Có một Hà Giang rất khác trong “2 ngày 1 đêm”, toàn là những kiến thức và trải nghiệm hay ho
Đang là địa điểm được nhiều du khách ghé thăm trong những ngày qua với những cánh đồng lúa chín vàng, nhưng trong chương trình ăn khách “ 2 ngày 1 đêm” về Hà Giang thì ai ai cũng bất ngờ về những điều thú vị xung quanh vùng đất này.
Là một chương trình thực tế được Việt hóa rất gần gũi với khán giả và đặc biệt là làm rõ mục tiêu quảng bá du lịch, văn hóa Việt, thì giờ đây, xem “2 Ngày 1 Đêm” đã trở thành thói quen không thể thiếu của khán giả vào dịp cuối tuần. Sau đưa khán giả cùng khám phá khắp đất nước Việt Nam từ đất liền ra đến đảo, vào những tập gần cuối mùa 1, chương trình không làm “phụ lòng” khán giả khi di chuyển đến những ngọn đèo hùng vĩ, đồng lúa xanh vàng bát ngát tại Hà Giang.
Những địa điểm du lịch đẹp với lịch sử, truyền thuyết khiến ai cũng bất ngờ
Thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh được cả du khách trong và ngoài nước phải trầm trồ như đỉnh Mã Pì Lèng, cổng trời Quản Bạ, hẻm vực Tu Sản, cùng như nhiều di tích lịch sử – văn hóa lâu đời như phố cổ và cao nguyên đá Đồng Văn. Mà nơi đây còn là nơi cư trú của nhiều dân tộc vùng cao phía Bắc, khiến chương trình lẫn các thành viên cũng không thể bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu nét văn hóa bản địa đặc sắc tại các bản làng của người dân tộc.
Các câu đố về địa lý đặc trưng của vùng đất Hà Giang
Trong tập mới nhất, chương trình đã khéo léo lồng ghép những câu hỏi về Hà Giang trong trò chơi thưởng tim cho các thành viên. Những kiến thức này không chỉ mang lại cho người xem nhiều thông tin hơn về địa điểm du lịch nổi tiếng mùa cuối năm này, mà còn khiến các thành viên cũng phải trầm trồ khi biết đến. Những kiến thức về địa lý như cao nguyên đá Đồng Văn nằm trải dài tận bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu vào năm 2010. Ngọn đèo góp mặt trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam chính là đèo Mã Pí Lèng nối hai Huyện Đồng Văn và Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Hay loài hoa nổi tiếng ở Hà Giang chính là hoa đào và liên quan đến sự tích núi đôi Cô Tiên với dòng nước mắt của nàng tiên đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt.
Ảnh: Hoàng Tuấn Anh, Hiếu Thiên
Nơi giao thoa giữa đất trời – cổng trời Quản Bạ
Nguồn: Chương trình “2 ngày 1 đêm”
Trước đây Cổng Trời Quản Bạ đã từng có một bức tường đá và một cánh cổng bằng gỗ nghiến dày 15cm để kiểm soát con đường núi duy nhất trên cao nguyên đá. Hà Giang đặc nổi tiếng với những con đường quanh co, khúc khuỷu, nên phải leo thêm những bậc thang bằng đá mới có thể chiêm ngưỡng được Cổng trời nằm lưng chừng giữa mây xanh.
Đứng trên đỉnh cao 1.500m bạn có thể phóng tầm mắt ngắm những thửa ruộng bậc thang uốn lượn quanh triền núi. Nơi đây còn có một quá khứ huy hoàng khi từng là nơi chiếm giữ của thực dân Pháp để kiểm soát con đường núi duy nhất trên cao nguyên đá. Không những vậy, cổng trời có một vị trí vô cùng thuận lợi xa xa trước mặt là hình ảnh núi đôi Cô Tiên mờ mờ ảo ảo trong sương mù tạo nên một khung cảnh như chốn bồng lai tiên cảnh.
Ảnh: Hoàng Tuấn Anh
Video đang HOT
Truyền thuyết về núi đôi Cô Tiên
Sau khi xuống cổng trời, các thành viên “2 ngày 1 đêm” lại có dịp chiêm ngưỡng núi đôi Cô Tiên hay còn được gọi là núi đôi Quản Bạ, một di tích gồm có hai ngọn núi nằm liền kề nhau tại thung lũng. Hai ngọn núi này đặc biệt bởi nó mang một hình dáng khá tròn trịa, đỉnh núi tròn bầu nên được nhiều người ví như đôi gò bồng đào của nàng tiên.
