Có một nhạc sĩ Thanh Tùng như thế trong mắt sao Việt
Ca sĩ Hà Trần, Thanh Lam hay nhạc sĩ Quốc Trung từng dành nhiều lời có cánh cho cố nhạc sĩ Thanh Tùng.
Sau thời gian chống chọi với bệnh tật, sáng 15/3, nhạc sĩ Thanh Tùng đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Bạch Mai. Vốn là một trong những nhạc sĩ có đóng góp lớn cho làng nhạc Việt, sự ra đi của ông ở tuổi 68 để lại bao tiếc nuối và xót thương trong lòng những người ở lại. Song giống như những bài hát vẫn còn mãi với thời gian, hình ảnh của một nhạc sĩ tài hoa của những bản tình ca thì sẽ mãi mãi không thể nào lu mờ.
Hà Trần từng tâm sự cô đến với âm nhạc Thanh Tùng từ năm 1987, khi lần đầu nhìn thấy Cẩm Vân đứng trên sân khấu hát Ngôi sao cô đơn. Giọng ca Hà Thành cũng cho hay hầu hết những nhạc sĩ thời ấy đều gắn bó tên tuổi với âm nhạc Thanh Tùng: “Âm nhạc và hình ảnh của ông luôn trẻ trung, lịch lãm, đơn giản nhưng không nhạt. Tôi hát nhạc Thanh Tùng như một “fan” hát nhạc của người mình từng hâm mộ”.
“Tôi được tiếp xúc với Thanh Tùng ngoài đời đôi lần ngắn ngủi. Ông kiêu hãnh, ít khen tụng, vồ vập, kiệm lời nhưng nói câu nào bén câu đó, rất hóm hỉnh. Và không thấy ông nói về âm nhạc của mình. Tôi thích”.
Là người thể hiện thành công nhiều ca khúc của nhạc sĩ Thanh Tùng như “Giọt sương trên mí mắt”, “Một mình”…, cô Bống Hồng Nhung ấn tượng về cách nhìn cuộc sống tích cực của ông. “Trong những bài hát buồn vẫn có những điểm trong sáng đem đến cho người nghe sự nhẹ nhõm, lạc quan, dù đó là “Một mình” hay “Giọt sương trên mí mắt” thì vẫn thể hiện được một triết lý trên cõi đời này đó là không ai tránh được nỗi buồn, nước mắt nhưng như thế không có nghĩa là rơi vào sầu thảm”.
Video đang HOT
Ca sĩ Ái Vân nhớ lại: “Tôi biết anh Thanh Tùng khi tôi còn ở tuổi teen, khi đó mới đóng phim “Chị Nhung” xong, vẫn là một cô bé ở tuổi ngây ngô, bé bỏng học trường nhạc, anh Thanh Tùng vừa đi học chỉ huy dàn nhạc ở nước ngoài về, vẫn còn quá trẻ nhưng là một nhân vật nổi bật ở Hà Nội. Tình cờ qua bạn bè, tôi biết anh khi anh chưa viết một ca khúc nào. Anh trẻ trung, đẹp trai, cao ráo, phong độ, trí tuệ nhưng rất đằm, một cô gái như tôi nhanh chóng bị cuốn hút, ngưỡng mộ”
Nữ ca sĩ cảm thấy tiếc nuối khi lần đầu được tham gia vào đêm nhạc của nhạc sĩ Thanh Tùng thì ông lại vắng mặt vì sức khỏe yếu. Dẫu vậy, chị vẫn rất yêu thích các sáng tác của ông: “Nhạc Thanh Tùng gắn với cuộc đời anh cũng giống như những trang sách vậy, nhất là lúc này, triết lí sống của anh cũng được hiểu ở nhiều cung bậc khác”.
Gắn bó với nhạc Thanh Tùng, Thanh Lam là một trong những ca sĩ có công lớn trong việc đưa các ca khúc của ông đến gần với khán giả và cũng chính nhờ “Hoa tím ngoài sân”; “Lối cũ ta về”… đã làm nên tên tuổi của Thanh Lam. Trong mắt Thanh Lam, vị cố nhạc sĩ không chỉ là người đóng góp cho làng nhạc Việt, mà còn là người thầy, người nghệ sĩ cô thật lòng kính trọng. Trước đó, cô đã mong “thầy” của mình mau khỏe để còn tham gia vào đêm nhạc Thanh Tùng sắp được tổ chức với sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn như Tùng Dương, Hà Trần hay Quốc Trung. Thế nhưng chưa được bao lâu thì diva nhạc nhẹ đã nhận được tin dữ. Thanh Lam đau xót: “Thầy thích gật đầu… Cười vui như tết luôn trêu thầy đủ thứ… Vậy mà con chưa kịp thực hiện lời hứa thầy đã bỏ lại chúng con… Con nghe đâu đó tiếng thầy hát con nghe… Giọt nắng bâng khuâng giọt nắng rơi rơi bên thềm… Bài hát bâng khuâng… Còn lại trong tôi… Thương thầy nhiều lắm!!! Ánh mắt theo con… nỗi cô đơn thăm thẳm!!! Tiễn thầy về với cát bụi”.
