Có một Hà Nội tháng 10 tuyệt đẹp
Không phải chỉ có những người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội mới thấy Hà Nội những ngày này thật đẹp. Với những người quê xa, Hà Nội là quê hương thứ hai của họ.
Một con người ngoài 40 tuổi đời, khi ra Hà Nội học là lúc 18 tuổi, tính thời gian công tác đến thời điểm hiện tại đã có hơn 20 năm sinh sống ở Hà Nội. 20 năm, thời gian thay đổi, đủ để làm nên một ký ức đẹp với mảnh đất mà người ấy gắn bó.
Với Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, bất cứ ai yêu mến mảnh đất này cũng thấy Hà Nội vô cùng đẹp. Với dân số trên 10 triệu dân, Hà Nội đã mở rộng ra xa lắm rồi so với những năm 90 của thế kỷ trước. Nhưng cái tinh hoa, cái hồn cốt làm nên vẻ đẹp Hà Nội vẫn là khu vực Hà Nội 36 phố phường với Tháp Rùa ở trung tâm Hà Nội, những công trình kiến trúc làm đẹp Thủ đô: Bưu điện Bờ Hồ; Nhà hát Lớn, Tòa nhà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Lê Thái Tổ, tòa soạn Báo Hà Nội Mới, hay khách sạn Metropol của Pháp xây dựng từ năm 1901…
Tất cả những công trình xưa cũ, giữa cái nắng mùa thu nhiều gió, tạo nên cho con người cảm giác mênh mông, thư thái, khiến người Hà Nội ai nấy đều muốn xuống phố, ra đường để cảm nhận cái đẹp của Hà Nội, của đất trời.
Hà Nội đang trong những ngày tuyệt đẹp: đẹp ở thời tiết, đẹp ở lòng người, cùng với những sự kiện kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, nên Hà Nội càng hấp dẫn hơn trong mắt du khách.
Đó là một Hà Nội tháng 10 rợp cờ hoa. Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, nhiều sự kiện đã được Hà Nội tổ chức. Ngày 10-10, lãnh đạo Hà Nội đã dâng hương kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội tại Điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long, tượng đài Vua Lý Thái Tổ, viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; Lễ hội hoa đăng cầu quốc thái dân an ở chùa Trấn Quốc bên Hồ Tây, cũng như tổ chức nhiệt hoạt động văn hóa, triển lãm…
Phố Tràng Tiền được trang trí chào mừng 1010 năm Thăng Long – Hà Nội.
Còn Bờ Hồ sáng chủ nhật, một ngày sau ngày lễ, cờ hoa vẫn rực rỡ. Khu vực Bờ Hồ vốn đã đông đúc ngày cuối tuần, không khí mát mẻ khiến người ta không thể bỏ lỡ dịp thưởng ngoạn phố phường hiếm hoi ấy. Quanh Bờ Hồ, phố không xe nhưng đông kín người. Từng đoàn người nô nức đi như trảy hội, với áo in hình cờ đỏ sao vàng, hay những chiếc áo dài, khuôn mặt rạng rỡ đi dạo giữa đường phố Thủ đô như không khí mùa thu Cách mạng năm nào. Người lớn thì náo nức ngắm Thủ đô được trang trí, trẻ em vui những trò chơi, nam thanh nữ tú dập dìu với áo dài, máy ảnh và thả dáng bên bờ Hồ Gươm lộng gió.
Video đang HOT
Nhắc Hà Nội, không thể không kể đến cây cầu Long Biên lịch sử, giờ thành điểm check in yêu thích của giới trẻ Hà Thành. Đã từng sống ở Hà Nội từ những năm 90 của thế kỷ trước, có những ngày gò lưng đạp xe hơn 30 cây số về quê, ký ức về chiếc cầu Long Biên không thể phai mờ trong tâm trí. Có lẽ hơn 20 năm rồi tôi mới trở lại nơi này. Và cảm giác vẫn còn nguyên. Bây giờ không phải đi cầu Long Biên bằng chiếc xe đạp cũ kỹ đạp nặng đến nỗi phải gò lưng nữa, ký ức ấy đã lùi xa.
