Có nên bật đèn sương mù khi đi trong thành phố?
Việc bật đèn này khi đi trong phố có vi phạm quy định nào không, có gây phương hại cho xe cộ ở chiều ngược lại?
Sương mù dày đặc là một trở ngại lớn cho việc giao thông bằng xe cộ. Khi ô tô gặp sương mù thường phải bật đèn sương mù ở trước xe, đèn sẽ phát ra ánh sáng màu vàng chói để mở đường – nên có người gọi là đèn phá sương.
Ánh đèn vừa chiếu sáng đoạn đường ở phía trước, đồng thời chỉ rõ vị trí của mình, làm cho xe cộ và người đi bộ ở phía ngược lại có thể nhìn thấy xe qua lớp sương mù dày đặc, nhanh chóng nhường tránh.
Ánh sáng do đèn sương mù phát ra có màu vàng vì có bước sóng dài nhất, có tác dụng khuếch tán, làm cho chùm tia sáng phân bổ phía trước với một diện tích rộng nhất, khiến cho người lái xe vừa có thể nhìn rõ mục tiêu lại không cảm thấy chói mắt.
Sương mù dày đặc là một trở ngại lớn cho việc giao thông bằng xe cộ
Đèn sương mù là trang bị rất ít khi được bật bởi những chủ xe sống ở đô thị, nơi hiếm khi bị sương mù bao phủ đến mức tầm nhìn hạn chế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong những ngày mùa Đông, khi di chuyển vào sáng sớm hoặc chiều tối có thể sương mù nhẹ, lái xe nên bật loại đèn này để tránh va chạm. Hiện nay chưa có quy định cấm bật đèn sương mù khi đi trong thành phố.
Đặc biệt là khi lên dốc cầu cạn vượt qua các ngã tư giao lộ trong thành phố, việc bật đèn sương mù rất hữu dụng, giúp xe ngược chiều nhận ra xe đối diện từ xa, hạn chế tối đa va chạm khi tăng ga qua cầu.
Cách sử dụng đèn sương mù cho hợp lý
Đèn sương mù đúng tiêu chuẩn phải quét rộng và chiếu gần, luồng sáng trong khoảng 20 m trở lại. Điều này giúp ánh sáng ít bị phản xạ từ mặt đường lên trên mà thay vào đó là tăng cường độ sáng cho phía trước đầu xe.
Đèn sương mù đúng tiêu chuẩn phải quét rộng và chiếu gần, luồng sáng trong khoảng 20 m trở lại
Khi lái xe trong điều kiện thời tiết bình thường với tốc độ trung bình thì không nên bật đèn sương mù. Bởi vì, điều này không khiến tầm nhìn rõ hơn mà có thể còn làm giảm khả năng nhìn xa của lái xe.
Khi bật đèn sương mù, khoảng sáng 20-30m phía trước xe sẽ sáng hơn bình thường, trong khi đó, phần ngoài khoảng sáng không có gì thay đổi khiến cho khả năng quan sát chướng ngại vật phía xa bị giới hạn. Do đó, lái xe chỉ nên bật đèn sương mù khi tầm nhìn thiếu sáng, khi có sương mù hoặc mưa phùn.
Kinh nghiệm lái xe trong thời tiết sương mù ở Tây Bắc
Sương mù là hiện tượng phổ biến ở những cung đường Tây Bắc. Khi lái xe trong điều kiện thời tiết này, các tài xế nên kiểm tra xe thật kỹ trước khi vận hành.
Hiện tượng sương mù xảy ra thường xuyên trên Quốc lộ 6. Ảnh: Trần Trọng.
Với địa hình cao, hiểm trở, việc lưu thông trên các tuyến đường ở các tỉnh Tây Bắc như một thử thách cho nhiều tài xế vì cung đường quanh co, dốc cao, đường hẹp 1 bên là vách núi, 1 bên là vực sâu. Đặc biệt là khi xuất hiện thời tiết xấu như mưa, bão, sạt lở, sương mù.
