Có Mỹ bảo trợ, Nhật “mài kiếm” phòng Trung Quốc
Lần đầu tiên trong 2 thập kỷ, Nhật và Mỹ sửa đổi các nguyên tắc hướng dẫn hợp tác quốc phòng song phương nhằm đối phó với Trung Quốc.
Một bản báo cáo tạm thời được công bố vào hôm 8/10 cho biết, Mỹ và Nhật Bản đang theo đuổi một mối quan hệ đối tác rộng rãi hơn thông qua nâng cao năng lực và chia sẻ trách nhiệm.
Bản báo cáo cho biết nguyên tắc chỉ đạo sẽ phản ánh việc Nhật diễn dịch lại hiến pháp nhằm cho phép áp dụng quyền phòng vệ tập thể.
Báo cáo khẳng định nguyên tắc chỉ đạo được công bố vào cuối năm nay sẽ “vạch ra chi tiết hợp tác giữa hai chính phủ trong các tình huống liên quan đến một cuộc tấn công vũ trang nhắm vào Nhật và trong trường hợp có cuộc tấn công nhắm vào một quốc gia có quan hệ gần gũi với Nhật, mà hiến pháp Nhật cho phép sử dụng vũ lực”.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư diễn ra tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Video đang HOT
Việc sửa đổi lại này – lần đầu tiên kể từ năm 1997 – xuất hiện vào thời điểm Nhật Bản và Trung Quốc gia tăng căng thẳng về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, còn bán đảo Triều Tiên thì nóng lên với chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
Các chỉ đạo mới sửa đổi sẽ tính đến các thay đổi chính sách dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe giúp Nhật Bản gánh thêm trách nhiệm về quốc phòng của bản thân và về phòng thủ khu vực, đồng thời giảm nhẹ một số gánh nặng quân sự cho Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Với sự thay đổi này, Nhật Bản có thể yên tâm rằng, dưới sự bảo trợ của Mỹ, họ có thể tiến hành các họat động để tăng cường sức mạnh quân đội sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra với Trung Quốc, quốc gia đang có tranh chấp với Tokyo về chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trước khi thông tin về bản báo cáo Mỹ-Nhật mở rộng quy mô hợp tác quốc phòng được đưa ra, Nhật Bản đã có những bước đi tự chủ nhằm đối phó với Trung Quốc, đặc biệt trong đó phải kể tới việc nước này tái vũ trang.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Thủ tướng Abe đã thay đổi luật hạn chế ngân sách quốc phòng và nới lỏng quy định cấm xuất khẩu vũ khí, điều làm ngân sách quốc phòng Nhật đạt mức cao kỉ lục.
Hồi tháng 12/2013, Nhật Bản thông qua các hướng dẫn quốc phòng theo đó việc phòng thủ hải đảo phía nam là một ưu tiên, nhất là đối với các đảo do Nhật kiểm soát nhưng có tranh chấp với nước khác như là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tiếp đó, vào tháng 7/2014, Nhật Bản có thay đổi lịch sử về chính sách an ninh khi tuyên bố nới lỏng hiến pháp, nhằm cho phép quân đội Nhật được chiến đấu ở nước ngoài. Theo quy định mới, quân đội Nhật có khả năng bảo vệ Mỹ và các nước đồng minh nếu xảy ra chiến tranh, ngoài ra, Nhật cũng sẽ cùng Mỹ đóng vai trò gìn giữ hoà bình và an ninh hàng hải trong khu vực.
Đến thời điểm này, với việc điều chỉnh nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng song phương, có ý kiến cho rằng, Nhật Bản chẳng khác gì “hổ mọc thêm cánh”.
Đặc biệt, điều khiến Nhật vui mừng là sự kiện lần này đã đánh dấu việc Mỹ hết lập lờ mà hoàn toàn ủng hộ, đứng hẳn về phía Tokyo.
