Có một Tây Bắc lạc giữa Mường Hoong
Mường Hoong là một xã ở cực bắc Tây Nguyên, thuộc huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum. Dân số ở đây ít ỏi với 57 hộ đang quần cư ở lưng chừng núi quanh năm mây phủ…
Nếu đi từ TP.Kon Tum đến Mường Hoong, phải vượt hơn 150km, ngược đường Hồ Chí Minh, đến gần đến đỉnh đèo Lò Xo, rẽ nhánh bên phải, lên hướng Ngọc Linh. Nếu đi từ Đà Nẵng, Quảng Nam thì cũng xuôi đường Hồ Chí Minh, vượt quá đỉnh đèo Lò Xo chừng hơn 10km thì rẽ trái để đến Mường Hoong. Dù đã được thảm nhựa, song đường đến Mường Hoong vẫn đầy hiểm trở với những rặng núi trải dài tưởng như bất tận, ẩn hiện trong làn sương mờ đục. Con đường uốn mình dưới những rặng núi còn vương nét hoang sơ với những cánh rừng cổ thụ.
Một thoáng bình yên giữa ruộng lúa Mường Hoong (ảnh: Trần Anh Tuấn)
Đổi lại, du khách có thể thưởng ngoạn những không gian hoang sơ của rừng sâu núi thẳm, với nét dung dị hồn nhiên của trẻ thơ và đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Ở Mường Hoong chưa tới 100 hộ dân, người Châu – một nhánh của tộc người Xê Đăng, Kon Tum. Những căn nhà của tộc người Châu như những cây nấm lớn, nằm rải rác trên sườn núi Mường Hoong. Trẻ con trong làng rón rén đứng nép vào hiên nhà đưa ánh mắt thăm dò về phía những người khách lạ.
Nhưng vỡ òa trong mắt người lạ vẫn là những cánh đồng lúa bậc thang tựa như miền Tây Bắc. Mùa vàng lúa chín, ruộng bậc thang Mường Hoong đẹp tựa một bức tranh.
Trần Anh Tuấn, một phượt thủ quê Long Khánh, Đồng Nai cho biết anh rất mê cảnh sắc, con người ở Mường Hoong. Bằng chứng là gần như mùa lúa chín năm nào, nhóm phượt của Tuấn cũng trở lại Mường Hoong, cắm trại, chụp ảnh, trải nghiệm và chia sẻ với cộng đồng những góc ảnh đẹp đến mê hoặc…
Video đang HOT
Một số ảnh về Mường Hoong của phượt thủ Trần Anh Tuấn.
Phượt thủ Trần Anh Tuấn tại Đắk Glei
Theo laodong.vn
Những con đường 'rớt tim ra ngoài' thách thức phượt thủ
Chỉ những người có lòng quả cảm và chút may mắn mới có thể vượt qua những con đường hiểm trở ở Pakistan, Bolivia...
Con đường Skardu ở Pakistan là một trong những con đường nguy hiểm nhất hành tinh. Tuyến đường kéo dài 167 km ở độ cao 4.999 m so với mực nước biển và điểm cuối cùng của tuyến này là huyện Skardu ở độ cao 7.303m so với mực nước biển. Nhiều đoạn đường được xây dựng từ việc khoét núi đá rất hiểm trở. Con đường hoàn thành năm 1982 do một công ty Pakistan phối hợp với các kỹ sư Trung Quốc.
Con đường North Yungas ở Bolivia được mệnh danh là con đường tử thần bởi từng cướp đi sinh mạng của rất nhiều hành khách. Con đường bắt đầu từ La Paz đi, dài 56 km. Năm 2006, số vụ tai nạn và số người tử nạn lên tới đỉnh điểm, khoảng 300 người chết. Mặc dù đã đánh dấu nhiều đoạn đường hay xảy ra tai nạn nhưng rủi to vẫn không thể tránh được. Vào mùa mưa, mưa và sương mù làm tầm nhìn xa giảm xuống, đường trơn trượt, cộng với địa hình nhỏ hẹp men theo vách núi là nguyên nhân gây ra hàng loạt tai nạn.
Cầu Eshima Ohashi ở Nhật từng gây choáng váng trong cộng đồng bởi bức ảnh khó tin, một dòng xe như từ trên trời lao thẳng xuống đất. Thực tế, bức ảnh do góc chụp tạo ra, con đường chỉ dốc khoảng 6% nhưng vẫn đòi hỏi tài xế vững tay lái.
