Có một loại dịch tên… đánh hôi diễn ra khắp nơi!
Nếu trước đây nạn đánh hôi trong các vụ tai nạn dư luận cả nước bức xúc một, thì nay cái đang dần trở thành dịch đã khiến dư luận bức xúc mười. Bởi nó quá ác, nó cứ hiên ngang vi phạm pháp luật ngay cả khi nó được các lực lượng chức năng can thiệp và chứng kiến.
Đến giữa tuần này, mà bản tin liên quan đến hai phụ nữ bán tăm bị đánh hội đồng với mặt mày đầy máu me ở huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, vì bị nghi là bắt cóc trẻ em vẫn thu hút được không ít bạn đọc và những lời bình luận đầy căm phẫn. Ai cho họ có cái quyền đánh người khi chỉ mới nghi ngờ? Mà đánh gì mà đánh ác thế? Mọi thứ đều có luật pháp điều chỉnh hành vi rồi mà?… Những câu hỏi day dứt, phẫn nộ được bạn đọc nêu lên, đang cảnh báo một thực tế đáng lo ngại về những con người có tính a dua, thích đánh người, bất chấp mọi việc không liên can đến họ.
Trước vụ hai người phụ nữ bán tắm là vụ hai người đàn ông đi mua gỗ bị nghi thôi miên, và những kẻ gần đó tràn ra đốt chiếc Fortuner của họ.
Nói vậy cũng không ngoa khi cách vụ việc này không lâu là chuyện cả ngàn người ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đã ngang nhiên đốt xe ôtô của hai người đàn ông đi mua gỗ, đúng lúc bà chủ tiệm gỗ nhức đầu rồi la lên vì nghĩ mình bị thôi miên. Đáng nói ban đầu chỉ có vài người nghi ngờ xúm lại. Vậy mà chỉ sau vài giờ số người đến xem càng nhiều, lên đến cả ngàn người. Rồi ban đầu mới chỉ là nghi ngờ, nhưng cứ thế thông qua đám đông nhiều chuyện và đa nghi thì vụ việc trở thành khẳng định: hai gã đàn ông đó là kẻ bắt cóc. Thế rồi có kẻ hô hoán phải đánh, phải giết. Và rồi đám đông chẳng biết gì vẫn lao vào đốt xe, dù lúc đó các lực lượng ở địa phương đã xuất hiện nhưng vẫn không ngăn được những kẻ thích “hôi chuyện” và đánh đốt hôi.
Việc đánh hôi nhiều nhất có lẽ là các vụ bắt trộm chó ở thôn quê. Ở các làng quê trên cả nước, kẻ trộm chó mà không may bị bắt thì cầm chắc nhừ đòn, có vụ kẻ trộm chó phải mất mạng vì dịch đánh hôi. Thực tế cái bệnh thích đánh hôi không chỉ xuất hiện ở thôn quê, mà nó đang lan nhanh ngay giữa những đô thị được xem là văn minh và hiện đại nhất cả nước như TP.HCM. Hiện tại ở TP.HCM, người đi đường không khó chứng kiến những vụ bắt cướp, bắt trộm mà kẻ trộm dù đang bị lực lượng chức năng khoá tay hay bị người dân trói gô lại, thì vẫn xuất hiện không ít những kẻ đi đường bỗng từ đâu lao tới đánh đấm vào mặt kẻ trộm rồi bỏ đi như chưa có chuyện gì xảy ra.
Lỗi ở đâu? Người thì cho rằng tại người dân mất niềm tin. Người thì cho rằng quá bức xúc trước nạn bắt cóc, cướp giật liều lĩnh. Đúng là ở Việt Nam có chuyện bắt cóc, có cướp giật, nhưng đó là chuyện tất cả các nước trên thế giới đều có chứ không phải riêng ở nước ta. Vậy tại sao người dân nhiều nước trên thế giới không làm điều tương tự. Nói thẳng, những kẻ lao vào đánh hôi là những kẻ kém văn minh, thích chứng tỏ và vi phạm pháp luật nghiêm trọng cần phải xử lý thật đúng luật. Nói thẳng để cho nạn đánh hôi xảy ra cũng có phần không cương quyết xử lý hành vi vô cớ đánh người của những người thực thi pháp luật tại hiện trường; nếu tại hiện trường, thấy kẻ nào lao vào đánh người khi người đó đã bị khống chế rồi, thì phải xử lý kẻ đánh hôi tội cố ý gây thương tích thì đố ai dám đánh.
Nếu còn vị tình cho những kẻ đánh hôi thì trước sau gì cũng có ngày bạn, tôi và bất cứ người nào khác cũng có thể trở thành nạn nhân, khi có một ai đó cố ý hãm hại mình bằng cách la lên “bắt cóc” khi mình đang chở hay đang dắt tay chính đứa con yêu thương của mình.
Video đang HOT
Theo Minh Anh (Thế Giới Tiếp Thị)
Vụ 2 phụ nữ bán tăm bị đánh: Bà nội cháu bé nghi bị bắt cóc lên tiếng
Bà nội của cháu bé nghi bị bắt cóc ở Sóc Sơn đã có những chia sẻ sau vụ hai người phụ nữ bán tăm bị đánh bầm dập.
Bà Nguyễn Thị Tốt - bà nội cháu bé bị nghi bắt cóc ở Sóc Sơn kể lại sự việc.
