Có một xứ Huế đẹp đến nao lòng
Huế khiến người ta nhung nhớ bởi dòng sông Hương hiền hòa, bởi Đại Nội mang bao trầm tích lịch sử, bởi biển Lăng Cô xanh biếc màu trời.
Theo chân anh bạn Kỳ Anh (khách du lịch) đến với Huế, bạn sẽ thấy được những góc trời rất đỗi bình yên của cố đô và thêm niềm tự hào di sản Việt.
Huế là vùng đất cố đô, là nơi lưu giữ dấu ấn của một triều đại vàng son …
Huế mang trong mình sự bình lặng vốn có của một miền di sản thiêng liêng, ôm vào lòng chiều dài lịch sử dân tộc. Anh bạn Kỳ Anh chia sẻ: “Mình đến Huế để tìm về những giá trị chân thiện mỹ, dấu tích cung điện, đền đài còn đó với thời gian. Người ta đến Huế không chỉ thưởng thức những cảnh đẹp lãng mạn, thơ mộng vì nơi đây còn lưu giữ vết tích chốn cung đình của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam”.
Đại Nội Huế là một trong số các di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc).
Là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, di tích Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài tới 30 năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành, dời mộ… cùng khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối.
Trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, công trình kiến trúc Đại Nội Kinh thành Huế vẫn là biểu tượng trường tồn với thời gian.
Lăng tẩm của các vị Hoàng đế là điều không thể không nhắc và cũng không thể không đặt chân đến, để uy nghiêm một khoảnh khắc, để nhìn lại một thời tráng lệ.
Lăng Khải Định chính là đỉnh cao của nghệ thuật sành sứ và thủy tinh, là một công trình có giá trị cao về nghệ thuật và kiến trúc trong tất cả các lăng tẩm ở Huế.
Video đang HOT
Các công trình kiến trúc cổ ngày nay đang dần xuống cấp theo thời gian và bị trùng tu dần khác xa giá trị nguyên bản. Hãy đi và cảm nhận những giá trị nguyên bản ấy trước khi thời gian và tác động bên ngoài lấy đi ít nhiều!
Hãy đến Huế là để “lạc vào” trong chốn cung đình cổ xưa, tìm về những giá trị nhân văn, có chiều sâu, để được lắng lại một thời kì vàng son đúng nghĩa.
Xao xuyến trước vẻ đẹp yên bình, cổ kính của cố đô Huế
Những ai đến Huế đều xuyến xao trước vẻ đẹp yên bình, cổ kính của một cố đô nhưng vẫn có nét hiện đại và sôi động của một đô thị đang phát triển.
Nơi đây từ lâu được biết đến với những cung điện, lăng tẩm, chùa chiền và các công trình cổ xưa mang đậm dấu ấn lịch sử được gìn giữ nguyên vẹn đến tận ngày nay. Thời gian gần đây, có rất nhiều MV ca nhạc lẫn phim điện ảnh chọn Huế làm bối cảnh quay cho thấy sức hút khó cưỡng của vùng đất kinh kì này.
Huế có dòng sông Hương vắt ngang chia thành phố ra làm 2 bờ Nam, Bắc. Phía Bắc là nơi đặt Kinh thành, phía Nam là nơi đặt các cơ quan hành chính và công trình hiện đại. Nối liền 2 bờ là những chiếc cầu mà nổi tiếng nhất có lẽ là cầu Trường Tiền 6 vài 12 nhịp, cầu được chiếu sáng bắt mắt vào ban đêm bởi một hệ thống đèn được đầu tư kĩ lưỡng.
Nằm ở bờ bắc sông Hương, Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông.
Không hoành tráng như Tử Cấm Thành của Trung Quốc nhưng Đại Nội Huế đủ rộng để khiến bạn mỏi chân và đủ đẹp để khiến bạn phải choáng ngợp bởi sự cầu kì trong từng chi tiết chạm khắc, bố trí không gian của vua chúa ngày xưa.
Những công trình kiến trúc lăng tẩm vừa trang nghiêm vừa hùng vĩ là một điểm nhấn không thể bỏ qua khi đến Huế. Theo quan niệm xưa "Thứ nhất dương cơ, thứ hai âm phần", việc xây cất quan trọng sau cung điện là lăng mộ. nên các lăng mộ vua ở Huế được xây dựng rất quy mô. Có thể kể ngay đến Lăng Khải Định, công trình có 1 - 0 - 2 kết hợp và giao thoa giữa kiến trúc Đông - Tây, với vật liệu xây dựng tân thời.
Lăng Minh Mạng là một trong những lăng mộ có diện tích lớn nhất trong các lăng ở Huế, cảnh quan bên trong lăng được bố trí đối xứng đẹp mắt hòa hợp tuyệt đối với thiên nhiên tạo nên một tổng thể tráng lệ.
Lăng Tự Đức đẹp một cách rất nên thơ với vẻ đẹp nhã nhặn của lối kiến trúc Nho giáo.
Không gian thoáng đãng cùng cách bố trí các công trình lớn nhỏ tạo nên một bức tranh đậm đà màu sắc cung đình.
Lăng Gia Long nằm khá xa trung tâm thành phố, kiến trúc và bố cục đơn giản hơn các lăng mộ khác nhưng quy mô thì không hề thua kém, lấy thiên nhiên làm yếu tố chủ đạo tạo nên nét đẹp hùng vĩ của cảnh quan lăng.
