Có một nước Syria khác ngoài chiến tranh
Cảm giác dễ chịu nhất có được khi bước ra khỏi máy bay ở Damascus là mùi đặc trưng của hỗn hợp giữa nước hoa Ả Rập, độ ẩm, hoa nhài, có thể ai đó không thích điều này, nhưng đối với tôi đó là mùi của ngôi nhà, mà tôi rất buồn khi thiếu vắng nó, và rất muốn được cảm nhận thấy một lần nữa.
Thành Salah al-Din, cùng với Krak de Chevaliers, được công nhận là Di sản Thế giới UNESCO.
Đó là bắt đầu câu chuyện của cô Jaklin, 26 tuổi, người mà cả Nga và Syria đều là quê hương. Cô trở về Syria sau ba năm và chia sẻ ấn tượng của mình cả buồn và vui vẻ, với Sputnik.
Tên tôi là Jaklin, cha tôi người Syria, mẹ là người Nga, vì vậy phần lớn thời gian, tôi sống ở cả hai nước. Những năm học phổ thông và đại học tôi đã dành tất cả những ngày nghỉ ở Syria. Đương nhiên, sau khi bắt đầu đi làm việc, kỳ nghỉ trở nên ít hơn, và sau đó… chiến tranh. Nhưng bố mẹ tôi vẫn sống ở Syria, cha tôi làm việc, và cuối cùng năm nay tôi đã đến được đất nước yêu quý của mình.
“Bố không cho phép các con đến Syria!”
Lần cuối cùng tôi ở Syria là 3 năm rưỡi trước, đó là tháng Một năm 2014. Thành thật mà nói, tôi không sợ bay đến đó, ngay từ mùa đông tôi đã quyết định mùa hè này chắc chắn phải đến Syria. Chồng tôi cũng vậy, không sợ, bởi vì anh qua tôi đã tìm hiểu nhiều về đất nước, chúng tôi đọc tin tức tiếng Ả Rập, qua mạng xã hội, nơi mà người Syria bạn bè của tôi trực tiếp bày tỏ suy nghĩ.
Chúng tôi đã có một câu chuyện vào mùa xuân, khi Trump bắt đầu nói về một cuộc tấn công có thể vào Syria, bố chồng tôi nói, “Bố sẽ không cho phép các con đến Syria, bố sẽ nuốt hộ chiếu của các con, sẽ không đi đâu cả”. Rất khó cho chúng tôi thuyết phục bố mẹ chồng rằng ở đó an toàn. Bạn bè, đồng nghiệp của chồng tôi cũng phản ứng rất mạnh: như thể họ đang tiễn anh vào cuộc hành trình cuối cùng vậy.
Jaklin.
Tuy nhiên, chúng tôi đã hoàn thành giấc mơ và vào mùa hè này đã bay chuyến bay thẳng từ Moskva đến Damascus, nơi tôi thấy lại ngôi nhà thứ hai của mình.
Đường về nhà
Chúng tôi đến Damascus, đến Latakia. Tất nhiên, tôi biết vùng ngoại ô của Damascus, và một phần thành phố đã bị phá hủy, nhưng không hình dung ra đến mức độ như vậy. Đầu tiên bạn đi và thấy tất cả mọi thứ đều bình thường: nhận ra thành phố yêu thích của mình, mọi thứ đều ổn. Nhưng khi đi ra gần các vùng ngoại ô và đột nhiên cả một khu vực bị xóa khỏi mặt đất.
Khi nhìn thấy đất nước đã thay đổi như thế nào, nước mắt tôi tuôn trào. Những giọt nước mắt đó là một cảm giác rất hỗn hợp. Một mặt, đây là những giọt nước mắt của nỗi buồn, và mặt khác là niềm vui, bởi vì ít nhất là ở đây, Latakia, mọi thứ đã kết thúc. Bây giờ không có chiến sự, mặc dù sáu tháng trước đây, mẹ tôi kể đang ngồi với cha ở Damascus, trong một quán cà phê trên đường phố, và nghe thấy chiến trận ở vùng ngoại ô những tiếng nổ.