Nguồn: Chương trình “2 ngày 1 đêm”
Chương trình còn được địa điểm “kể” cho nghe truyền thuyết được lưu truyền lại qua nhiều thế hệ đồng bào về núi đôi này. Đó là ngày xưa nơi đây có một anh chàng người đồng bào vô cùng đẹp trai và có tài thổi kèn môi rất hay. Tiếng kèn của anh đã làm rung động tới nàng Hoa Đào (cũng là một loài hoa đặc trưng tại Hà Giang). Vì mê đắm tiếng kèn, nàng đã tìm cách trốn xuống hạ giới và đã kết hôn cùng với chàng trai và hạ sinh được một bé trai. Tuy nhiên, Ngọc Hoàng đã sai người bắt nàng về lại thiên đình để chịu tội bỏ trốn. Tình mẫu tử thiêng liêng khi nàng thương xót cho đứa con mới chào đời không được uống sữa mẹ nàng đã để lại bầu ngực của mình nơi hạ giới và sau đó đã hóa thành hai ngọn núi nằm tại thung lũng Quản Bạ.
Ảnh: Dung Dang, travelmang
“Dinh thự vua Mèo” – là nơi phối hợp cả 3 kiến trúc Việt – Trung – Pháp
Cũng là địa danh nổi tiếng nằm trên cao nguyên đá Đồng Văn, chương trình cung cấp kiến thức cho các thành viên và người xem về lịch sử của dinh thự này, gắn liền với với cuộc đời của 2 cha con người Mông là Vương Chính Đức và Vương Chí Sình. Vương Chính Đức người đứng đầu chế độ thổ ty phong kiến miền núi của dân tộc Mông nên còn được gọi với cái tên đầy quyền lực là Vua Mèo.
Nguồn: Chương trình “2 ngày 1 đêm”
Điểm đặc biệt của dinh thự cổ này chính là kiến trúc bên trong dinh thự là sự kết tinh của 3 nền văn hóa khác nhau gồm người Mông, người Pháp và người Trung Quốc. Nhờ lịch sử lâu đời của mình, Dinh thự Vua Mèo đã được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia năm 1993. Ngày nay, dinh thự họ Vương vẫn còn lưu giữ rất nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc và đẹp mỹ lệ giữa núi rừng Tây Bắc.
Ảnh: Dương Nam, Hiếu Thiên
Lễ hội văn hoá đặc trưng của đồng bào người dân tộc mà các thành viên đã tự mình trải nghiệm
Hoà mình vào lễ hội truyền thống của người dân ở Thôn Nặm Đăm
Thôn Nặm Đăm, một nơi dừng chân đã làm lay động biết bao du khách khi ghé thăm những ngôi nhà yên bình sau cây hoa đào. Người đồng bào ở đây vẫn bảo tồn nhiều phong tục tập quán truyền thống, đặc biệt là các nghi lễ cấp sắc.
Ảnh: Tet Minh Du Ky
Đây là một nghi lễ quan trọng, công nhận sự trưởng thành đối với người đàn ông, giúp họ có thêm sức mạnh tinh thần vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hướng tới điều tốt đẹp trong tương lai. Sau phần lễ là phần hội, các thành viên được dịp tham gia cùng người dân những bài múa hình chữ S vô cùng ý nghĩa.
Nguồn: Chương trình “2 ngày 1 đêm”
Cả những món ăn đặc sản, thấm đậm cái tình của người dân miền núi
Đến với Hà Giang, ngoài cảnh quan hùng vĩ cùng núi đồi trùng điệp thì cũng không thể không nhắc đến những đặc sản tại nơi đây. Vùng đất Hà Giang còn là một bức tranh ẩm thực phong phú đầy màu sắc khiến bất cứ ai cũng phải tò mò. Những món ăn mà các thành viên được dịp “diện kiến” và có cơ hội thử qua như: măng rừng xào, gà đen nướng, khô trâu gác bếp, cháo ấu tẩu, cá suối nướng. Đặc biệt có câu đố về món đặc sản khiến tất cả thành viên đều “bí” chính là: ” Thắng dền là gì?”, đây là món bánh truyền thống được làm từ bột gạo nếp. Thắng dền có hình tròn ăn cùng nước đường, hoa mai, gừng vào bát, rắc thêm vừng, lạc lên trên.
Nguồn: Chương trình “2 ngày 1 đêm”
Xem xong rồi mới thấy, không chỉ có núi non hùng vĩ mà Hà Giang còn có những truyền thuyết và bề dày lịch sử ấn tượng. Tất cả đã tạo nên sức hút hấp dẫn khiến các tín đồ du lịch không thể không “xách ba lô lên và đi” để chinh phục trọn vẹn vùng sơn cước xinh đẹp này.