Đường St. Gotthard ở Thuỵ Sĩ là một trong 2 tuyến đường Nam Bắc chính dọc theo dãy Alps. Con đường có nhiều khúc cua ngoằn ngoèo, qua các ngọn núi cao, chỉ một sơ sảy cũng phải trả giá rất đắt.
Đường Lake Thun ở Thuỵ Sĩ nằm vắt qua những ngọn núi đá rất nguy hiểm. Để tận hưởng cảnh đẹp từ ngọn núi, bạn sẽ phải rất cẩn thận đi qua từng đoạn đường đèo nhỏ hẹp, dốc tới chóng mặt.
Đường xuyên núi Zoji La ở Ấn Độ nối Laddakh và thung lũng Kashmir, nằm ở độ cao 11.575m so với mực nước biển. Con đường rất hẹp, tới nỗi 2 xe phải vô cùng khó khăn mới tránh được nhau. Nó được sử dụng để vận chuyển gia súc nên việc bạn phải chờ cho dê hoặc bò đi qua là chuyện rất bình thường.
Đường Guoliang Trung Quốc có một đoạn là đường hầm được những người dân ở ngôi làng gần đó "khoét núi" vào những năm 1970. Mặc dù đường hầm khá tối nhưng lại là đoạn an toàn nhất của tuyến đường bởi giảm nguy cơ rơi xuống vực thẳm của các loại phương tiện. Phần lớn các đoạn đường khác đều rất hiểm trở, chỉ rộng khoảng vài mét.
Đường Taroko Gorge Road ở Đài Loan thường xuyên bị bão và mưa lớn làm xảy ra tình trạng sạt lở đất ở đoạn đường trên núi. Ngay phía dưới con đường là vực sâu với con sông lớn và thác chảy dữ dội.
Tuyến đường Himachal Pradesh ở Ấn Độ buộc các xe phải đi qua những vùng khí hậu khác nhau dọc theo phần phía tây bắc của dãy Himalaya. Bạn cũng sẽ có cơ hội tận hưởng khung cảnh của đèo Rohtang và những sông băng tuyệt đẹp. Con đường thường đóng cửa vì bị tắc nghẽn do tuyết rơi dày.
Paso de Los Caracoles chạy qua 2 nước Chile và Argentina. Tuyến đường có tên nghĩa là "con đường ốc" trong tiếng Tây Ban Nha bởi từng đoạn đường uốn lượn như vân ốc. Tuy thường bị tuyết phủ những đây vẫn là tuyến đường quan trọng trong du lịch.
Đường Atlantic ở Na Uy thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm. Trong chuyến đi, bạn có thể tận hưởng khung cảnh Đại Tây Dương tuyệt đẹp nhưng cũng có thể bị sóng Đại Tây Dương đánh lên bao trùm cả xe.
Col de la Bonette ở Pháp là đường đèo cao nhất trên dãy núi Alps đoạn đi qua nước này. Tuyến đường có nhiều khúc cua thách thức hệ thần kinh của bạn.
Đoạn đường 11 km dẫn lên cổng Trời ở Thiên Môn Sơn thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bao gồm 99 khúc cua gấp khúc rất thót tim. Chỉ có những tài xế chuyên nghiệp được cấp phép mới được lái xe chở khách trên đoạn đường này.
Cung đường cao tốc Hana ở Hawaii kết nối gần 60 cây cầu ở Maui, đi qua một lượng lớn núi lửa và những rừng mưa nhiệt đới. Khách du lịch ghé thăm con đường phải đối mặt với rất nhiều khúc cua uốn cong nhưng được tận hưởng tầm nhìn ra rừng tre, thác nước. Một số người may mắn cũng có thể gặp cá voi Alaska trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 5.
Theo VnE
Những điều bất ngờ về cây cầu mạ vàng, nằm "lọt" trong đôi tay khổng lồ độc nhất Đà Nẵng! Dân tình "rần rần" với hình ảnh cây cầu mạ vàng được bắt ngang bàn tay khổng lồ ở Đà Nẵng. Hứa hẹn đây sẽ là điểm đến tuyệt vời cho những "phượt thủ" và các "thánh check in" trong thời gian tới đây. Cây cầu gây xôn xao cư dân mạng những ngày gần đây với độ cao hơn 1.400 m và...