Mọi người bây giờ chỉ biết về Syria với chiến tranh, nhưng có một nước Syria khác. Tất cả các khách sạn tại Latakia đều được đặt phòng. Mọi người thực sự bắt đầu quay về cuộc sống bình thường, và vui mừng với điều đó. Tất nhiên, thật đáng thất vọng khi mọi thứ trở nên rất đắt đỏ đối với người Syria vì lạm phát. Nhưng có vẻ như với tôi là không thể chiến thắng được dân tộc Syria, bởi vì đây là những người có thái độ cực kỳ lạc quan và có khả năng làm được điều gì đó từ hư không.
Chúng tôi đã ở Latakia, Damascus, đến thành phố Baniyas. Ở đó, các trận đánh đã diễn ra hai hoặc ba năm trước. Chúng tôi đến Tartu. Chúng tôi đã đi đến những ngọn núi ở Kessab trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, đây là một thành phố của người Armenia mà Al-Nusra thực tế đã xóa sạch khỏi mặt đất. Có một thị trấn khác trên núi, cũng có tầm nhìn rất đẹp, nhà hàng, du lịch, từ đó bạn có thể nhìn thấy Idlib, nơi vẫn đang là căn cứ của những kẻ khủng bố và cực đoan.
Video đang HOT
Phần còn lại của thành phố cổ Ugarit.
Chúng tôi cũng đã nhìn thấy những bãi biển đẹp gần Latakia, pháo đài cổ. Ví dụ, thành Salah ad-Din, từ năm 2006 được coi là một phần di sản thế giới của UNESCO, cùng với Krak de Chevaliers.
Syria vẫn là một đất nước dễ tiếp cận đối với khách du lịch. Một chuyến taxi tại Latakia tốn nhiều nhất là 75 xu, tại Damascus thì 2-2,5 đô la. Cà phê 1,5 đô la. Tôi nghĩ rằng trong 5-7 năm tới, khi chiến tranh kết thúc, Syria sẽ trở thành thiên đường cho người Nga và không chỉ cho khách du lịch.
Như tôi biết, bây giờ các công ty Nga đã ký kết rất nhiều hợp đồng xây dựng khách sạn ở Syria. Biển đẹp, nhiều thắng cảnh lịch sử, thức ăn ngon và những con người thực sự chân thành yêu mến người Nga.
Tôi đã nhận được rất nhiều sự chú ý, vì mọi người thường xuyên nhầm lẫn tôi với người nước ngoài và đã rất ngạc nhiên khi tôi bắt đầu nói tiếng Ả Rập. Khi được hỏi chúng tôi đến từ đâu, và biết được từ Nga, họ nói: “Cảm ơn nước Nga, chào mừng đến đất nước chúng tôi, chúng tôi rất biết ơn các bạn”, v..v. Nhiều người nhầm chồng tôi là quân nhân Nga, bởi thế họ có thái độ thân thiện đặc biệt.
Những người Syria khác
Chiến tranh làm thay đổi rất nhiều, kể cả mọi người. Liệu có thể nói rằng trong những năm chiến tranh, tính cách của người Syria đã thay đổi? Lần cuối cùng khi tôi ở Syria 3,5 năm trước, tôi đã rất thất vọng vì mọi người trở nên luôn giận dữ, không tin tưởng. Người Syria, về nguyên tắc, rộng lượng, đáng tin cậy, trước đây không ai đóng cửa nhà, không khóa xe, và rõ ràng là mọi người trở nên rất cảnh giác đối với nhau.
Còn bây giờ tôi nhận biết lại nước Syria cũ của tôi, vì mọi người một lần nữa bắt đầu cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, họ chỉ đơn giản là đã quen với chiến tranh. Giống như tôi. Trong 7 năm, tôi đã phát triển khả năng miễn dịch với những tin tức về Syria.
Chúng tôi đã nói chuyện với một người Syria, sống trong ngôi nhà bị trúng tên lửa Tomahawk của Trump. Tôi hỏi: “Làm thế nào mà ông ngủ được vào ban đêm khi ngôi nhà bị đánh bom?” Ông trả lời: “Hiểu rằng sẽ không có gì rơi trúng vào chúng tôi, mà là vào cầu thang bên cạnh nên tôi tiếp tục ngủ thôi”. Thật không may, hoặc có lẽ may mắn thay, cảm xúc đã bị chai lại, và bạn không còn cảm thấy nó.