Từng là kinh đô Phật Giáo của Việt Nam, Huế là thành phố có hệ thống chùa chiền nhiều bậc nhất cả nước với hơn 300 ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó trên 100 chùa cổ, hầu hết vẫn giữ được nét cổ kính của kiến trúc Á Đông và Việt Nam. Nổi tiếng nhất là chùa Thiên Mụ - một biểu tượng của phật giáo xứ Huế . Đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo hòa quyện giữa con người với cảnh quan thiên nhiên, mà còn là một địa chỉ lịch sử, văn hóa, tâm linh đặc sắc.
Nếu muốn cúng bái, cầu nguyện, hãy dành chút thời gian ghé qua tượng Phật Bà Quan Âm hay còn gọi là tượng Phật Đứng. Được xây trên núi Tứ Tượng, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, bạn sẽ phải lái xe lên một con dốc khá đứng mới đến được nơi.
Ngoài ra, bạn còn có thể khám phá rất nhiều công trình nổi bật khác ở Huế như Cung An Định, Đàn tế Nam Giao, các nhà vườn cổ nằm rải rác trong thành phố, các cổng ra vào kinh thành.v.v... Tất cả đểu có thể trở thành địa điểm sống ảo và có những tấm hình đẹp.
Hoặc cũng có thể ghé tham quan các bảo tàng như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế hoặc các không gian trưng bày tranh như không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng...
Đừng nên bỏ qua 2 trong số những nhà thờ đẹp nhất nhì xứ Huế. Nhà thờ Phủ Cam với lối kiến trúc hiện đại, độc đáo đậm chất phương Tây cùng bề dày lịch sử chắc chắn sẽ khiến bạn không thể rời mắt.
Bên cạnh nhà thờ Phủ Cam, một ngôi nhà thờ khác ở Huế nổi tiếng không kém về quy mô và vẻ đẹp kiến trúc là nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, một công trình điển hình cho việc tổng hòa kiến trúc Đông - Tây trong thiết kế.
Nếu bạn đã chán đi thăm lăng tẩm, vậy thì cùng lên rừng xuống biển nào. Huế không chỉ có những công trình kiến trúc xưa mà còn có cả một một hệ sinh thái phong phú, rừng, biển, đầm phá để bạn khám phá đấy. Trên đường đi về biển Thuận An, bạn có thể ghé qua một nơi khá hay ho có tên cũng là lạ: Rú Chá. Rú trong rừng rú, Chá là cây chá mọc tự nhiên, đây cũng là khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn sót lại trên phá Tam Giang.
Cách Rú Chá không xa là Đầm Chuồn, đến đây bạn không chỉ có cơ hội thưởng thức hải sản tươi ngon mà còn được thả hồn vào chốn bình yên, chiêm ngưỡng vẻ đẹp riêng biệt vùng đầm phá sông nước mà thiên nhiên ban tặng.
Biển Thuận An cách trung tâm thành phố khoảng hơn 15km, được quy hoạch lại khang trang, sạch sẽ với những nhà hàng, bãi tắm đẹp phục vụ du khách trong và ngoài nước.
Không chỉ có biển, đầm phá, Huế còn có núi đồi, nổi tiếng nhất là núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh. Gần đây, sau khi bộ phim Mắt Biếc được khởi chiếu, rừng sim ở đồi Thiên An cũng nổi lên như một địa điểm du lịch tuy cũ mà mới. Tất cả những địa điểm này đều không cách trung tâm thành phố quá xa, khá dễ dàng di chuyển.
Một địa điểm mới nổi gần đây, cây Mắt Biếc, nằm cách trung tâm thành phố khoảng hơn 10km về phía Bắc.
Huế không chỉ có mỗi lăng tẩm cổ kính, nếu muốn hòa cùng nhịp sống sôi động, hãy ghé qua phố Tây hoặc phố đi bộ vào ban đêm để xem các bạn trẻ Huế quẩy như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian để lượn lờ một vài quán cà phê để check in sống ảo nữa. Gì chứ quán cà phê sống ảo ở Huế không thiếu.
Đến Huế mà không ăn thử món Huế thì thật sự sai lầm. Ẩm thực Huế không chỉ nối tiếng bởi sự đa dạng, ngon, rẻ mà còn nổi tiếng bởi sự cầu kì.
Ngoài những món nổi tiếng như bánh lọc, bánh nậm, bánh bèo, cơm hến, hãy dành thời gian để thưởng thức thêm những món khác như: bánh canh Nam Phổ, bánh ép, chè bột lọc heo quay, bún mắm nêm, xôi thịt hon...
Nếu chỉ đến Huế để làm 1 tour du lịch ẩm thực, e rằng đi ăn cả tuần cũng không hết được món Huế.
Đến với Huế mùa lễ hội, bạn sẽ thấy Huế khoác lên mình một tấm áo mới, rực rỡ đầy sắc màu. Festival Huế được tổ chức 2 năm 1 lần vào năm chẵn, quy tụ những chương trình văn hóa đặc sắc trong và ngoài nước.
Ngoài ra còn có Festival Làng nghề truyền thống được tổ chức vào năm lẻ, quy mô tuy nhỏ hơn nhưng cũng có rất nhiều thứ hay ho, đáng xem.
Khoảnh khắc bình yên bên bờ Bắc sông Hương Cơn mưa mùa hạ, hàng cây xanh hay cảnh người dân đạp xe dọc đường đi bộ bờ Bắc sông Hương... khắc họa nét bình yên, thơ mộng đất cố đô. Đường đi bộ bờ Bắc sông Hương kéo dài từ chân cầu Trường Tiền đến chân cầu Dã Viên, dài khoảng 2 km, ôm trọn công viên Thương Bạc và cảnh quan...