Cầu Long Biên cũ kỹ nhưng cũng đủ sức mang trên mình nó những hàng xe máy đông đúc qua cầu. Hôm nay, cầu Long Biên đón một lượng người đi lại đông đúc, không chỉ vì thuận tiện, vì khoảng cách đi lại, mà nhiều người lựa chọn qua đây còn vì vẻ đẹp rất cổ kính, rất riêng của nó.
Với tuổi đời trên cả trăm năm, mặt cầu Long Biên vẫn gồ ghề; và vì chỉ được thiết kế cho người đi xe đạp nên mặt cầu hẹp, chỉ hai chiếc xe máy tránh nhau cũng khó nên người qua cầu chỉ có thể đi chầm chậm. Gió sông man mát thổi vào mặt. Dưới chân cầu là những bãi ngô, chuối xanh ngắt do chất đất phù sa cực tốt của sông Hồng bồi đắp. Tất cả những điều đó đã hấp dẫn du khách. Người ta làm những bậc thang từ vệ cầu xuống bãi sông cho du khách, những ai thích lang thang xuống bến sông. Vì thế nên cầu Long Biên trở thành một điểm check in đẹp của giới trẻ. Rất nhiều tay máy và thiếu nữ đã lấy bối cảnh cây cầu để chụp những bức ảnh với áo cưới, áo dài…
Cầu Long Biên còn đẹp, cái đẹp của sự dân dã, khi xen kẽ vào giữa những chiếc xe máy qua cầu, những chị, những cô buôn bán hàng rong từ hướng Gia Lâm sang Hà Nội, trên xe chở những sọt rau, buồng chuối đi bán. Vào nội thành thật đấy, nhưng những chị, những mẹ vẫn đội nón, quấn khăn hay đi cả đôi ủng đến đầu gối đi bán hàng. Và với những thị dân phố cổ, sự xuất hiện của các chị bán hàng rong là một phần không thể thiếu của Hà Nội, mặc cho phố phường đã thay đổi quá nhiều với nhà hàng fast food hay siêu thị thực phẩm ê hề.
Với những ai thích tour du lịch Cầu Long Biên thì cũng có thể sang tận bên kia cầu. Điểm đến đầu cầu bên kia là khu phố cổ Ngọc Lâm, cũng sầm uất như bên 36 phố phường của bên này Hà Nội. Xuống chân dốc cầu Long Biên là hàng cây rợp bóng mát, mà từ bao nhiêu năm tôi vẫn nhận lại ở đây cảm giác như năm nào. Vẫn những hàng quán xưa cũ, vẫn những chị bán quần áo rong trên xe đẩy mà tôi đã dừng lại mua bao lần. Sinh viên nghèo, chỉ có thể mua quần áo xe đẩy hàng rong. Cứ tính toán làm sao số tiền mua áo với số năm mặc áo là hết khấu hao rồi.
Xuống phố cổ Ngọc Lâm, rẽ vào một quán phở gà. Có lẽ phở là món dễ tìm nhất ở Hà Nội, nhưng sang Ngọc Lâm, tôi lại tìm ăn phở. Quán phở ghi bên ngoài là phở gà phố cổ Hà Nội. Đã là phố cổ là món gì cũng ngon, nên ăn xem vị khác như thế nào. Quán nhỏ nhưng đông người ăn. Có một đặc điểm mà tôi nhận ra rất rõ, khác với những quán phở lớn người ta mở ra sau này của dân kinh doanh từ các tỉnh làm ăn ở Hà Nội, quán của các bà các mẹ chính gốc Hà Nội bao giờ cũng nhỏ hơn, nhưng lại ấm cúng, đông khách.
Và quả thật đúng như vậy. Bác chủ quán đã già, có lẽ đã ngoài 50, nhưng cách ăn mặc làm cho tôi nhận ra có sự khách biệt. Gần 60 tuổi nhưng vẫn mặc váy dài, móng tay vẫn sơn đỏ, mắt gắn mi giả và môi vẫn tô lớp son vừa đủ để người ta thấy không có gì là quá so với lứa tuổi của bác. Phong thái thì đúng chất người Hà Nội. Tôi không thể gọi tên, nhưng luôn có một cảm nhận như vậy.