Một năm rưỡi trước, mọi người có một chút thờ ơ, cho rằng chiến tranh là mãi mãi, sẽ không bao giờ kết thúc, còn bây giờ chỉ cần giải phóng Idlib và mọi việc sẽ ổn thỏa. Chúng tôi đã ở Syria, khi có một cuộc tấn công khủng bố ở Suwayda, giết chết hơn 200 người, và thậm chí điều này cũng không phá vỡ tinh thần của người Syria. Chúng tôi hiểu rằng không thể thoát ra khỏi đó, điều đó không may thay, vẫn sẽ tiếp tục, nhưng trên thực tế chúng tôi chỉ cần giải phóng thêm một vùng nhỏ và sẽ có thể sống một cách bình thường. Tôi thấy người dân vô cùng sống động trong các thành phố đang dần được khôi phục, chẳng hạn như Aleppo, Homs, nơi những người di tản đang trở về ngôi nhà của họ, và tôi, đến lượt mình, vui mừng khi thấy dân tộc chúng ta lại trở nên như họ đã từng như vậy.
Theo Danviet
Điểm mặt dàn vũ khí Mỹ-Anh-Pháp dùng để tấn công Syria
Vào rạng sáng nay (14.4), Mỹ cũng với Anh và Pháp đã bất ngờ thực hiện một cuộc tấn công vào hàng loạt mục tiêu thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Syria. Hãy cùng Dân Việt điểm lại những vũ khí mà liên quân đã sử dụng trong chiến dịch này.
Tên lửa Tomahawk
Tên lửa Tomahawk nguy hiểm ở chỗ được Mỹ nâng cấp tính năng liên tục. Ảnh: CNN.
Tomahawk là một trong những vũ khí chủ chốt của mọi quân chủng Mỹ. Loại tên lửa này mang theo đầu đạn nổ nặng khoảng 450kg, tầm bắn từ 1300-2400km với độ chính xác cực cao.
Tomahawk có thể được khai hỏa từ nhiều phương tiện phóng khác nhau như máy bay, tàu chiến. Theo tờ The Sun, tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến, có khả năng bay tầm thấp để tránh né hệ thống radar của đối phương.
Được biết, mỗi quả tên lửa Tomahawk có giá vào khoảng 832.000 USD (gần 19 tỷ đồng). Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, trong đợt tấn công này quân đội đã sử dụng gấp đôi số lượng tên lửa trong cuộc không kích sân bay al-Shayrat hồi năm ngoái (59 quả). Như vậy, tính ra chỉ trong một đêm, Washington đã tiêu tốn xấp xỉ 100 triệu USD (2.278 tỷ đồng) tiền thuế của người dân Mỹ để "gửi thông điệp cảnh cáo" tới chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad.
Được biết, không chỉ có Mỹ, nước Anh cũng có tên lửa Tomahawk trong kho vũ khí của mình. Số tên lửa này hoàn toàn mua từ phía Mỹ và được trang bị cho các tàu ngầm lớp Trafalgar và Astute của nước này.
Lần đầu tiên Mỹ trình diễn uy lực của Tomahawk là vào Chiến dịch Bão táp Sa Mạc chống lại quân đội của Tổng thống Saddam Hussein vào năm 1990. Vào thời điểm đó, hiệu quả của Tomahawk lớn đến mức được quân đội Mỹ tin dùng và liên tục nâng cấp cho tới tận ngày nay.
Máy bay ném bom B-1 Lancer
Một chiếc B-1B Lancer cất cánh tại căn cứ không quân Al Udeid. Ảnh: CNN.
B-1 Lancer là một máy bay ném bom chiến lược cánh cụp cánh xòe, máy bay được phát triển bởi Rockwell vào những năm 1970. Cánh chính của B-1 có thể di chuyển trong phạm vi từ 15-67,5 độ. Loại máy bay này được trang bị 4 động cơ phản lực F101-GE-102, công suất 136,92kN mỗi chiếc, có đốt sau.
Được biết, B-1 Lancer được trang bị radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/APQ-164, radar này được trang bị bộ vi xử lý có khả năng lái chùm tia điện tử nhằm giảm khả năng bị phát hiện. Bên cạnh đó, radar còn có khả năng thiết lập khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ số mặt đất với độ phân giải cao. Bên cạnh đó B-1 Lancer còn được trang bị máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A. Hệ thống này bao gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49. B-1 còn có hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.