Mong muốn các bên tự giải quyết nội bộ
Trước đó, trưa 22/7, chị Lê Thị Bảy (SN 1977, ở xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) và bà Nguyễn Thị Phúc (SN 1965, ở xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) trên đường đi bán tăm gây quỹ từ thiện tại thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã bị người dân hành hung gây thương tích nặng vì nghi bắt cóc trẻ con.
Khi chào bán tăm, chị Bảy có gọi bé Đinh Huy Anh (5 tuổi) đang chơi ở sân để hỏi xem bố mẹ có nhà không. Thấy người lạ hỏi chuyện cháu bé, hàng xóm đã vu cho 2 người phụ nữ là bắt cóc trẻ con và đuổi theo, hô hoán khiến nhiều người xông vào đánh đập bà Phúc và chị Bảy.
Đại diện lãnh đạo công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, đã nhận được đơn kiến nghị của gia đình bà Phúc và chị Bảy. Hiện cơ quan công an vẫn đang tiếp tục mời các đối tượng có liên quan lên làm việc để điều tra, làm rõ vụ việc.
Để tìm hiểu thêm về vụ việc, trưa 27/7, PV đã tìm về thôn Thái Phù để gặp gỡ và trao đổi với bà Nguyễn Thị Tốt - bà nội cháu Huy Anh.
Trước thông tin, vì muốn bảo vệ cháu bà và do thiếu hiểu biết, những người hành hung 2 người phụ nữ có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự, bà Tốt nói: "Tôi được biết, người thân của những người hành hung 2 người phụ nữ kia đã tìm đến nhà để đưa quà và mong muốn 2 bên tự giải quyết. Đó chỉ là sự hiểu lầm nên tôi cũng chỉ mong giải quyết nội bộ để không ai phải vướng vào lao lý".
Bà Tốt thừa nhận những người hành hung 2 người phụ nữ bán tăm khi mới nghi bắt cóc cháu bà là sai. Nhưng theo bà, hành động giữa trưa đến nhà bà, gọi cháu nhỏ ra bảo cho kẹo, cho nước không khỏi khiến người dân nghi ngờ, dẫn đến hiểu lầm.
"Qua đây, tôi khuyên tất cả những người đi bán hàng rong, khi vào nhà ai bán hàng có người lớn thì vào chứ đừng gọi trẻ con. Bởi bây giờ thông tin về bắt cóc trẻ con tràn lan trên tivi, trên mạng, người dân rất hoang mang", bà Tốt nói.
Bà Phúc và chị Bảy bị người dân ở Sóc Sơn hành hung dã man trên đường đi bán tăm vì nghi bắt cóc trẻ con.
Theo bà Tốt, sau khi vụ việc xảy ra, công an và người dân đến nhà hỏi chuyện nhiều khiến cháu Huy Anh hay hoảng sợ và khóc, không dám đến lớp. Nhiều đêm đang ngủ, cháu cũng giật mình quấy khóc.
Bà nội vừa là làm bà, vừa làm mẹ
Tường thuật lại diễn biến vụ việc, bà Tốt cho hay, khoảng hơn 11 giờ trưa 22/7, bà vừa đi chợ về, đang thái hoa chuối ở sau nhà thì thấy có tiếng người lớn gọi ở ngoài cửa.
Lúc đó, bà chạy ra trước nhà thì thấy chị Hằng (người cùng thôn) và một người phụ nữ đang đứng tranh cãi còn cháu Huy Anh thì khóc.
Người hàng xóm nói, có người định dụ dỗ, bắt cóc cháu bà. Còn người phụ nữ kia thì phân trần là đang đi bán tăm và gọi cháu bé ra để hỏi có người lớn ở nhà không.
"Tôi không biết thế nào chỉ bảo là "các bà vớ vẩn, buôn bán gì với đứa trẻ con". Thế rồi tôi dắt cháu vào trong nhà còn cô Hằng với người phụ nữ kia nói với nhau được 1, 2 câu rồi mỗi người đi một đường", bà Tốt nói.
Sau đó, bà Tốt cho cháu nội ăn cơm và đi ngủ. Đến khi hàng xóm báo tin và công an đến nhà làm việc thì bà mới biết có sự việc người dân hành hung 2 người phụ nữ vì nghi bắt cóc cháu bà.
Về thông tin mẹ cháu bé cùng một người phụ nữ đi xe máy đuổi theo 2 người phụ nữ bán tăm để hô hoán bắt cóc, bà Tốt trần tình: "Tôi đưa cháu vào nhà rồi 2 bà cháu ăn cơm, đi ngủ chứ có biết ai đuổi theo, ai hô hoán bắt cóc đâu.
Còn nói mẹ cháu hô hoán bắt cóc thì tôi khẳng định không có chuyện đó bởi, cháu làm gì còn mẹ đâu. Bố mẹ cháu li dị từ lúc cháu 14 tháng tuổi. 4 năm qua, tôi vừa làm bà vừa làm mẹ chăm sóc cháu. Bố cháu và ông nội hôm nào cũng làm từ sáng đến tối mới về nhà".
Theo Danviet
Lời xin lỗi muộn của nhóm người hành hung 2 phụ nữ bị nghi bắt cóc trẻ Một nhóm người đã tìm đến nhà 2 người phụ nữ bán tăm bị hành hung ở Sóc Sơn để hỏi thăm và đưa quà, xin lỗi nhưng không được gia đình chấp nhận. Bà Phúc và chị Bảy bị đánh bầm dập vì nghi bắt cóc trẻ con trên đường đi bán tăm ở Sóc Sơn (Hà Nội). Sáng 26/7, bà Nguyễn...