Và có một điểm đặc trưng nữa mà ít người nhận ra, có lẽ chủ nhà tranh thủ nhà ở làm nơi bán hàng nên cạnh những bàn phở, khách cũng có thể ngắm những bức ảnh gần gũi, ấm áp của gia chủ được treo trang trí trên các bức tường…
Ngược trở lại Hà Nội ở, có lẽ hấp dẫn nhất với người yêu thích Hà Nội và cây cầu Long Biên là điểm đầu cầu bên kia – ga Long Biên. Được xây dựng từ năm 1902, ga Long Biên là một trong những công trình kiến trúc lâu năm và nằm ở vị trí giao thương nhộn nhịp. Đây là điểm xuất phát của những chuyến tàu đi Quán Triều, thành phố Thái Nguyên và Đông Đăng, Lạng Sơn… Ga Long Biên cũ kỹ, lại nằm ở trên dốc đi lên cầu, một vị trí cao có thể ngắm toàn cảnh Hà Nội, ga cũng gợi nhiều ký ức như chiếc cầu Long Biên lịch sử nên đây cũng là một trong những điểm check in của giới trẻ ưa khám phá Hà Nội.
Cũng như chiếc cầu Long Biên hay những chuyến tàu chở khách, nhà ga đã tiếp nhận bao nhiêu người, bao nhiêu chuyến hàng và mang bao nhiêu sự hy vọng đổi đời, nhà ga và chiếc cầu Long Biên vẫn còn đó, ngoài sứ mệnh chuyên chở những con người, cũng như Hà Nội, còn là nơi nuôi bao nhiêu ký ức, để người ta sống cuộc sống lãng mạn hơn, có ý nghĩa hơn từ những công trình của Hà Nội nghìn năm tuổi.
Rặng hoa lim sét nở vàng rực rỡ giữa phố phường Hà Nội
Những ngày này khi đi qua đường đại lộ Thăng Long, hay phố Cương Kiên (Trung Văn), cây lim sét nở rộ hoa màu vàng khiến nhiều người thích thú.
Cây lim sét (hay còn gọi là cây lim xẹt, cây muồng hoa phượng) là loài cây trồng vỉa hè có lá xanh quanh năm, rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Thân cây có tán to nên rất được nhiều người trồng làm bóng mát, tạo cảnh quan xanh và nở hoa rất đẹp vào mùa hè.
Cây hoa lim sét nở rộ trên đại lộ Thăng Long.
Hoa của loài cây lim sét là dạng hoa chùm tụ tán ở đầu ngọn hoặc đầu cành, có lông màu đỏ giống như nhung, hoa có 5 cánh màu vàng nhỏ khoảng 2cm. Nhụy hoa cũng màu vàng và ngắn. Cứ mỗi mùa hè về, những chùm lim sét nở rộ làm sáng cả một góc trời, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Khi hoa tàn, những chùm quả dẹp có cánh sẽ được hình thành. Mỗi quả sẽ chứa từ 2 đến 4 hạt nhỏ bên trong.
Hoa của cây lim sét là dạng hoa chùm tụ tán ở đầu ngọn hoặc đầu cành.
Cây được trồng làm bóng mát và tạo cảnh sắc rất đẹp.
Những bông lim sét vàng rực rỡ thu hút ánh nhìn của người đi đường.
Lim sét là một trong những loài cây nhiệt đới điển hình. Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiều điều kiện khác nhau. Cây có thể thích nghi với nhiều loại đất, kể cả đất chua, phèn; chịu được khí hậu nắng nóng hay khô hạn. Tuy nhiên, để cây có thể phát triển tốt nhất, phát huy công dụng làm đẹp cảnh quan và tạo bóng mát, cần phải trồng cây trên đất có nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt; cần tưới nước và cung cấp thêm chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt hơn.
Là một trong những loài cây nhiệt đới điển hình, cây lim sét có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện khác nhau.
Cây có thể thích nghi với nhiều loại đất, chịu được khí hậu nắng nóng và khô hạn.
Sứ mệnh lịch sử oanh liệt và rạng rỡ của kinh đô 1010 năm tuổi (10): Hồ Tây và những di sản văn hóa bất tử đất Thăng Long Thật không ngoa khi ai đó nhận xét, con đường ven hồ Tây xứng đáng được gọi là con đường di sản. Bởi trong 63 di tích của quận Tây Hồ thì những di tích quan trọng nhất đều nằm ven hồ như chùa Trấn Quốc, chùa Sải, phủ Tây Hồ hay chùa Kim Liên... Chùa Trấn Quốc, ngôi chùa có lịch sử...