Có một vùng đất chữa lành ở xứ Nẫu: Mây bồng bềnh dưới chân, vừa đến đã ’say’
Nơi đây hứa hẹn mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên trong hành trình khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng.
Nằm ở độ cao 1.100m so với mực nước biển, thuộc xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định, Cổng trời An Lão được ví như “Đà Lạt” của Bình Định, được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Nhờ vậy, nơi đây sở hữu bầu không khí trong lành, mát mẻ quanh năm, rất lý tưởng cho những ai muốn trốn khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố và tận hưởng bầu không khí trong lành, sảng khoái.
An Lão mùa săn mây – Ảnh: Nẫu Ecovalley
Để chinh phục Cổng trời An Lão, du khách có thể đi theo cung đường từ thành phố Quy Nhơn theo hướng Tây Bắc, qua huyện An Lão, đến xã An Toàn. Cung đường dài khoảng 110km, uốn lượn qua những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và ngọn núi cao chót vót. Bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm đẹp nhất trong ngày của vùng cổng trời này.
Đến với Cổng trời An Lão, du khách sẽ choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Nơi đây được ví như một bức tranh tuyệt đẹp với những vách đá dựng đứng và đám mây trắng bồng bềnh. Đứng trên đỉnh cổng trời, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng An Lão từ trên cao, với những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, những mái nhà tranh đơn sơ và những con đường uốn lượn như dải lụa.
Săn mây tại đây không đòi hỏi du khách phải có kỹ năng hay trang thiết bị chuyên nghiệp. Chỉ cần một tay máy nghiệp dư, chiếc điện thoại thông minh và một chút kiên nhẫn, du khách hoàn toàn có thể “săn” được những bức ảnh đẹp, lãng mạn và độc đáo.
Du khách có thể ngắm biển mây xuất hiện ngay dưới chân mình – Ảnh: Huỳnh Gia Long
Cổng trời An Lão sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, với nhiệt độ trung bình dao động từ 20C đến 25C. Nơi đây là điểm đến lý tưởng để du khách trốn khỏi cái nóng oi bức của mùa hè và tận hưởng bầu không khí trong lành, sảng khoái.
Với địa hình đa dạng, Cổng trời An Lão là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích trekking và cắm trại. Du khách có thể tham gia các hoạt động trekking xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh, khám phá những thác nước hùng vĩ và cắm trại giữa thiên nhiên hoang sơ.
Video đang HOT
Ruộng bậc thang qua ống kính những người con xứ Nẫu – Ảnh: Nông trại Ba Chua
Bên cạnh đó, sau khi săn mây trên đỉnh núi, bạn có thể ghé thăm những thác nước lớn nhỏ của An Lão như thác Giáng Tiên (thác Bốn Tầng ở xã An Quang), thác R’rê, thác Rông (xã An Vinh), thác Đá Ghe, thác Long Vo (xã An Hưng)…
Với diện tích gần 70.000 ha, trong đó có 90% là rừng, An Lão có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc tươi mát – Ảnh: @baoanh_annie
Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm cuộc sống và văn hóa bản địa độc đáo bởi An Lão là nơi có ba dân tộc sinh sống gồm Ba Na, HRê và Kinh. Các khu dân cư của người địa phương chủ yếu xây dựng theo kiến trúc nhà sàn truyền thống. Người dân địa phương ở Cổng trời An Lão rất thân thiện, mến khách và luôn sẵn sàng chào đón du khách đến với mảnh đất của mình.
Du khách đắm chìm với cảnh sắc nơi đây – Ảnh: @baoanh_annie
Đến với Cổng trời An Lão, du khách còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản của núi rừng Tây Nguyên như gà nướng cơm lam, heo rừng nướng, rau rừng luộc,…
Hiện nay, tại Cổng trời An Lão đã có một số nhà nghỉ homestay được xây dựng để phục vụ du khách. Bạn có thể lựa chọn lưu trú tại đây để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên và trải nghiệm văn hóa độc đáo của người dân địa phương.
Món ăn dân dã nhưng thấm đẫm hương vị xứ Nẫu, níu chân du khách bốn phương – Ảnh: Nông trại Ba Chua
Cổng trời An Lão là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên cho tâm hồn. Tạm quên đi cái nắng chói chang nơi phố thị, nơi đây hứa hẹn mang đến cho bạn những trải nghiệm “ chữa lành” tuyệt vời. Chúc bạn sẽ có những kỷ niệm khó quên trong hành trình khám phá mảnh đất Bình Định xinh đẹp.
'Vườn mận chữa lành' hút khách check-in nơi cổng trời Mường Lống
Nắm bắt từ khóa đang rất hot trên mạng xã hội xu hướng 'chữa lành' của giới trẻ, một 'vườn mận chữa lành' giống mới trồng nơi cổng trời Mường Lống ở vùng biên giới tỉnh Nghệ An hút khách đến tham quan, chụp ảnh.
Ở vùng biên giới cổng trời Mường Lống giáp nước bạn Lào (thuộc xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An), cây mận tam hoa nức tiếng hàng chục năm qua đã giúp bà con người H'Mông thay thế những vườn hoa anh túc bạt ngàn từ những năm thập niên 90 của thế kỷ XX.
