Có một nàng dâu
Trước khi làm mẹ chồng, ai cũng phải là một nàng dâu. Mình cũng thế. 35 năm làm vợ, đôi lúc cũng gác tay lên trán tự hỏi: Mình là một nàng dâu như thế nào nhỉ?
ảnh minh họa
Mình làm nàng dâu cũng được 30 năm rồi.
Cũng chẳng “đi” mà cũng chẳng “về” vì mình sống riêng, đi khỏi nhà ba mẹ đẻ cũng đã lâu mà lấy chồng rồi cũng không nhập hộ khẩu về nhà chồng nên không đi, không về chi cả.
Thỉnh thoảng, nhiều nhất hai ba lần chi đó một năm về thăm nhà nội, nhà ngoại. Giờ có khi mỗi năm chỉ về được một lần nhưng không phải vì thế mà không biết được làm dâu là khó khăn thế nào.
Làm dâu không chỉ là quan hệ với bố mẹ, anh chị em mà cực khổ nhất là với cả họ hàng “ca nông đại bác” của nhà chồng. Mà thường thì mấy người này lại càng khó dễ.
Ví như mỗi lần về thì họ hàng đến chơi đông, mà mình thì làm sao nhớ cho nổi tên tuổi với quan hệ, lại cũng không có khả năng đẩy đưa mồm mép nên mới sinh chuyện. Có một lần, khách tới chơi, mình từ bếp xách nước lên, chẳng biết quan hệ gì nên cứ gật đầu, cười trừ một cái thay lời chào. Không ngờ khách về rồi, ba chồng hỏi: “Sao con không chào chú?”.
Tự thấy mình chẳng phải là một nàng dâu cừ.
Thế là từ lần sau, cứ hễ có ai đến, lúc nào mẹ chồng mình cũng đứng cạnh, nho nhỏ nhắc: Chú ABC, dượng XYZ, thím BNM… Ây da, mình cứ thế mà chào, rất lễ phép, rất thân thiết… ngon lành!
Hồi còn ở tỉnh, cứ mùa nông nhàn thì có rất nhiều bà con của chồng mình về chơi. Khổ nỗi, nhà thì bé, người nhà quê thói quen sinh hoạt không giống người thành phố, mình là nàng dâu, cư xử không khéo sẽ mang tiếng cả nhà chồng mình. Có độ chưa tiễn người này đã đón người khác. Mỗi buổi sáng, mình vào toilet là thế nào cũng nôn thốc nôn tháo, dọn xong là mặt mày xây xẩm, ốm triền miên. Nói tóm lại, vui thì cũng vui đó nhưng mà căng thẳng, đoạn trường lắm chứ đừng tưởng bở!
Video đang HOT
Thời khó khăn, mẹ chồng mình đặt mua cho mình cái giường từ trên quê rồi thuê thuyền chở về. Mình ra bến đón, bà bảo đứng trên bờ còn bà thì phăm phăm xắn quần nhảy xuống, bốc đồ lên.
Lại thấy mình không phải là một nàng dâu đảm.
Có một lần, có một cô em bà con bên chồng giở giọng mè nheo: “Người chi mà lúc mô cũng đau, lúc mô cũng đau”. Mẹ chồng mình nghe được phủi đít: “Hắn có đau, có ốm chi thì rồi mọi việc nhà ni cũng phải đến tay hắn. Bây thì mần được cái chi?” (là sau này nghe một người thân kể lại).
Mẹ chồng mình thương chồng mình nhất nhà. Vậy mà từ khi chồng mình lấy vợ (là mình), mẹ chồng mình tuyệt nhiên không khó khăn gì cả. Thấy con trai chăm vợ còn cười ha hả: “Cái thằng nhác bữa ni giỏi thiệt!” (chồng mình hồi nhỏ có biệt danh là “thằng nhác”).
Một lần, bà về chơi, gặp mình ốm, nằm một mình, bà tất tả đi chợ mua đồ về nấu cháo đút cho từng thìa. Rồi suốt buổi cứ ngồi phía chân, nói với con dâu mà như nói với chính mình: “Phận đàn bà khổ vậy đó con ạ!”.
Mình khóc, còn bà thì cứ ngồi vậy suốt cả buổi chiều.
Mình là một nàng dâu may mắn!
Có rất nhiều ký ức, tổn thương mà bà không thể nói được, kể cả với con gái, cứ miên man tuôn ra từ câu chuyện mà bà tâm sự với con dâu trong những lần gặp nhau ngắn ngủi. Mà cũng lạ thiệt, hai người đàn bà không máu mủ thân thuộc, cùng yêu thương một người đàn ông (là con trai, là chồng) lẽ ra phải “thù địch”, vậy mà tự nhiên cứ gắn bó với nhau. Mà cũng lạ thiệt, mỗi lần về mà không gặp mẹ chồng, tự nhiên cứ thấy trống trải. Đi đâu, làm gì, khi thành công là nghĩ ngay đến mẹ chồng “chắc bà sẽ tự hào về con dâu lắm đây!”.
