Nếu ba mẹ con gả con đi rồi, thì phải khuyên dạy con gái theo nhà chồng, kiểu “xuất giá tòng phu”. Bố mẹ không ép con, nhưng bố mẹ nói cho con hiểu lễ nghĩa, phép tắc gia đình như vậy”.
Em thưa: Con không biết có thể đón giao thừa với ba mẹ mình được mấy lần nữa, ba mẹ con già yếu rồi, con hứa cúng xong ở đây thì con mới về nhà con. Năm trước con đón giao thừa ở nhà mình rồi. Thật sự rất vui, nhưng con có cảm giác trống vắng lắm. Bố mẹ và ba mẹ con đều là những người con thương yêu nhất, nên con muốn chia thời gian ra để có thể chăm sóc tinh thần tốt nhất cho cả 2 bên nội, ngoại. Dù gì, thời gian hàng ngày con đã dành cho nhà chồng là chủ yếu rồi, con chỉ muốn xin về với ba mẹ con đón giao thừa năm nay.
Mẹ chồng vẫn kiên quyết: “Con là dâu, phải có trách nhiệm với nhà chồng chứ, không phải nói dành thời gian cho nhà chồng quá nhiều vì hàng ngày sống ở đây được”.
Em rất muốn về nhà với ba mẹ đón giao thừa, em phải làm sao đây? Em có nên bỏ mặc lời khuyên can của bố mẹ chồng, cứ về nhà mình không? Hay cứ phải nín nhịn ở lại, để làm đẹp lòng nhà chồng trong nỗi ấm ức?
Video đang HOT
Theo PNVN
Có một nàng dâu
Trước khi làm mẹ chồng, ai cũng phải là một nàng dâu. Mình cũng thế. 35 năm làm vợ, đôi lúc cũng gác tay lên trán tự hỏi: Mình là một nàng dâu như thế nào nhỉ?
ảnh minh họa
Mình làm nàng dâu cũng được 30 năm rồi.
Cũng chẳng "đi" mà cũng chẳng "về" vì mình sống riêng, đi khỏi nhà ba mẹ đẻ cũng đã lâu mà lấy chồng rồi cũng không nhập hộ khẩu về nhà chồng nên không đi, không về chi cả.
Thỉnh thoảng, nhiều nhất hai ba lần chi đó một năm về thăm nhà nội, nhà ngoại. Giờ có khi mỗi năm chỉ về được một lần nhưng không phải vì thế mà không biết được làm dâu là khó khăn thế nào.
Làm dâu không chỉ là quan hệ với bố mẹ, anh chị em mà cực khổ nhất là với cả họ hàng "ca nông đại bác" của nhà chồng. Mà thường thì mấy người này lại càng khó dễ.
Ví như mỗi lần về thì họ hàng đến chơi đông, mà mình thì làm sao nhớ cho nổi tên tuổi với quan hệ, lại cũng không có khả năng đẩy đưa mồm mép nên mới sinh chuyện. Có một lần, khách tới chơi, mình từ bếp xách nước lên, chẳng biết quan hệ gì nên cứ gật đầu, cười trừ một cái thay lời chào. Không ngờ khách về rồi, ba chồng hỏi: "Sao con không chào chú?".
Tự thấy mình chẳng phải là một nàng dâu cừ.
Thế là từ lần sau, cứ hễ có ai đến, lúc nào mẹ chồng mình cũng đứng cạnh, nho nhỏ nhắc: Chú ABC, dượng XYZ, thím BNM... Ây da, mình cứ thế mà chào, rất lễ phép, rất thân thiết... ngon lành!
Hồi còn ở tỉnh, cứ mùa nông nhàn thì có rất nhiều bà con của chồng mình về chơi. Khổ nỗi, nhà thì bé, người nhà quê thói quen sinh hoạt không giống người thành phố, mình là nàng dâu, cư xử không khéo sẽ mang tiếng cả nhà chồng mình. Có độ chưa tiễn người này đã đón người khác. Mỗi buổi sáng, mình vào toilet là thế nào cũng nôn thốc nôn tháo, dọn xong là mặt mày xây xẩm, ốm triền miên. Nói tóm lại, vui thì cũng vui đó nhưng mà căng thẳng, đoạn trường lắm chứ đừng tưởng bở!
Thời khó khăn, mẹ chồng mình đặt mua cho mình cái giường từ trên quê rồi thuê thuyền chở về. Mình ra bến đón, bà bảo đứng trên bờ còn bà thì phăm phăm xắn quần nhảy xuống, bốc đồ lên.
Lại thấy mình không phải là một nàng dâu đảm.