Cứ vào mỗi dịp Tết đến xuân về, khi hoa mận nở trắng khắp núi rừng, rất đông du khách lại vượt quãng đường 295km từ thành phố Vinh về Mường Lống chụp ảnh, ghi lại khoảnh khắc thiên nhiên chuyển mùa.
Vườn mận giống mới trồng cho thu hoạch sớm ở cổng trời Mường Lống. Ảnh: NVCC
Riêng năm nay, vườn mận mới trồng khoảng 5 năm đã đến kỳ thu hoạch đầu tiên. Mận giống mới cho quả ngon, ngọt hơn mận tam hoa truyền thống. Nắm bắt xu hướng "du lịch chữa lành" đang phổ biến trên MXH, người dân ở đây đã tổ chức "vườn mận chữa lành" ở nơi vùng có khí hậu mát lạnh như Đà Lạt nhằm thu hút du khách trẻ.
Du khách tìm về vườn mận check-in
Chị Vi Thị Thắm, Giám đốc Trung tâm điều phối du lịch miền Tây xứ Nghệ chia sẻ, vườn mận của người dân ở Mường Lống được trồng từ hàng chục năm qua cho rất nhiều trái. Tuy nhiên, cây mận trồng và phát triển hoàn toàn tự nhiên, không được chăm sóc nên theo thời gian dần bị thoái hóa.
Do vậy, chính quyền địa phương đã lập dự án phục tráng cây mận, cây đào với mục đích thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Dự án ban đầu được hỗ trợ phân bón, cây trồng và có cả chuyên gia tạo cành ban và hướng dẫn người dân bản địa chăm sóc.
"Chúng tôi tổ chức tập huấn cho bà con phát triển du lịch cộng đồng, từ chào đón, tiếp khách,... Tất cả đều "cầm tay chỉ việc" cùng bà con đồng bào người H'Mông. Càng ngày lượng khách tìm đến những "vườn mận chữa lành" tham quan, trải nghiệm càng đông" - chị Thắm vui vẻ kể.
Giới trẻ thích thú với xu hướng "chữa lành" ở vườn mận giữa núi rừng Mường Lống. Ảnh: NVCC
Thông thường mùa mận tam hoa chín vào cuối tháng 5, vậy nhưng năm nay, vườn mận cơm hay còn gọi là mận cherry chín sớm hơn mận tam hoa khoảng 1 tháng. Khi mận chín cũng là lúc nhóm làm du lịch miền Tây Nghệ An kết hợp, hướng dẫn người dân địa phương tổ chức đón khách, hỗ trợ truyền thông để nhiều du khách biết đến vườn mận Mường Lống.
"Giống mận mới này chín đỏ, quả nhỏ màu sắc giống quả cherry. Cây mận không quá cao, rất vừa để du khách đến vừa hái quả, vừa check-in" - chị Thắm chia sẻ và cho biết đợt lễ dài ngày vừa qua có hàng chục đoàn khách đến với Mường Lống tham quan, trải nghiệm và trú lại qua đêm.
Chị Thanh Bình, giáo viên Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An chia sẻ, rất bất ngờ trước vườn mận ở cổng trời Mường Lống. Đến đây, chị có cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, đúng nghĩa về với tự nhiên, như một chuyến đi để "chữa lành" giữa núi rừng.
Sẽ tổ chức ngày hội hái mận
Bà Lê Thị Vân, cán bộ UBND xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn) cho biết, giống mận mới trồng được trồng 5 năm qua là giống được lai tạo từ mơ và mận. Loại mận này được ưa chuộng nên giá bán cao hơn mận tam hoa truyền thống.
"Vườn mận cho thu hoạch sớm nên khách du lịch đến trải nghiệm rất đông. Việc đặt tên "Vườn mận chữa lành" là để bắt trend (xu hướng - PV) mà nhiều người đang đề cập, nhắc đến. Sắp tới cây mận mới này sẽ được nhân rộng và trồng thêm ở nhiều nơi.", chị Vân chia sẻ.
Trao đổi với PV, ông Phan Văn Mạnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết: "Vườn mận Mường Lống trở nên nổi tiếng cách đây vài năm với hình ảnh hoa mận nở trắng núi rừng mỗi dịp Tết đến xuân về.
Thời gian gần đây, cây mận đang ngày càng được khôi phục, tạo ra giá trị phát triển du lịch cho địa phương. Sắp tới, vào khoảng cuối tháng 5 này, huyện sẽ tổ chức Lễ hội hái mận với mong muốn nhiều du khách biết đến sản phẩm mận Mường Lống, thông qua lễ hội quảng bá văn hóa, con người địa phương".
Những quả mận chín đỏ, ngon ngọt giữa núi rừng miền Tây Nghệ An. Ảnh: NVCC
Về hồ Trị An trốn nóng, du lịch "chữa lành" Những ngày đầu tháng 4 nắng như "đổ lửa" cũng là lúc du khách rủ nhau về hồ Trị An trốn nóng, "chữa lành". Khung cảnh đẹp và bình yên nơi đây khiến mọi áp lực, mệt mỏi dường như tan biến. Một góc hồ Trị An nhìn từ trên cao. Trị An là hồ nước nhân tạo trên sông Đồng Nai, thuộc...