Có một làng nghề ở Đồng Nai cứ đến Tết là cả Đông Nam Bộ đổ về mua đồ trang trí Tết
Mùa Tết, nhiều khách hàng mạnh dạn chi tiền để sở hữu các sản phẩm gỗ mỹ nghệ về trang trí, sử dụng.
Nhờ vậy làng nghề gỗ Hố Nai (Đồng Nai) nhộn nhịp cảnh mua bán hơn so với ngày thường.
Hàng chục năm qua làng nghề gỗ Hố Nai thuộc TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai được biết đến là thủ phủ của nghề mộc truyền thống ở vùng Đông Nam Bộ.
Trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay sản phẩm gỗ của Hố Nai vẫn là một thương hiệu để khách hàng khu vực Đông Nam Bộ lựa chọn mua sắm.
Nụ cười nở trên môi người làng nghề gỗ Hố Nai. Ảnh: H. Giang
Ngoài bán sản phẩm gỗ mỹ nghệ cho khách hàng địa phương và vùng lân cận thì sản phẩm gỗ của Hố Nai còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường khó tính tại châu Âu,…
Theo các bậc cao niên trong làng nghề gỗ, làng nghề này hình thành từ trước năm 1975. Bởi thời điểm đó có nhiều người con quê từ miền Bắc như Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Tây (cũ),… vào xứ Đồng Nai lập nghiệp. Ban đầu là các xưởng mộc nhỏ, dần dần họ chia sẻ, truyền nghề cho nhau và xây dựng làng nghề gỗ lớn mạnh như ngày nay.
Hiện làng nghề gỗ Hố Nai đã có hàng ngàn hộ tham gia sản xuất và trải dài qua nhiều phường như Tân Biên, Tân Hoà,… thuộc TP.Biên Hoà. Làng nghề ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm rất đa dạng, từ những vật dụng đơn giản đến cao cấp. Nhờ vậy quanh năm làng nghề đều nhộn nhịp khách mua bán, nhất là những dịp cận kề năm mới.
Những ngày cuối năm, làng mộc Hố Nai đặc biệt nhộn nhịp khi mà “nhà nhà làm mộc, người người làm mộc”. Âm thanh của máy cưa, máy cắt, máy chà nhám rộn ràng sáng chiều.
Làng gỗ Hố Nai hiện nay có xây dựng khu chợ đồ gỗ để khách hàng dễ tìm mua, lựa chọn sản phẩm. Ảnh: Tuệ Mẫn
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Tâm, chủ một cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ tại Hố Nai cho biết, mỗi dịp cuối năm xưởng gỗ của gia đình ông phải thuê thêm 10 công nhân thời vụ để làm hàng Tết.
Chợ đồ gỗ mùa Tết cũng nhộn nhịp hơn ngày thường bởi lượng khách ra vào rất đông. Có những ngày thợ phải làm việc từ sáng sớm đến khuya cho kịp đơn hàng đi các tỉnh phục vụ bà con ăn tết khang trang hơn.
“Tháng 12 là hàng gỗ đi rất nhiều nên trong cả ba tháng cuối năm công việc rất vất vả, chạy đua với thời gian. Xe hàng ra vào liên tục, không khí càng nhộn nhịp, vất vả xíu nhưng vui”, ông Tâm nói.
Tương tự, ông Nguyễn Văn An, chuyên làm đồ thờ mỹ nghệ cũng phấn khởi vì cuối năm bán được số lượng hàng lớn, bù lại những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng suốt thời gian dài.
Nhiều cơ sở sản xuất gỗ thủ công mỹ nghệ quy mô lớn, xuất khẩu ra nước ngoài. Ảnh: Tuệ Mẫn.
“Mỗi năm thì mùa Tết là bận nhất vì số lượng đơn hàng tăng mạnh, việc tuyển thợ lành nghề khó khăn hơn. Tuy nhiên để giữ thương hiệu mộc Hố Nai chúng tôi luôn cố gắng trong mọi giai đoạn. Hi vọng những sản phẩm gỗ chúng tôi làm ra sẽ góp phần tô điểm thêm cho căn nhà dịp năm mới”, ông An cho hay.
Hiện tại, các sản phẩm mộc ở đây đang được bán trong tỉnh Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương và các tỉnh miền Tây, Tây Nguyên. Một số cơ sở đã liên kết được với đối tác xuất khẩu đi các nước nên cuộc sống người dân trong làng nghề cũng ổn.
Thợ tất bật ngày Tết để đưa hàng đi muôn nơi. Ảnh: H. Giang.
Còn theo các thợ mộc lâu năm, làng nghề gỗ Hố Nai ngày càng phát triển. Có nhiều cơ sở đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm vì số lượng hàng bán ra rất lớn. Có những món đồ gỗ lên đến hàng trăm triệu hoặc ở mức tiền tỷ.