Nhờ các biện pháp hỗ trợ điện tử, B-1 Lancer có độ bộc lộ radar và hồng ngoại tương đối thấp. Diện tích phản hồi radar của B-1 ước tính khoảng 2,4 m2. Máy bay này còn được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính tiên tiến cùng hệ thống định vị vệ tinh hiện đại.
B-1 Lancer có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 1,25 (1.340km/h) ở độ cao lớn, tốc độ hành trình khoảng 1.100km/h, phạm vi hoạt động 11.900km không tiếp nhiên liệu, bán kính chiến đấu 5.544km, trần bay 15km. Cả hai loại máy bay này đều được điều khiển bởi phi hành đoàn 4 người, trong đó có 2 phi công, 1 sĩ quan phụ trách vũ khí và một sĩ quan phụ trách phòng thủ.
Về trang bị vũ khí, B-1 có thể mang theo 84 bom Mk-82, 24 bom thông minh GBU-31 JDAM, 48 bom thông minh GBU-38 JDAM, 12 bom lượn AGM-154 JSOW (hay còn gọi là vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm) tầm bắn 130km, hoặc 24 tên lửa AGM-158 JASSM tầm bắn 370km. Tổng tải trọng vũ khí của B-1 lên đến 56,7 tấn.
Trong chiến dịch tấn công Syria vào sáng nay (14.4 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã sử dụng các máy bay B-1 Lancer để phóng tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu thuộc về chính phủ Syria.
Máy bay chiến đấu Tornado
Một máy bay Tornado của Không quân Hoàng gia Anh tham gia cuộc tấn công Syria vào sáng nay. Ảnh: CNN.
Panavia Tornado (thường được gọi là Tornado) là loại máy bay ném bom hai chỗ ngồi được sản xuất bởi Anh, Đức và Ý. Máy bay được phát triển bởi Anh trong những năm 50 và 60 XX dựa theo Canberra và F-4 Phantom. Vào năm 1966, người Anh hợp tác cùng hãng SEPECAT (Pháp) để hãng này cung cấp động cơ Jaguar cho máy bay.
Máy bay chiến đấu Tornado được thiết kế với chiều dài 13,91 m; Sải cánh 16,72 m; Chiều cao 5,95 m và diện tích cánh 26,6 m. Với trang bị 2 động cơ Turbo-Union RB-199, cho phép máy bay đạt vận tốc tối đa là 2336 km/h.
Ban đầu Tornado được thiết kế là một máy bay siêu thanh ném bom tấn công mặt đất ở độ cao thấp, có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn. Để có được tính năng bay linh hoạt trong mọi tốc độ, chiến đấu cơ Tornado đã được thiết kế tích hợp kiểu cánh cụp cánh xoè hiện đại.
Tornado có những phiên bản sau là tiêm kích Tornado IDS, đánh chặn Tornado ADV và ném bom tàng hình Tornado ECR. Panavia Tornado hiện phục vụ trong Không quân hoàng gia, Đức, Ý và Arab Saudi. Được biết, máy bay chiến đấu Eurofighter đã được phát triển dựa trên loại máy bay này.
Trong chiến dịch sáng nay, Anh đã cử 4 máy bay Tornado GR4 mang theo tên lửa Storm Shadow để tấn công một một cơ sở quân sự vốn từng là một căn cứ tên lửa. London cho rằng đây là nơi chính phủ Syria cất giữ các tiền chất vũ khí hóa học.
Máy bay chiến đấu Rafale
Máy bay Rafale tiếp nhiên liệu từ một chiếc máy bay tiếp tế KC-10. Ảnh: CNN.
Dassault Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cánh tam giác hai động cơ rất nhanh nhẹn của Pháp, được thiết kế và chế tạo bởi Dassault Aviation. Dassault đã sử dụng khái niệm 'Omni Role' (tất cả các nhiệm vụ) làm thuật ngữ tiếp thị nhằm phân biệt loại máy bay này với các loại máy bay chiến đấu 'đa nhiệm vụ' (multi-role) khác có phân biệt nhiệm vụ chính và các nhiệm vụ phụ khác.