Hà Giang: Xà Phìn thu hút khách du lịch trong "mùa vàng"
Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp tháng 10 hằng năm, trên những thửa ruộng bậc thang thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) lại được khoác lên mình 1 tấm áo mới vàng óng ả của những cánh đồng lúa trĩu vàng, hòa mình cùng với khung cảnh thiên nhiên, tạo nên 1 bức tranh hùng vĩ, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Khung cảnh Xà Phìn vào sáng sớm
Xà Phìn là một trong 4 thôn vùng cao của xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 20km. Thôn nằm ngay dưới chân dãy núi Tây Côn Lĩnh, có độ cao trên 1000m so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ, với 100% đồng bào Dao sinh sống. Cảnh sắc nơi đây vào mỗi mùa trong năm lại mang một vẻ đẹp riêng, nhưng đẹp nhất có lẽ là Mùa Vàng, khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10, khi lúa đã ngả màu vàng trên những thửa ruộng bậc thang nối tiếp, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp và choáng ngợp cho mọi du khách khi đến thăm quan, chụp ảnh.
Chị Trần Minh Nguyệt - du khách Thành phố Hồ Chí Minh háo hức chia sẻ: "Tôi và gia đình đã du lịch Hà Giang được 3 ngày nay, sau khi từ Cao nguyên đá Đồng Văn trở về đã được hướng dẫn viên du lịch đưa lên thăm thôn Xà Phìn, tôi rất bất ngờ và thích thú vì cảnh đẹp của mùa lúa chín nơi đây, hòa cùng thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ đã giúp gia đình tôi có những bức ảnh lưu niệm rất đẹp. Ngay sau chuyến du lịch này tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè của mình về Xà Phìn và có dịp rất muốn quay lại đây để trải nghiệm nhiều hơn".
Nhiếp ảnh gia lên chụp ảnh phong cảnh mùa vàng tại Xà Phìn
Vào thời gian này, du khách đến chụp ảnh mùa lúa chín tại Xà Phìn rất đông và nhộn nhịp, thu hút du khách khắp nơi. Mùa vàng Xà Phìn còn là địa điểm thu hút các nhiếp ảnh gia nghiệp dư và chuyên nghiệp đến sáng tạo nghệ thuật chụp cho mình những bức ảnh ưng ý nhất. Ông Vi Văn Môn - Hội Văn học nghệ thuật huyện Vị Xuyên cho biết: "Tôi đã đi chụp phong cảnh rất nhiều địa danh trên địa bàn tỉnh Hà Giang, nhưng mỗi lần mùa lúa vàng quay trở lại Xà Phìn tôi vẫn có rất nhiều cảm hứng sáng tác và tìm được nhiều góc ảnh đẹp. Thật sự không cần đi đâu quá xa, mà ngay tại huyện Vị Xuyên đã có thể chụp được nhiều ảnh mùa vàng rất đẹp".
Du khách thích thú lên check in tại Xà Phìn
Những năm trở lại đây, nhờ sự phát triển của internet, người dân thôn Xà Phìn đã biết quảng bá, giới thiệu cảnh đẹp của quê hương mình lên các nền tảng mạng xã hội như Facebok, Zalo, Tik tok, từ đó đã ngày càng có nhiều du khách biết đến Xà Phìn để đến du lịch. Anh Tương Văn Thành, Thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, Vị Xuyên nói: "Trước đây tôi chỉ làm hướng dẫn viên dẫn khách đi các huyện Cao nguyên đá, nhưng đi nhiều tôi mới nhận thấy quê hương Xà Phìn của mình cũng có nhiều tiềm năng và cảnh đẹp không thua kém, nên tôi đã mạnh dạn mở Homestay tại nhà, quảng bá hình ảnh qua các trang mạng xã hội và kết nối với một số công ty lữ hành tại thành phố Hà Giang dẫn tour khách lên thăm quan, check in và ngủ nghỉ tại thôn. Sau vài năm nỗ lực thì hình ảnh Xà Phìn dần được nhiều du khách quan tâm, chú ý và lên du lịch nhiều hơn, có cả nhiều khách Tây lắm. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục cải tạo Homestay và kết hợp các hộ dân khác cùng làm dịch vụ lưu trú bài bản hơn để giúp nâng cao thu nhập và thúc đẩy du lịch quê hương mình".
Một số ảnh về mùa vàng tại Xà Phìn, Phương Tiến
Cùng với Mùa vàng, vẻ đẹp của Xà Phìn còn rất đa dạng, phong phú như Thác Hươu, nhà sàn mái rêu, rừng chè Shan tuyết cổ thụ, đi bộ giữa cánh rừng nguyên sinh dưới đỉnh Tây Côn Lĩnh... Mong rằng, cấp ủy chính quyền địa phương sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư, xúc tiến du lịch để khai thác, đưa các sản phẩm du lịch tại Xà Phìn phát triển, thực sự đem lại nguồn thu nhập thiết thực cho người dân địa phương.
Lên kế hoạch đi Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch với chi phí 3,5 triệu đồng Từ lâu, ngắm hoa tam giác mạnh đã trở thành một trải nghiệm không thể thiếu của du khách khi đến Hà Giang dịp từ tháng 9 đến Tết Nguyên đán. Khoảng thời gian từ đầu tháng 10 cho đến tháng 11 dương lịch chính là thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ, bao phủ khắp Hà Giang mang đến 1 nét...