Nhờ vào việc tận dụng ưu thế về nghề mộc mà ngày nay cuộc sống của bà con ở làng nghề mộc đang dần phất lên, khấm khá hơn và có Tết ấm nhờ đầu ra ngày càng ổn định.
Lần đầu tiên: Một sản phẩm thế mạnh của Việt Nam vượt Thái Lan, bán giá cao nhất thế giới
Linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, ngành nông nghiệp đã vượt qua những tác động của dịch Covid-19, tiếp tục lập nhiều kỷ lục mới như xuất khẩu nông lâm sản đạt 48,6 tỷ USD, giá gạo cao nhất nhì thế giới...
Kỷ lục mới về giá gạo, kim ngạch xuất khẩu nông sản được thiết lập
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ NNPTNT, xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt con số kỷ lục 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020; trong đó nông sản chính 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; lâm sản chính 15,96 tỷ USD, tăng 20,7%; thủy sản trên 8,89 tỷ USD, tăng 5,6%; chăn nuôi 434 triệu USD, tăng 2,1%.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, trong hoàn cảnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến tổ chức sản xuất, lưu thông, phân phối, điều quan trọng nhất là nhận định được tình hình.
Bộ NNPTNT đã kế thừa kết quả đạt được của giai đoạn 2015-2020, chỉ đạo các địa phương, trang trại, hợp tác xã, bà con nông dân xây dựng được vùng nguyên liệu đảm bảo tiêu chí cho các thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ đạt kỷ lục mới. Ảnh: Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty Minh Thành, Đồng Nai. Ảnh: P.V
"Có thể thấy, ngay từ tuần đầu, tháng đầu của năm 2021, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo thực hiện các chiến lược của từng ngành, từ đó tạo ra dư địa xuất khẩu lớn.
Trong tháng 7, 8, 9, tiêu thụ nông sản gặp khó do tác động của dịch Covid-19, hai tổ công tác đặc biệt của Bộ đã kịp thời được thành lập, trực tiếp giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sản xuất, chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau dịch.
Nhờ đó, tháng 10, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã tăng trưởng trở lại" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong điều kiện dịch Covid-19, các vùng nuôi, vùng trồng được quản trị theo chuỗi từ cây giống, con giống, quy trình canh tác, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế, chế biến, tem nhãn mác và xúc tiến thương mại.
Đơn cử như trong lĩnh vực trồng trọt, sản lượng lúa đạt 43,86 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021.
Diện tích rau, màu khoảng 1,12 triệu ha; sản lượng đạt 18,6 triệu tấn, tăng 325.500 tấn so với năm 2020.
Bên cạnh đó, trong hoàn cảnh dịch Covid-19 phải đa dạng hoá các hình thức thương mại như thương mại điện tử, trực tiếp kết hợp trực tuyến. Việt Nam đang thực hiện 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Đây là lợi thế so sánh rất lớn, phải tập trung khai thác.
Ngoài ra, phải kể tới sự phối hợp của Bộ NNPTNT với các bộ, ngành như Bộ Công Thương, Bộ Giao thông - Vận tải, các hội đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... và với các địa phương rất chặt chẽ. Bộ đã và đang tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu với các sản phẩm, đặc biệt là những thị trường có tỷ trọng xuất khẩu cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Trong quá trình xuất khẩu, khi có vướng mắc tại các thị trường, gặp phải các rào cản kỹ thuật, Bộ NNPTNT cũng chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ ngay khó khăn.
Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021. Ảnh minh họa.
Mở thêm thị trường mới, quyết gặt 49 tỷ USD trong năm 2022
Trên cơ sở những kết quả ấn tượng của năm 2021, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay năm 2022 Bộ NNPTNT tiếp tục mục tiêu đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mở cửa thị trường để duy trì, mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực và tại các thị trường trọng điểm.
Các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa được đẩy mạnh, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu, liên kết chuỗi giá trị nông sản.
Tiếp tục tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do, đặc biệt là CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu các hàng nông sản chủ lực. Đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao.
Duy trì và phát triển bền vững thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU; chú ý thị trường Nga; mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu bổ sung với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU, Trung Đông, Argentina.
Kịp thời giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistic, không để ứ đọng hàng hóa tại cửa khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại quốc tế, tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu, mở cửa thị trường...
Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 2,9 - 3,0%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 49 tỷ USD.
Sản phẩm được cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua nhiều mang về cho Việt Nam 14,3 tỷ USD, là thứ gì? Xuất khẩu gỗ tăng trưởng tốt nhờ sức mua tăng đáng kể từ thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,.. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam cần kiểm soát tốt rủi ro từ nguồn gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng lớn, xuất khẩu gỗ có thể đạt 15 tỷ USD Theo báo cáo của...