Có nên bán nhà trả nợ cho con?
Ai sẽ là người lo cho người già khi con cái họ cũng lâm cảnh nợ nần chồng chất?
Tuổi già của chính chúng ta sẽ ra sao nếu không có tiền? Nhưng chẳng lẽ lại không giúp con cháu khi chúng ngặt nghèo? (Ảnh minh họa)
Bà Phương suy nghĩ mông lung khi rời nhà văn hóa khu phố. Hình ảnh bà Lưu khóc sùi sụt khiến bà Phương nặng lòng.
Bà Lưu là tổ trưởng tổ dân phố. Bình thường bà rất vui vẻ, hoạt náo, nhiệt tình tham gia các phong trào tại địa phương. Bà có 2 người con, 1 trai và 1 gái cỡ tuổi con gái bà Phương.
Sáng hôm ấy, bà Phương nghe tin bà Lưu xin rút khỏi vị trí tổ trưởng tổ hưu trí vì sắp tới sẽ chuyển về quê sống, lý do: bà mới bán nhà trả nợ cho con trai. Mọi người trong tổ hưu nhân việc này bàn tán về việc có nên lấy tiền bạc dành dụm dưỡng già cho con cái không.
Bà Lưu giãi bày: “Tôi làm sao có thể giữ tiền dưỡng già khi nhìn các con xoay xở chật vật với món nợ ngân hàng! Tiền lương 2 vợ chồng chúng nó chỉ đủ ăn, còn phải lo con cái học hành đủ thứ. Đâu phải đứa con nào cũng xuất sắc tự lực cánh sinh, cũng giỏi giang tìm được công việc tốt. Con dại thì cái mang. Bản thân nó cũng có muốn thế đâu…”.
Thời nào cũng vậy, rất khó để người trẻ có thể tích lũy được tài sản, nếu chỉ dựa vào tiền lương. Và sự hỗ trợ, đầu tư tiền bạc của bố mẹ chính là cách giúp con có nền tảng, sẵn sàng bứt phá khi có cơ hội. Đương nhiên, trong cơ hội luôn có rủi ro.
Video đang HOT
Trái quan điểm với bà Lưu, ông Văn phản đối quyết liệt. “Tôi và bà nhà tôi đã từng đưa hết tiền tiết kiệm cho con làm ăn, nó chưa kịp trả lại đồng nào thì bà nhà tôi bị ung thư, chúng tôi bế tắc vì số tiền chữa trị quá lớn. Lúc đó đi vay họ hàng, người cho người không. Tôi vẫn nghĩ nếu tôi còn tiền tiết kiệm, bà nhà tôi đã sống được thêm một thời gian nữa. Bản thân tôi bây giờ nếu không nhờ vài đồng lương hưu hàng tháng chắc tôi cũng đi theo bà ấy. Tôi hối hận vì cho con mượn tiền”.
Ảnh mang tính minh họa
Không phải đứa con nào cũng có thể vững vàng tự sống cuộc đời của mình. Có những phụ huynh tận khi nhắm mắt vẫn chưa an tâm về con. Kinh tế càng khó khăn, càng nhiều những đứa con thua lỗ, phá sản, thất nghiệp… Nhưng, đưa tiền cho con có thực sự giúp thoát khỏi biến cố tiền bạc hay không? Trong khi đó, đưa tiền tiết kiệm cho con đồng nghĩa gia tăng nguy cơ rủi ro về tài chính đối với người già.
Theo khảo sát của Prudential và Viện Lão hóa toàn cầu, có đến 95% người Việt có sự lo lắng nhất định về năng lực tài chính khi về già. Môi trường sống ngày càng thay đổi, mức thu nhập tỉ lệ nghịch với sức khỏe của người cao tuổi, khiến người già rơi vào cảnh khó khăn, dễ bị tổn thương.
Họ sẽ ra sao nếu con cái làm ăn thua lỗ, đồng nghĩa với việc tiền dành dụm của họ tan biến. Họ sẽ làm gì để sống khi đã quá tuổi lao động. Kể cả khi tìm được việc, liệu sức khỏe có đảm bảo để làm lâu dài?
Đấy là chưa kể, nếu bệnh tật ốm đau, ai sẽ là người lo cho người già khi mà chính con cái họ cũng lâm cảnh nợ nần chồng chất? Rồi hàng ngày, họ sẽ phải đối diện với lời gièm pha của những người xung quanh. Cả khi quay mặt vào nhau cũng không giấu nỗi sự tủi hờn. Đối với nhiều người già mà nói, đấy chính là nỗi sợ lớn nhất.
Những nỗi sợ ấy chẳng dễ giãi bày với các con. Làm sao nói với con rằng cha mẹ đã dành cả những năm tháng tuổi trẻ lao động, gìn giữ vì mục tiêu được an tâm khi về già, được sống trong vùng an toàn. Cha mẹ già không đủ can đảm đối diện với những nguy cơ bất trắc. Nói ra như vậy liệu, các con có hiểu không, hay lại trách bố mẹ ích kỷ?