Những ngày giữa tháng 2.2022, có mặt trên tuyến Quốc lộ 6 và Quốc lộ 15A đoạn qua các huyện Tân Lạc, Mai Châu (tỉnh Hòa Bình); Vân Hồ, Mộc Châu (tỉnh Sơn La), theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, nhiều vị trí sương mù dày đặc, tầm nhìn chỉ khoảng được 7-10m.
Để lái xe an toàn trên đường trong thời tiết sương mù một cách an toàn, PV đã tìm gặp các bác tài có kinh nghiệm trong việc di chuyển trên các tuyến đường thường xuyên xảy ra sương mù.
Anh Ngô Quốc Đảng (48 tuổi, lái xe thường xuyên di chuyển trên Quốc lộ 6) cho biết: "Trước khi di chuyển tài xế cần xem các bản tin dự báo thời tiết, hoặc quan sát xem cung đường di chuyển của mình có bị ảnh hưởng bởi sương mù hay không.
Bên cạnh đó, tài xế cần kiểm tra xe thật kỹ lưỡng trước khi xuất phát nhất là hệ thống đèn, xi nhan, đèn cảnh báo, động cơ, phanh, lốp, cần gạt nước, điều hoà".
Theo anh Đảng, đèn gầm với ánh sáng trắng gần như "bất lực" khi di chuyển trong điều kiện thời tiết sương mù. Có một kinh nghiệm được cánh tài xế đúc rút ra, đó là nên giữ trên xe vài mảnh ni-lông màu vàng hoặc đỏ để dán vào đèn pha khi cần thiết.
"Ngoài ra cần sử dụng đèn hợp lý, theo kinh nghiệp của tôi thì nên chú ý không sử dụng đèn pha (đèn chiếu xa) để đi trong sương mù. Nên sử dụng đèn chiếu thấp để di chuyển, bật thêm đèn sương mù và nếu sương mù dày đặc thì sử dụng đèn khẩn cấp để cảnh báo các xe đi sau", anh Đảng chia sẻ thêm.
Còn anh Nguyễn Thế Hiệp (45 tuổi, quê Bắc Ninh) chia sẻ, nên di chuyển với tốc độ chậm, tập trung quan sát. Khi đi trong điều kiện thời tiết sương mù, tài xế nên giữ tốc độ chậm, ổn định và giữ khoảng cách với các xe phía trước ít nhất 2 mét, đồng thời kiểm soát tốc độ của xe.
Theo anh Hiệp, nên kích hoạt chức năng sấy kính lái ôtô. Bao giờ cũng thế, khi trời sương mù thường kèm nhiệt độ bên ngoài xuống thấp, điều này sẽ tác động trực tiếp đến kính lái ôtô. Mặt trong kính lái sẽ nhanh chóng mờ đi do lượng hơi nước bắt đầu ngưng tụ.
Do đó, để khắc phục tình trạng này, tài xế nên kích hoạt chức năng sấy kính thông qua nút bấm thường được tích hợp trên bảng điều khiển trung tâm để không bị hạn chế tầm nhìn.
Theo Chi cục QLĐB I.1 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), trong năm 2021 trên Quốc lộ 6 đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình xảy ra 69 vụ tai nạn làm 10 người chết, 32 người bị thương và 86 phương tiện bị hư hỏng.
Hà Nội mù sương cả ngày, có nên bật đèn sương mù khi đi trong thành phố? Việc bật đèn sương mù khi đi trong phố có vi phạm quy định nào không, có gây phương hại cho xe cộ ở chiều ngược lại? Có thể được bật đèn sương mù khi di chuyển trong thành phố. Ảnh: Nguyễn Tâm Chưa có quy định cấm bật đèn sương mù khi đi trong thành phố Sương mù dày đặc được xem...