Hiện tại, Rafale có tổng cộng 3 phiên bản để sử dụng cho các mục đích khác nhau bao gồm Rafale-C ghế ngồi đơn và Rafale-B ghế ngồi đôi cất cánh từ đường băng trên bộ, cũng như phiên bản Rafale-M ghế ngồi đơn sử dụng trên tàu sân bay. Đây là mẫu máy bay đã chứng minh được khả năng ở hàng loạt chiến trường như Afghanistan, Libya, Mali, Iraq và Syria.
Theo thiết kế, Rafale có thể đạt tới vận tốc Mach 1.8 (1.912 km/h) ở độ cao lớn và Mach 1.1 (1.390 km/h) ở độ cao thấp. Các phiên bản Rafale C, B và M có thể mang được trọng tải lần lượt 9.850 kg, 10.300 kg và 10.600kg.
Một trong những điểm mạnh của Rafale là việc máy bay có nhiều điểm treo vũ khí hơn so với các loại máy bay khác. Cụ thể, chiến đấu cơ F-35 của Mỹ chỉ có thể mang theo 4 tên lửa khi làm việc trong chế độ tàng hình, F/A-18 Super Hornet và F-16 mang được 11 tên lửa, trong khi Su-35 của Nga là 12, đều kém hơn so với tổng cộng 14 điểm treo vũ khí trên bụng và cánh của Rafale.
Về hỏa lực, Rafale được trang bị súng máy hạng nặng nhất trong số các máy bay chiến đấu cùng loại trên thế giới, ngang bằng tiêm kích Sukhoi của Nga. Nó được trang bị súng GIAT 30mm nên thuận tiện trong việc chiến đấu không đối không lẫn không đối đất do đạn 30mm hoàn toàn có thể sử dụng để tấn công các boong-ke hay xe bọc thép của lính bộ binh.
Không chỉ có vậy, Rafale được trang bị tên lửa hiện đại như Meteor, Scalp và hệ thống radar quét mảng pha điện tử bị động RBE2 để khi kết hợp với tên lửa tầm xa, nó sẽ cho Rafale khả năng bắn hạ mục tiêu từ khoảng cách vô cùng lớn
Ngoài ra, hệ thống điều khiển điện tử bên trong buồng lái của Rafale được thiết kế để giảm thiếu tối đa phần việc của phi công. Một trong tính năng hiện đại nhất có thể kể đến là hệ thống ra lệnh bằng giọng nói, cho phép đơn giản hóa nhiều tác vụ khi phi công đang tập trung lái máy bay.
Tàu chiến của Mỹ
Những tàu chiến thuộc lớp tàu tuần dương Ticonderoga như USS Monterey có thể mang theo rất nhiều tên lửa Tomahawk. Ảnh: CNN.
Theo như bộ Quốc phòng Mỹ thông báo, ít nhất một tàu chiến Mỹ ở Biển Đỏ đã tham gia chiến dịch không kích chính phủ Syria. Hiện tại, dù vẫn chưa rõ tàu tham gia tấn công thuộc lớp nào nhưng khả năng cao Lầu Năm Góc đã sử dụng khu trục hạm lớp Arleigh Burke hoặc tàu tuần dương lớp Ticonderoga do cả 2 lớp tàu này có thể mang theo rất nhiều tên lửa Tomahawk
Tàu chiến của Pháp
Tàu khu trục đa nhiệm Aquitaine của Pháp. Ảnh: CNN.
Theo như CNN đưa tin, quân đội Pháp cũng đã sử dụng 3 tàu khu trục đa nhiệm và một tàu khu trục tiêu chuẩn cho chiến dịch tấn công Syria. Được biết, các tàu khu trục đa nhiệm là một trong những thành viên mới nhật của hạm đội Pháp, mỗi tàu đều có 16 ống phóng tên lửa hành trình MdCN. Dù chưa có thông tin chính thức từ nhà sản xuất, tên lửa MdCN được cho là có tầm bắn lên tới 1.000km.
Theo Danviet
Nếu Mỹ tấn công vào Idlib, thất bại sẽ nặng hơn? Chuyên gia quân sự tin rằng, nếu Mỹ thực hiện kế hoạch tấn công vào tỉnh Idlib thì họ sẽ nhận thất bại nặng nề hơn các cuộc tấn công trước đó. Nga sẽ can thiệp vào kế hoạch tấn công tên lửa vào Syria của Mỹ. Người Mỹ đang có ý định thực hiện cuộc tấn công tên lửa vào Syria, và...