Trước đó, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, Mỹ dường như không có ý định đối đầu với Bắc Kinh để bảo vệ Tokyo. Đánh giá khách quan là trong 100 năm qua, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc chưa bao giờ xấu đi. Ngay cả trong những vấn đề nhạy cảm đối với Nhật Bản là các cuộc thăm viếng đền Yasukuni (Yasukuni Shrine) và vấn đề nô lệ tình dục trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Mỹ cũng có “nhận thức chung” và ủng hộ quan điểm của Trung Quốc – Hàn Quốc.
Bởi vậy, lần này Nhật Bản có quyền hy vọng và tin tưởng rằng Mỹ đã xác định rõ “tư tưởng”, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những hành động leo thang gây căng thẳng trong khu vực, ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược xoay trục về châu Á Thái Bình Dương của Mỹ.Trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã từng cao hứng phát biểu: “Nếu 2 cường quốc lớn nhất thế giới chúng ta đều quan tâm đến mọi vấn đề của cộng đồng quốc tế thì sẽ mang lại hiệu quả tương hỗ rất lớn”. Khi đó, nhiều người đã tự hỏi liệu có phải là thông điệp mà Mỹ muốn chuyển đến cho Trung Quốc là “đã đến lúc Mỹ và Trung Quốc cùng phân chia thế giới” hay không?
Kể từ tháng 9/2012, khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, tàu an ninh hàng hải và máy bay Bắc Kinh đã tăng cường tuần tra tại vùng biển xung quanh quần đảo này. Tính đến tháng 9/2014, tàu Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển này 95 lần. Mới đây, hôm 3/10, 3 tàu Trung Quốc đã bị phát hiện xung quanh quần đảo Senkaku.
Vào cuối tháng 9 vừa qua, Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình cũng đã kêu gọi quân đội nhanh chóng hiện đại hoá vũ trang và cải thiện khả năng chiến đấu để sẵn sàng cho “một cuộc chiến tranh khu vực”.
Theo Vietbao
Nhật Bản tăng thêm tàu tuần tra bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư
Chính quyền Nhật Bản sẽ triển khai thêm 2 tàu tuần tra để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên vùng biển Hoa Đông. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Shinzo Abe có thể có cuộc gặp bên lề với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh vào tháng 11-2014.
Tàu Taketomi có lực giãn nước 1.500 tấn
Hai tàu tuần tra Taketomi và Nagura xuất xưởng từ Nhà máy đóng tàu Shimonoseki thuộc Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi, có chiều dài lên tới 96m và lực giãn nước khoảng 1.500 tấn. Một quan chức thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, chi phí cho 2 chiếc tàu này khoảng 180 tỷ yên (khoảng 1,6 tỷ USD), tương đương số tiền đóng mới 1 tàu khu trục lớp Aegis cho lực lượng Hải quân Nhật Bản. Tàu Taketomi và Nagura đã được hạ thủy từ cuối tháng 9 vừa qua và sẽ được đưa vào hoạt động trong khu vực biển Hoa Đông bắt đầu từ cuối tháng này.
Mới đây, ngày 3-10, 3 tàu Trung Quốc đã bị phát hiện xâm phạm vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, đây cũng là lần thứ 95 tàu Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển tranh chấp này với số lượng lên tới 320 lượt tàu. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản khu vực 11 ở tỉnh Okinawa, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trước đây cũng chỉ có 7 tàu để đối phó với các tàu Trung Quốc và thường xuyên nhờ sự hỗ trợ của các tàu từ khu vực khác trước khi được cấp tàu mới.
Theo An ninh Thủ đô
"Nhật muốn là 'đầu tàu châu Á' thì hãy kiện Trung Quốc" " Tại Shangri-La 2014, Thủ tướng Shinzo Abe đã dùng bài phát biểu của mình để thúc đẩy nỗ lực không ngừng trong việc thiết lập lại vị trí dẫn đầu của Nhật Bản trong khu vực, đặt châu Á vào khuôn khổ luật pháp quốc tế. Ngày 31/5, Thủ tướng Nhật Bản đã có một bài phát biểu được xem là tâm...