Mình là một nàng dâu hiền!
Một lần, có một người trong làng có con trai lấy vợ con quan, chuyển ra Hà Nội ở. Con dâu ông này giàu lắm nên con trai đổi những trận chì chiết và cái nhếch mép triền miên của vợ để khi vợ đi vắng lấy cắp tiền gửi về cho bố đẻ xây nhà. Ông này từ ngày có nhà mới mang bệnh vĩ cuồng đến nhà mình dạy dỗ. Có lần dùng mấy cái hóa đơn giả lừa mình để lấy tiền, mình nói: “Mấy cái thằng nào đó mất dạy, bác già vậy mà nó cũng không tha, nó lừa bác rồi đó”. Ông này tức quá, hôm sau te tái chạy lên nhà ba mẹ chồng mình xúc xiểm: “Cái con vợ thằng con trai anh chị ghê gớm thiệt, kiểu nớ chắc trong nhà không ai ở nổi”. Ba chồng mình thủng thẳng: “Nó ghê gớm đâu ngoài chứ từ hồi về làm dâu nhà ni chưa hề thấy có tiếng qua tiếng lại với ai, cũng không ai trách cứ chi cả”.
Mẹ chồng mình thẳng băng: “Nó ghê gớm với mấy thằng bố láo, còn tử tế với người tử tế” (là sau mình nghe mẹ chồng mình kể lại).
Mình là một nàng dâu tương đối giỏi!
Sau này, mỗi lần gọi điện về, mẹ chồng mình không nghe máy được nữa vì tai kém. Mỗi lần như thế lại buồn, tự nhiên mình ngại gọi. Có hôm nghe hai đứa nhỏ nhà mình nói: “Mệ nội nói mẹ thỉnh thoảng gọi điện cho mệ với, kẻo mệ nhớ”. Mình khóc.
Mỗi lần về nhà ra đi, cứ chào hết lượt xong, lúc nào mẹ chồng mình cũng hối: “Thôi, đi mau kẻo tối con”. Ai tiễn ai chào thì mặc, bà chỉ ngồi bên thềm bắt mặt ngó ra. Mình thấy cái lưng của bà cong, nhỏ và gầy đi nhiều lắm.
Mẹ chồng thì ngồi dưới hiên, con dâu quày quả bước thiệt nhanh không dám quay lại vì sợ khóc.
Mình là một nàng dâu kiểu gì ta?
Theo TNO
Nàng dâu vụng lại lười, tưởng sống riêng là yên ổn ai ngờ mẹ chồng ....
Sau 5 năm yêu đương mặn nồng, Hồng và Bình cuối cùng cũng đi đến cái kết ngọt ngào là một đám cưới tưng bừng. Sau kết hôn, hai vợ chồng không sống chung với bố mẹ bởi Bình biết rõ vợ mình vụng về bếp núc.
Bình thương vợ, anh sợ cô không thể hòa hợp với mẹ chồng nên muốn dọn ra ở riêng. Điều này khiến mẹ Bình vô cùng buồn bực. Bà cho rằng Hồng là nguyên nhân khiến con trai không muốn sống chung với bà.
Thấy Bình về nhà lấy đồ đạc, mẹ Bình than thở: "Vất vả nuôi con bao năm, không ngờ con lớn khôn cưới vợ là quên luôn bố mẹ già!". Bình nhẹ nhàng xoa dịu: "Vợ chồng con ở riêng nhưng thỉnh thoảng sẽ về thăm bố mẹ, mẹ đừng buồn!".
Bà lườm con trai: "Con sợ mẹ la rầy vợ con chứ gì, mẹ và nó đã sống chung ngày nào đâu mà con lo mâu thuẫn?". Bình biết mẹ rất thương anh, nhưng tính của bà anh cũng rõ hơn ai hết. Bà rất kĩ tính và có phần khắc nghiệt với mọi người. Anh dám chắc Hồng sống chung với mẹ sẽ xảy ra không ít chuyện.
Về phần Hồng, vì không phải ở chung với mẹ chồng nên cô cảm thấy rất thoải mái. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ luôn tràn ngập tiếng cười, nấu nướng đã có người giúp việc lo. Bình rất cưng chiều vợ nên gần như Hồng không phải làm bất cứ việc gì trong nhà.
Nhưng tối hôm ấy, mẹ chồng Hồng bất ngờ ghé thăm nhà riêng của con trai và con dâu. Hồng gần như chết điếng khi thấy bà. Cô vội chạy xuống bếp rửa đống chén bát đang chất cao trong bồn rửa. Mẹ chồng thấy thế thì bóng gió vài câu: "Đống chén bát này là từ hôm nào vậy con? Sao nhiều thế? Con định ăn mấy ngày mới rửa một lần đấy à?".