Cũng giống như Thanh Lam, Quốc Trung xem Thanh Tùng là người thầy tôn kính và là “tượng đài nghệ sĩ” mà anh mong muốn trở thành. Song, anh không chỉ kính trọng ông vì âm nhạc, vì những sáng tác bất hủ mà còn yêu mến ông vì lối sống. Quốc Trung chia sẻ: “Điều tôi ngưỡng mộ nhất ở ông chính là tình yêu dành cho gia đình và con cái.
Mỹ Linh ấn tượng với nhạc sĩ Thanh Tùng trong một cuộc thi hát từ năm 1993 mà ông làm chủ khảo, còn cô là thí sinh đạt giải: “Giải thưởng đó rất có ý nghĩa đối với tôi vì đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp làm ca sĩ. Tôi vẫn còn nhớ nụ cười tươi của nhạc sĩ Thanh Tùng dành cho tôi năm đó và ở đêm hôm nay trước khi ra sân khấu tôi lại nhận được nụ cười tươi ấy ở ông. Vì thế tôi đã rất xúc động, bao nhiêu tình cảm tôi gửi hết vào bài hát”, Mỹ Linh nhắc lại kỉ niệm ngọt ngào trong đêm nhạc của nhạc sĩ Thanh Tùng cách đây ít lâu.
Với Tùng Dương, nhạc sĩ Thanh Tùng không chỉ là người mà anh kính trọng, mà còn là láng giềng thân thiết. Vừa ngủ dậy đã hay tin, nam ca sĩ đã không khỏi bàng hoàng và đau lòng: “Tiếc thương ông. Vừa mới cách đây 2 ngày còn tràn đầy cảm xúc khi hát “Một mình” của ông trong Concert Mùa Yêu thương còn mãi… Vẫn biết không ai chống lại được quy luật của cuộc đời nhưng vẫn cảm thấy đó là một mất mát lớn – phải nói lời chia tay mãi mãi một người thầy, một người bạn, người tri kỷ trong âm nhạc. Cảm thấy rất có lỗi khi đã không kịp đến nhà thăm ông và gặp và trò chuyện cùng ông lần cuối. Khán giả và giới làm nghề sẽ luôn ghi nhớ những đóng góp, những tác phẩm của ông. Vĩnh biệt ông. Người nhạc sĩ tài hoa. Người lãng mạn viết tình ca còn sót lại qua nhiều thập kỷ”.
“Thanh Tùng có thể coi là người đặt nền móng đầu tiên cho nền nhạc nhẹ Việt Nam. Những nhạc sĩ sau này, trong đó có nhiều người đang rất nổi tiếng đều chịu ảnh hưởng từ ông. Nhạc của ông không triết lý như Trịnh Công Sơn, mộc mạc và du ca như Trần Tiến, bay bổng như Dương Thụ mà lãng mạn, có chất chơi. Thời trẻ, ông từng là tay chơi quái kiệt ở mảnh đất Hà thành. Nghe nhạc Thanh Tùng, khán giả sẽ hiểu được tính cách, con người của ông, trong đó là có tình yêu, sự khát khao mãnh liệt dành cho phụ nữ”, Tùng Dương nhận định.
Với lòng kính trọng và quý mến vị cố nhạc sĩ đa tài, Hồ Quỳnh Hương đầy cảm xúc: “Em và tôi một đêm trăng sáng, một ngày chiều tàn… Em và tôi xa nhau thấy nhớ gần nhau giận hờn… Em và tôi những tiếng ca vui, những khúc nhạc buồn…”. Hai người yêu, chia với nhau rất nhiều ngọt ngào và thật đầy những đắng chát. ã nồng nàn yêu đương và đã chán nản muốn xa lìa, rời bỏ. Nhưng tinh thần của bài hát thật hay, quá nhiều cảm xúc trái chiều nhưng cuối cùng vẫn cùng nhau hát lên đi, hát lên những lời đắm say… Đó chính là tinh thần lạc quan của nhạc sỹ Thanh Tùng mà Hương thật sự ấn tượng. Cũng như bây giờ mặc dù sức khoẻ yếu, bao năm ông là “Ngôi sao cô đơn” nhưng vẫn lạc quan, tin tưởng, yêu đời”.
