Có một Luang Prabang bình yên như thế trong mắt người Việt
Đến cố đô Luang Prabang của Lào, du khách có thể cảm nhận ngay không khí bình yên trên phố phường thưa vắng, nếp sống chậm rãi của người địa phương.
Luang Prabang nhìn từ trên cao. Ảnh: Agoda
Nửa năm sống và làm việc ở Lào, Bùi Nhung đã dần quen với nếp sống chậm rãi nơi cố đô Luang Prabang. Vợ chồng cô dành cả buổi chiều để rong ruổi ngắm nghía toàn thành phố.
Cô hạnh phúc chia sẻ: “Nhà nào nhà đó cũng nhỏ nhắn, xinh đẹp và sạch sẽ. Ở Lào, người dân không trồng cây ở ngoài đường và khu vực công cộng nhiều nhưng hầu như nhà nào cũng có khoảng cây trồng cao ngang người. Vì thế, tổng thể ngôi nhà lúc nào cũng xanh mướt, đem lại cảm giác dễ chịu và thư giãn”.
Đường xá rộng rãi, sạch sẽ ở Luang Prabang. Ảnh: NVCC
Nhung tiết lộ, đối với nhiều người nước ngoài, nhịp sống ở Lào khá chậm. Nhân viên văn phòng thường không làm tăng ca, cứ đúng giờ quy định là họ đứng dậy trở về nhà.
Chợ hay siêu thị, quán xá thông thường mở cửa vào 9h sáng, còn cuối tuần tới 10h mới bán hàng. Tuy nhiên, 8h tối, hầu hết các cửa hàng đã nghỉ hết, siêu thị bắt đầu thông báo đóng cửa. Đường phố vì thế cũng trở nên vắng vẻ, trừ các nhà hàng, quán ăn hay khu phố du lịch.
Cô cho hay: “Buổi sáng cuối tuần, nếu gia đình muốn đi ăn sáng ở ngoài, chúng tôi thường sẽ phải tới quán ăn người Việt”.
Nếp sống chậm này phần nào xuất phát từ tính cách và tín ngưỡng của người Lào, theo đánh giá của Nhung. Bởi có tới hơn 80% dân số theo đạo Phật. “Người dân sống ôn hoà, hiền lành, thong thả, vừa làm vừa tận hưởng. Ai giàu thì tận hưởng theo kiểu có điều kiện, ai nghèo thì vui theo kiểu nghèo. Nói chung, người Lào biết cách bằng lòng với những gì mình có”, cô nói.
Luang Prabang nằm ở phía bắc Lào, trung tâm của một vùng núi. Ảnh: NVCC
Ban đầu, khi mới tới Lào sinh sống, Nhung cũng chưa quen được nếp sống này, một phần chưa có nhiều bạn bè và chỗ chơi không nhiều. Cô cảm thấy thấy khá buồn và nhớ thủ đô Hà Nội nhộn nhịp, bận rộn. Sau khi sinh sống một thời gian, cô cũng dần làm quen với nếp sống mới và thấy nhiều điều để tìm tòi, học hỏi về văn hoá của người Lào.
Nhung nhận xét thời tiết ở Lào khá giống thời tiết ở TPHCM. Cô thường đi làm lúc 7 rưỡi sáng nhưng chưa bao giờ cô phải đeo khẩu trang hay mặc áo chống nắng vì có gió trời phe phẩy, nắng nhè nhẹ. Tuy nhiên, cô gợi ý nếu du khách muốn tới Lào nên lựa chọn khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 là khoảng thời gian phù hợp nhất.
Video đang HOT
Bùi Nhung chụp ảnh kỷ niệm ở Luang Prabang. Ảnh: NVCC
Về cảnh quan, du khách có thể cảm nhận rõ sự hoang sơ, giản dị của thiên nhiên hài hòa trong những đô thị. Khi đến với Luang Prabang, các khách du lịch sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những thác nước xếp tầng, đỉnh núi mở rộng và dòng sông Mekong hùng vĩ.
Dịch vụ du lịch của Lào chưa được quy hoạch và khai thác nhiều, do đó cơ sở hạ tầng có phần hạn chế. Bùi Nhung chia sẻ: “Tôi thấy giữa trung tâm thủ đô vẫn có nhiều đường đất. Tuy nhiên, có lẽ vì vậy mà nước Lào, đặc biệt ở thành phố du lịch Luang Prabang, người dân vẫn giữ kiến trúc nhà cửa và nét văn hoá cổ kính vốn có, không pha tạp văn hoá”.
Vẻ đẹp thanh bình của Cố đô Luang Prabang
TP Luang Prabang ở phía Bắc Lào, nằm bên bờ sông Mê Kông, cách Thủ đô Viêng Chăn khoảng 300 km. Trước đây, Luang Prabang có tên gọi là Xieng Dong Xieng Thong, từng một thời dưới quyền bá chủ của người Khmer.
Đến năm 1353, Xieng Dong Xieng Thong được đặt làm kinh đô của Vương quốc Lan Xang hay còn có tên là đất nước Triệu Voi. Năm 1560, vua Setthathirath I cho dời kinh đô về Viêng Chăn (thủ đô hiện nay của Lào). Năm 1995, Luang Prabang được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nhịp sống thanh bình, vẻ đẹp cổ kính của Cố đô bên dòng Mê Kông ngày càng thu hút rất đông du khách.
Toàn cảnh Luang Prabang nhìn từ đỉnh núi Phousi. |
|
Chùa Xiêng Thong - một trong những ngôi chùa cổ nhất Luang Prabang. |
|
Vũ điệu truyền thống của dân tộc Lào. |
|
Thác Kuangsi, thác đẹp nhất của xứ thượng Lào tại Luang Prabang. |
|
Khuôn viên Hoàng cung Luang Prabang. |
|
Đường phố tại Cố đô. |
|
Nghề dệt thổ cẩm được bảo tồn. |
|
Các nhà sư khất thực và nhận đồ người dân dâng lên vào mỗi sáng - nét văn hóa đặc trưng của người Lào. |
|
Chùa Wat Wisunarat được xây dựng vào năm 1513. |
|
Ga tàu cao tốc tại Luang Prabang mang nét đặc trưng kiến trúc Lào. |
|
Khách du lịch và người bản xứ đoàn kết trong điệu múa Lamvong trên dòng Mê Kông. |
Huế 'chẳng có gì chơi'? Nàng thơ đến Cố đô và khám phá điều bất ngờ Bên cạnh những người nói Huế bình yên, đẹp đến từng ngóc ngách và có nhiều chỗ để vui chơi, vẫn có người nói Huế chẳng có gì nhiều để vui chơi. Trước điều này, cô gái đến từ Thủ đô đã làm chuyến đến Cố đô xem như thế nào và hoàn toàn thỏa mãn với chuyến tham quan này. Có sở...