Vì vậy, đầu tư cho con, giúp con trả nợ, hay mặc con “tự bơi” để tuổi già của mình an toàn luôn là câu hỏi khó có đáp án vẹn toàn…
Bố bạn gái đang lưỡng lự chuyện cưới xin, nào ngờ cái tát của tôi dành cho em trai cô ấy khiến ông đồng ý ngay lập tức
Tôi hỏi mãi Hiền mới chịu nói là em trai bỏ học, đi theo bọn xấu, vay mượn tiền để ăn chơi, bây giờ nợ hơn 1 tỷ và bắt bố mẹ bán nhà đi trả nợ.
Tôi và Hiền yêu nhau đã lâu, trong khi bố mẹ tôi luôn ủng hộ chuyện cưới xin của hai đứa thì bố cô ấy lại không ưa tôi. Mỗi lần đến nhà bạn gái chơi, tôi luôn bị bố cô ấy hắt hủi.
Bởi Hiền xinh đẹp nên ông muốn con gái phải lấy chồng giàu có mới cân xứng. Còn tôi thì lương tháng hơn 10 triệu, bố mẹ làm công nhân, lấy nhau sau này Hiền sẽ phải chịu nhiều vất vả.
Mặc cho bố Hiền ngăn cản, tôi và Hiền vẫn yêu nhau, vì có tôi ở bên nên chẳng chàng trai nào dám bén bảng đến bên cạnh Hiền.
3 hôm trước, thấy bạn gái buồn, không muốn nói chuyện mà như muốn khóc. Tôi hỏi mãi Hiền mới chịu nói là em trai bỏ học, đi theo bọn xấu, vay mượn tiền để ăn chơi, bây giờ nợ hơn 1 tỷ và bắt bố mẹ bán nhà đi trả nợ.
Không ngờ đứa em ngoan ngoãn của Hiền, đang học ở một trường lớn, là sự hãnh diện và hi vọng của cả gia đình, nay lại hư hỏng đến thế này. Tôi chẳng biết phải giúp bạn gái thế nào, vì tôi đâu có nhiều tiền như thế. Chỉ biết khuyên nhủ dỗ dành người yêu cho bớt buồn phiền.
Trong cái rủi cũng có cái may, nhân lúc gia đình Hiền đang buồn, tôi sẽ qua thuyết phục bố mẹ cô ấy cho chúng tôi cưới xin. Bởi em Hiền đang nợ số tiền lớn thế, nếu tin này đồn ra ngoài, chuyện kén rể sẽ khó khăn hơn nhiều.
Ảnh minh họa
Vậy nhưng khi tôi đến nói chuyện xin được cưới Hiền, bác trai tỏ vẻ muốn tôi phải đưa một khoản tiền lớn mới cho cưới, không thì thôi. Đúng lúc tôi đang bối rối không biết phải nói sao thì Tuấn - em trai Hiền từ trong phòng bước ra.
Mặt Tuấn vênh váo, rồi quát bố mẹ phải bán nhà đi trả nợ, nếu không em ấy sẽ đưa chủ nợ đến nhà phá tan mọi thứ. Bác trai sợ tái mặt không dám nói gì, còn bác gái quỳ xuống khóc mà cầu xin cậu quý tử đừng đuổi bố mẹ ra khỏi nhà.
Không thể chấp nhận được cách hành xử hỗn hào của đứa em hư. Tôi nóng mặt bước đến tát cho Tuấn rất mạnh rồi chỉ thẳng mặt em ấy nói: "Bố mẹ không có nợ nần người ta nên không có nghĩa vụ trả nợ. Cho em ăn học, không lo học mà thích tụ tập chơi bời, chơi được thì phải chịu được. Còn có anh ở đây, thử xem em có dám đưa ai về đây đòi nợ bố mẹ không?".
Với cách nói năng dứt khoát, thấu hiểu luật, Tuấn sợ tái mặt không nói được câu nào. Khi em ấy bỏ đi rồi, hai bác liền đồng ý chuyện cưới xin của chúng tôi ngay.
Mọi việc diễn ra nhanh đến bất ngờ khiến tôi rất vui. Sau đó tôi bàn với hai bác khóa chặt cửa nhà lại và cả nhà tạm thuê nhà trọ ở một thời gian. Khi nào mọi chuyện yên ổn rồi sẽ về. Để cho Tuấn tự chịu trách nhiệm với sai lầm của em ấy gây ra. Bởi nếu hai bác cưu mang Tuấn lần này thì sẽ có nhiều lần sau nữa.
Chưa rơi vào bước đường cùng thì em ấy chưa hối lỗi, chưa nhận ra cái sai. Vì vậy cứ để em ấy nếm mùi vị của đời mới hiểu được giá trị của đồng tiền, không phải kiếm dễ dàng như khi tiêu.
Mẹ chồng hay mượn tiền nhưng lần nào cũng quên trả, tôi nhắc khéo thì bà đáp lại câu cứng họng Tôi đem chuyện này tâm sự với chồng mà anh thở dài, bắt tôi phải sang xin lỗi mẹ, cho rằng mẹ nói đúng. Trong khi đó tôi thấy mình chẳng có lỗi gì cả. Vì ngại ở chung, va chạm với bố mẹ chồng nên ngay từ khi cưới hai vợ chồng tôi đã xin ra ngoài ở riêng. Chúng tôi thuê...