Theo Leslie – T.H / Trí Thức Trẻ
Hà Trần: 'Trần Tiến gặp Thanh Tùng là đo ván'
Diva nhạc Việt chia sẻ những dòng cảm xúc về nhạc sĩ 'Một mình' khi ông đã không còn trên đời.
Có thể nói thế hệ nghệ sĩ nhạc nhẹ khai mở ở Hà Nội những năm 80-90 chịu nhiều ảnh hưởng âm nhạc Thanh Tùng, yêu nhạc Thanh Tùng. Tôi là một trong số đó, tuy không có duyên được giao lưu nhiều với chú, cũng không hát nhiều bài của chú. Tôi chỉ nhớ hồi bé mê đắm ngắm chị Ngọc Thúy, Mỹ Hạnh hát nhạc chú trên tivi. Rồi đến chị Thanh Lam, Cẩm Vân, Lệ Quyên, Ái Vân giành các giải thưởng ca hát lớn với nhạc Thanh Tùng, chị Hồng Nhung răng khểnh duyên dáng tạo dấu ấn riêng với Lời tỏ tình của mùa xuân... Âm nhạc chú đi vào đời sống tuổi trẻ tươi mới, tích cực.
Dù tiếp xúc ít với Thanh Tùng nhưng Hà Trần ấn tượng về người nhạc sĩ thâm trầm, sắc bén, duyên dáng còn hơn cả con người âm nhạc.
Chú là hình mẫu của nhạc nhẹ thời ấy, phải nhấn mạnh điều này, vì âm nhạc ngoài Bắc trong giai đoạn giao thời ngoài nhạc đỏ, nhạc vàng chỉ toàn các bài hát kiểu Liên Xô. Cuối 90 đầu 2000 tôi có nhiều dịp hát nhạc chú hơn. Ít gặp, nhưng những lần giao tiếp ngắn ngủi tôi nhiều ấn tượng tốt về người nhạc sĩ sắc sảo ngôn ngữ, rõ ràng thái độ, sống rất phong lưu, tay chơi, nhưng cũng rất nghĩa hiệp. Gia thế và danh tiếng lẫy lừng là thế, nhưng vẻ như chú Tùng luôn gác cuộc sống xã hội ngoài cánh cửa nhà mình, nơi chú dành tín nghĩa, chung thủy và cả những bài hát ân cần cho vợ con.
Có lần khoảng đầu năm 2003, tôi theo chú Tiến, chú Tùng và vài nhac sĩ khác ra Nha Trang theo chương trình của một trại sáng tác. Bố con tôi ngồi bên bàn tiệc chiều nghe các nhạc sĩ tán chuyện âm nhạc. Chú Tùng và chú Tiến thi nhau đấu khẩu rất vui. Bình thường Trần Tiến vốn hoạt ngôn và giỏi gây ấn tượng nhưng có vẻ hôm ấy bị Thanh Tùng cho đo ván. Ông tướng mạo sư tử gặp ông tướng kỳ lân, thủng thẳng câu nào thâm thuý câu đó, một kiểu thâm thuý ít thấy ở người miền Nam.
Lế viếng của tác giả 'Lối cũ ta về' sẽ được tổ chức từ 8h đến 10h30 ngày 22/3 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng cùng ngày tại Công viên nghĩa trang Thiên Đức, xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Tiếp xúc với chú ngoài đời, con người thâm trầm, sắc bén còn duyên dáng hơn cả con người âm nhạc. Hôm nay tiễn chú về cội, nhưng con cháu trong nghề sẽ luôn trân quý gia sản âm nhạc của chú. Và hình ảnh người nghệ sĩ một đời tài hoa, một đời phong lưu Thanh Tùng sẽ luôn gợi cảm hứng sống cho nhiều người, tôi tin thế. Một người không thân ra đi mà lòng mình thấy mất mát, hẳn nhiên chú đã sống trọn, sống đẹp một cuộc đời nghệ sĩ rồi.
Theo VNE
Bằng Kiều tình tứ hôn Dương Mỹ Linh trong hậu trường Bằng Kiều và Dương Mỹ Linh không ngại ngần trao nhau nhiều hành động tình cảm trong hậu trường. Tối qua (7/3), Bằng Kiều đã đến tham dự một sự kiện âm nhạc tại Hà Nội, đi cùng anh là Dương Mỹ Linh. Tại hậu trường, giọng ca "Nơi tình yêu bắt đầu" được bạn gái tự tay chuẩn bị trang phục. Dương...