Có một lần, có một cô em bà con bên chồng giở giọng mè nheo: "Người chi mà lúc mô cũng đau, lúc mô cũng đau". Mẹ chồng mình nghe được phủi đít: "Hắn có đau, có ốm chi thì rồi mọi việc nhà ni cũng phải đến tay hắn. Bây thì mần được cái chi?" (là sau này nghe một người thân kể lại).
Mẹ chồng mình thương chồng mình nhất nhà. Vậy mà từ khi chồng mình lấy vợ (là mình), mẹ chồng mình tuyệt nhiên không khó khăn gì cả. Thấy con trai chăm vợ còn cười ha hả: "Cái thằng nhác bữa ni giỏi thiệt!" (chồng mình hồi nhỏ có biệt danh là "thằng nhác").
Một lần, bà về chơi, gặp mình ốm, nằm một mình, bà tất tả đi chợ mua đồ về nấu cháo đút cho từng thìa. Rồi suốt buổi cứ ngồi phía chân, nói với con dâu mà như nói với chính mình: "Phận đàn bà khổ vậy đó con ạ!".
Mình khóc, còn bà thì cứ ngồi vậy suốt cả buổi chiều.
Mình là một nàng dâu may mắn!
Có rất nhiều ký ức, tổn thương mà bà không thể nói được, kể cả với con gái, cứ miên man tuôn ra từ câu chuyện mà bà tâm sự với con dâu trong những lần gặp nhau ngắn ngủi. Mà cũng lạ thiệt, hai người đàn bà không máu mủ thân thuộc, cùng yêu thương một người đàn ông (là con trai, là chồng) lẽ ra phải "thù địch", vậy mà tự nhiên cứ gắn bó với nhau. Mà cũng lạ thiệt, mỗi lần về mà không gặp mẹ chồng, tự nhiên cứ thấy trống trải. Đi đâu, làm gì, khi thành công là nghĩ ngay đến mẹ chồng "chắc bà sẽ tự hào về con dâu lắm đây!".
Mình là một nàng dâu hiền!
Một lần, có một người trong làng có con trai lấy vợ con quan, chuyển ra Hà Nội ở. Con dâu ông này giàu lắm nên con trai đổi những trận chì chiết và cái nhếch mép triền miên của vợ để khi vợ đi vắng lấy cắp tiền gửi về cho bố đẻ xây nhà. Ông này từ ngày có nhà mới mang bệnh vĩ cuồng đến nhà mình dạy dỗ. Có lần dùng mấy cái hóa đơn giả lừa mình để lấy tiền, mình nói: "Mấy cái thằng nào đó mất dạy, bác già vậy mà nó cũng không tha, nó lừa bác rồi đó". Ông này tức quá, hôm sau te tái chạy lên nhà ba mẹ chồng mình xúc xiểm: "Cái con vợ thằng con trai anh chị ghê gớm thiệt, kiểu nớ chắc trong nhà không ai ở nổi". Ba chồng mình thủng thẳng: "Nó ghê gớm đâu ngoài chứ từ hồi về làm dâu nhà ni chưa hề thấy có tiếng qua tiếng lại với ai, cũng không ai trách cứ chi cả".
Mẹ chồng mình thẳng băng: "Nó ghê gớm với mấy thằng bố láo, còn tử tế với người tử tế" (là sau mình nghe mẹ chồng mình kể lại).
Mình là một nàng dâu tương đối giỏi!
Sau này, mỗi lần gọi điện về, mẹ chồng mình không nghe máy được nữa vì tai kém. Mỗi lần như thế lại buồn, tự nhiên mình ngại gọi. Có hôm nghe hai đứa nhỏ nhà mình nói: "Mệ nội nói mẹ thỉnh thoảng gọi điện cho mệ với, kẻo mệ nhớ". Mình khóc.
Mỗi lần về nhà ra đi, cứ chào hết lượt xong, lúc nào mẹ chồng mình cũng hối: "Thôi, đi mau kẻo tối con". Ai tiễn ai chào thì mặc, bà chỉ ngồi bên thềm bắt mặt ngó ra. Mình thấy cái lưng của bà cong, nhỏ và gầy đi nhiều lắm.
Mẹ chồng thì ngồi dưới hiên, con dâu quày quả bước thiệt nhanh không dám quay lại vì sợ khóc.
Mình là một nàng dâu kiểu gì ta?
Theo TNO
Tan Phần 9 -10 năm rồi ba không gặp con , ba có nghe nói rằng con đã ra tù rồi. Giờ này con ở đâu!!! Về với ba được không con. Đến lúc này người đàn ông tưởng chừng như sắt đá mới bật khóc, ông nhớ con gái quá. Ông sai, sai khi không quan tâm con nhiều hơn để con mang tội danh...