Hồng líu lưỡi giải thích: "Hôm qua người giúp việc bị cảm sốt nên xin nghỉ, chén bát này là từ hôm qua đến giờ, con bận quá nên giờ mới rửa được ạ!". Mẹ chồng hắng giọng: "Ở riêng công nhận sướng thật, có người giúp việc lo từ A đến Z. Nếu không có giúp việc thì không biết cái nhà này dơ dáy, bẩn thỉu đến mức nào!".
Hồng im lặng không dám cãi lời, cô thà nhẫn nhịn một chút để nhà cửa yên vui còn hơn làm phật lòng mẹ chồng. Dù sao bà đến thăm rồi sẽ về chứ có ở lại mãi đâu. Nghĩ thế nên Hồng vẫn giữ nụ cười tươi trên môi. Tuy nhiên sự lạc quan của cô kéo dài không lâu bởi mẹ chồng lại bảo: "Mẹ sẽ ở đây vài ngày để xem con dâu chăm con trai mẹ thế nào, người giúp việc ốm thì con cứ để họ nghỉ ngơi vài ngày!".
Hồng tái mặt lắp bắp: "Mẹ... định ở đây vài ngày ạ? Bố ở nhà cơm nước thế nào ạ? Vợ chồng con đi làm cả ngày đến tối mới về, mẹ ở đây một mình sẽ buồn lắm!". Bà lạnh giọng bảo: "Ông ấy tự lo cho mình được, mẹ ở đây vài ngày chứ có phải ở luôn đâu, sao nhìn con hốt hoảng thế? Kể từ ngày con và thằng Bình cưới nhau rồi dọn ra riêng cũng chỉ có hai ông bà già lủi thủi nên buồn quen rồi!". Hồng biết mẹ chồng đang oán trách cô.
Từ hôm ấy, có mẹ chồng ở nhà nên dù có lười biếng đến đâu Hồng vẫn phải giả vờ siêng năng trước mặt bà. Hàng ngày, cô phải dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho chồng và mẹ chồng. Hồng vụng về đến mức chiên trứng cũng khiến dầu bắn tung tóe khắp bếp. Khi mẹ chồng thấy bữa sáng có lẫn cả vỏ trứng bên trong thì trừng mắt quát: "Ngay cả chiên trứng cũng không xong, mẹ cô không dạy cô những việc này mà dám để cô đi làm dâu sao?".
Ảnh minh họa
Hồng tủi thân muốn khóc khi bị mẹ chồng mắng rồi còn đụng chạm đến mẹ mình nhưng vẫn cố giải thích: "Con buồn ngủ quá nên mới...". Không đợi Hồng nói hết lời, mẹ chồng cô nạt ngay: "Tôi không thích nghe cô viện cớ, con trai tôi phải dậy sớm ăn sáng rồi đi làm, ngay cả chuyện chuẩn bị bữa sáng cho nó mà cô cũng không làm được, cô có xứng làm vợ nó không?".
Bình vừa bước vào bếp đã nghe được những lời lẽ gay gắt của mẹ. Anh vội đỡ lời giúp vợ: "Mẹ à, con ăn sáng bên ngoài cũng được mà!". Bà nhìn con trai với ánh mắt vừa giận vừa thương: "Ăn uống bên ngoài không đảm bảo sức khỏe, nếu họ lấy đồ ôi thiu nấu thì con cũng đâu có biết, bởi vậy ăn sáng ở nhà là tốt nhất con à!".
Bình phân trần: "Ngày thường, người giúp việc sẽ lo chuyện này, mẹ đừng bận tâm!". Bà lườm con trai và con dâu: "Các con chỉ biết trông mong vào người giúp việc thôi à? Nếu họ đau ốm thì nhờ cậy ai?".
Hồng đứng lặng một góc nghe mẹ chồng dạy bảo, những lời bà nói không sai nhưng thái độ gay gắt của bà khiến cô không thể nào chịu nổi. Hồng cảm thấy may mắn vì đã dọn ra ở riêng ngay lúc đầu. Nếu không với tính cách của bà, chắc chắn cuộc sống làm dâu của cô sẽ trăm bề khổ cực.
Theo Iblog
Thoát khỏi nhà chồng để giữ mạng sống cho con, dù bị tự kỷ con vẫn là báu vật của mẹ Bị mẹ chồng ép phá thai, T.A trốn khỏi nhà chồng. Một mình ở Hà Nội, cô tìm việc làm, một mình sanh con, nuôi con với niềm tin mình cứ sống thật tốt, sẽ gặp người tốt. Chỗ trọ của cô cũng có một gia đình hàng xóm khá tốt, đã cho T.A quần áo của em bé. Sống ở thành phố,...